Ảnh hưởng của quá trình biến tính tới cấu trúc hình thái của vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu blend trên cơ sở cao su nitril butadien và cao su clopren (Trang 47 - 50)

1. 3 Nhiệt động quá trình trộn hợp polyme bend

3.4.1. ảnh hưởng của quá trình biến tính tới cấu trúc hình thái của vật

thể giải thích là do khi có mặt các chất tương hợp các phân tử chất tương hợp sẽ nằm giữa bề mặt phân chia pha làm giảm sức căng bề mặt phân chia pha tạo điều kiện cho các cấu tử phân tán tốt vào nhau hơn qua đó làm cho vật liệu có cấu trúc đều đặn, chặt chẽ hơn nên tính chất cơ học của cật liệu được cải thiện.

Mặt khác ta cũng thấy với cùng hàm lượng các chất tương hợp thì đối với các chất tương hợp khác nhau sẽ làm cho tính chất cơ học của vật liệu cũng khác nhau. Với chất tương hợp D01 thì độ bền kéo đứt, độ dãn dài khi đứt, độ dãn dư của vật liệu đều tăng lên, độ cứng và độ mài mòn giảm. Tuy nhiên nếu xét tổng thể thì tính chất cơ học của vật liệu khi sử dụng chất tương hợp D01 không cao bằng khi sử dụng DLH.

Qua đây ta rút ra được đối với hệ blend NBR/CR thì DLH là chất có tác dụng làm tăng khả năng tương hợp của các cấu tử tốt hơn D01.

3.4. ảnh hưởng của quá trình biến tính tới cấu trúc hình thái và khả năng bền nhiệt của vật liệu nhiệt của vật liệu

3.4.1. ảnh hưởng của quá trình biến tính tới cấu trúc hình thái của vật liệu liệu

Để khảo sát ảnh hưởng của quá trình biến tính tới cấu trúc hình thái của vật liệu, chúng tôi đã tiến hành chụp ảnh bề mặt cắt của vật liệu bằng kính hiển vi điện tử quét SEM. Dưới đây là ảnh SEM bề mặt cắt của một số mẫu vật liệu tiêu biểu.

Nguyễn Quang Khải 48 K30A - Hoá

Hình 3.11: ảnh SEM của mẫu vật liệu NBR/CR (50/50)

Nguyễn Quang Khải 49 K30A - Hoá

Hình 3.13: ảnh SEM của mẫu vật liệu NBR/CR/DLH

Qua ảnh SEM có thể thấy rằng, ở mẫu vật liệu blend NBR/CR ở tỉ lệ là 50/50 (hình 3.11) thì các cấu tử phân tán tốt vào nhau, các pha phân tán tương đối đều không có hiện tượng phân chia pha. Còn ở mẫu vật liệu NBR/CR ở tỉ lệ 80/20 (hình 3.12) thì có thể thấy các pha phân tán không tốt với nhau, bề mặt phân pha xuất hiện rất rõ. Qua đây một lần nữa có thể thấy vật liệu blend trên cơ sở NBR và CR tương hợp tốt với nhau ở tỉ lệ 50/50.

Còn ảnh SEM của mẫu vật liệu có mặt của chất biến đổi cấu trúc DLH thì ảnh SEM cho thấy các cấu tử phân tán còn tốt hơn cả mẫu vật liệu NBR/CR 50/50. Trên ảnh SEM không hề thấy xuất hiện bề mặt phân chia pha. Như vậy có thể thấy sự có mặt của chất biến đổi cấu trúc đã làm tăng khả năng tương hợp của các cấu tử. Điều này đã lý giải tại sao ở tỉ lệ NBR/CR là 50/50 có tính chất cơ học tốt hơn và còn tốt hơn nữa khi có một lượng nhỏ chất tương hợp là DLH.

Nguyễn Quang Khải 50 K30A - Hoá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu blend trên cơ sở cao su nitril butadien và cao su clopren (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)