1. 3 Nhiệt động quá trình trộn hợp polyme bend
1.3.1. Trên thế giới
Sirichai Pattanawanidchai và các cộng sự [33] đã nghiên cứu chế tạo blend của cao su thiên nhiên (CSTN) và CPE ở tỉ lệ là 20/80 có chất độn là silic. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng độ bền dầu của blend tăng theo sự tăng hàm lượng của silic, tuy nhiên lại không làm tăng độ bền già hoá của vật liệu.
Còn Chakrit Sirisinha và các cộng sự [13,14,15] chỉ ra blend CSTN/CPE (%CSTN = 50%PKL) có giá thành thấp mà vẫn có tính chất cơ lý đạt yêu cầu, độ bền dầu, độ bền già hoá của blend CSTN/CPE 50/50 phụ thuộc nhiều vào sự phân tán của pha CSTN trong CPE. Chất tương hợp cho blend sử dụng là EPDM-g-DA. Chakrit Sirisinha và các cộng sự [16,17] đã nghiên cứu chế tạo vật liệu tổ hợp của CSTN với cao su acrylonitril butadien (NBR). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ở thành phần CSTN/NBR = 20/80, độ bền dầu của vật liệu phụ thuộc lớn vào cấu trúc hình thái học của blend. Độ bền dầu của blend càng cao khi pha CSTN càng phân tán nhỏ trong pha NBR. Sự có mặt than đen tốt hơn là silic. Ngoài ra vật liệu tổ hợp với CSTN/NBR
Nguyễn Quang Khải 26 K30A - Hoá còn có thể kết hợp với polyvinyl clorua (PVC), polypropylen (PP) [31], polyamit (PA), cao su styren butadien (SBR) và cao su butyl.
Vera Lu’ciada CunhaLapa và các cộng sự đã nghiên cứu chế tạo blend NBR/PVC và thấy rằng khi cho NBR vào PVC, NBR hoạt động như một chất hoá dẻo cho PVC, còn PVC làm tăng tính bền ozon và nhiệt cho vật liệu. Blend NBR/PVC được sử dụng làm vỏ bọc dây và cáp điện, màng bao gói thức ăn, băng tải, đồ dùng gia đình, da nhân tạo, đế giầy dép,...NBR cũng được dùng để tái chế PVC phế thải [20]. Khi có thêm chất tương hợp MAH, tính chất cơ học của blend PVC phế thải/NBR tăng, đồng thời độ trương trong dầu giảm.
PK.Das và các cộng sự đã nghiên cứu chế tạo blend của cao su acrylonitril butađien hydro hoá (HNBR) với PA6 ở tỉ lệ 50/50 bằng phương pháp trộn rồi cho bức xạ bằng chùm điện tử [27]. Kết quả cho thấy HNBR phân tán trong pha liên tục của nylon. Khi tăng cường độ bức xạ thì độ bền của blend tăng, độ già hoá trong dầu và độ trương giảm.
Các tác giả K.Habeeb Rahiman và R.Sreeja cùng các cộng sự [23,30] đã nghiên cứu chế tạo blend của NBR/SBR. Và thấy rằng loại vật liệu này vừa có tính chất cơ học tốt, bền mài mòn, bền ozon và thời tiết của SBR vừa có tính bền dầu của NBR.
Để có vật liệu cao su blend bền dầu, bền nhiệt các tác giả S.H.Botro và K.N.Abdel-Nour đã nghiên cứu chế tạo blend của cao su butyl với NBR [32]. Khi nghiên cứu chế tạo blend của HNBR với etylen vinyl acetat copolyme (EVA). P.Thavamani và D.Khastgir thấy rằng hai polyme này có khả năng tương hợp với nhau [28]. Độ bền dầu của vật liệu tăng theo sự tăng của hàm lượng HNBR.
Cùng với mục tiêu chế tạo vật liệu cao su blend bền dầu. Các tác giả Abhijit Jha và Anilk.Bhơmick [12] đã chế tạo blend của polybutylen
Nguyễn Quang Khải 27 K30A - Hoá terephtalat/polyacrylat (PBT/ACM). Loại vật liệu này rất bền khi ngâm trong dầu ở nhiệt độ cao (150oC) mà không bị suy giảm các tính chất cơ học.
Bên cạnh đó tác giả Hanafi Ismail và các cộng sự nghiên cứu chế tạo blend của SBR với cao su thiên nhiên epoxy hoá (ENR) đã chỉ ra rằng ENR làm tăng độ bền dầu cho SBR. Nếu cho thêm chất tương hợp Styren - butadien epoxy hoá - Styren triblock copolyme (ESBS) thì khả năng gia công, độ bền kéo đứt, và độ bền dầu của vật liệu tốt hơn [21].