Giới thiệu chung về gà Ri lai (Ri x Lương Phượng)

Một phần của tài liệu Ảnh h ưởng của mùa vụ đến tỷ lệ nhiễm bệnh CRD trên đàn gà Ri lai nuôi theo mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học tại Trung tâm Khuyến nông Yên Bái và biện pháp phòng trị bệnh. (Trang 34 - 38)

2.2.3.1. Gà Lương Phượng

Nguồn ngốc gà Lương phượng: Vùng ven sông Lương Phượng, đây là giống gà thịt lông màu. Do xí nghiệp nuôi gà Thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc lai tạo thành. Do sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái nhập từ nước ngoài.

Đặc điểm gà Lương Phượng: Gà trống ởđộ tuổi trưởng thành, có khối lượng cơ thể 2,7 kg gà mái đạt khối lượng 2,1kg lúc vào đẻ. Gà bắt đầu đẻ vào 24 tuần tuổi, sau một chu kỳ khai thác trứng (66 tuần tuổi) đạt 177 trứng, sản xuất 130 gà con 1ngày tuổi. Gà thịt nuôi đến 65 ngày tuổi đạt 1,5 – 1,6 kg. Tiêu tốn thức ăn 2,4 - 2,6 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, nuôi sống trên 95%.

2.2.3.2. Gà Ri

* Đặc điểm ngoại hình: Gà Ri là giống gà nội được nuôi rộng rãi trong cả

nước nhất là các tỉnh phía Bắc. ở các tỉnh phía Nam có tên gọi là gà ta vàng. Tuỳ

theo sự chọn lọc trong quá trình chăn nuôi mà giống gà Ri có nhiều loại hình tương

đối khác nhau ở mỗi địa phương. Tuy vậy, những nét đặc trưng nhất của gà Ri là tầm vóc nhỏ, chân thấp. Gà mái có bộ lông vàng nhạt, hoặc vàng nâu có điểm lông

đen ở cổ, lưng. Gà trống có bộ lông sặc sỡ nhiều màu hơn. Lông cổ đỏ tía hoặc da cam, lông cánh ánh đen. ở cả con trống và con mái có mào đơn nhiều khía răng cưa, màu đỏ tươi. Chân, da, mỏ có màu vàng nhạt. Gà Ri mọc lông sớm, chỉ hơn 1 tháng tuổi đã mọc đủ lông (Lê Hồng Mận và Nguyễn Thanh Sơn, 2004 [15]).

* Tính năng sản xuất: Gà Ri có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên sớm khoảng 135 - 140 ngày. Sản lượng trứng một năm đạt từ 80 - 120 quả/mái. Trứng có khối lượng bé 42 - 45 gam, vỏ trứng màu nâu nhạt; tỷ lệ trứng có phôi 89 – 90 %, tỷ lệấp nở 80 - 85 %. Lúc mới nở gà Ri đạt 25 - 28 gam; lúc bắt đầu đẻ, khối lượng gà mái khoảng 1200 - 1300 gam; lúc trưởng thành đạt 1700n - 1800 gam, gà trống 2200 - 2300 gam. Chất lượng thịt gà Ri thơm ngon và đậm đà. Gà Ri có ưu điểm nổi bật là cần cù, chịu khó kiếm ăn, sức chống chịu với thời tiết và bệnh tật cao, gà ấp và nuôi con khéo.Tuy khối lượng trứng gà Ri bé, nhưng tỷ

lệ lòng đỏ lại cao hơn trứng gà công nghiệp. Tỷ lệ lòng đỏ của trứng gà Ri là 34 %, trong khi ở các giống khác chỉ chiếm 27 – 30 %. Màu sắc lòng đỏ của trứng gà Ri cũng đậm hơn. Có thể nói rằng, trong các giống gà nội, gà Ri có sức đẻ trứng tốt nhất, gà không

những đẻ trứng sớm mà thời gian đẻ kéo dài. Gà Ri không thay lông ồạt như các giống gà công nghiệp nên tỷ lệđẻđều qua các tháng. Tỷ lệđẻ trung bình trong năm là 36 – 37 %, tuần đẻ cao nhất 20 – 22 %. Một ưu điểm nữa của gà Ri so với các giống gà lông màu nhập nội là có thể khai thác gà mái ở năm đẻ thứ hai thậm chí năm đẻ thứ ba. Với khẩu phần thức ăn nghèo dinh dưỡng (13 – 14 % đạm) cũng vẫn nuôi được gà Ri đẻ trứng. Với những ưu điểm nêu trên, bao đời nay gà Ri là giống vật nuôi phổ biến trong các gia đình nông thôn nước ta (Lê Hồng Mận và Nguyễn Thanh Sơn, 2004 [15]).

* Đặc điểm chung gà Ri lai:

- Gà Ri lai là một giống gà cho sản lượng thịt cao, chất lượng thịt thơm ngon, sức đề kháng chống trọi lại bệnh tật và thay đổi ngoại cảnh tốt.

- Khối lượng cơ thểđàn gà lai nuôi sinh sản ở 20 tuần tuổi gà trống đạt 2,6 - 3 kg; gà mái đạt 2,3 - 2,5 kg. Đàn gà nuôi thịt ở 12 tuần tuổi khối lượng cơ thểđạt khoảng 2,0 kg/con.

- Gà ri lai được tạo ra nhằm khắc phục những đặc điểm của gà Ri như khối lượng nhỏ, hay bay nhảy...của gà Lương Phượng như chậm chạm, dễ mắc bệnh... con lai có những tính trạng trung bình của 2 giống khắc phục những hạn chế và phù hợp với điều kiện phương thức chăn nuôi và thị hiếu của người tiêu dùng.

2.2.4. Giới thiệu chung về thuốc Tylosin và Tetracyclin HCL

2.2.2.3. Giới thiệu chung về thuốc Tylosin:

Thuốc Tylosin 98%

* Dược lực:

Tylosin được chiết suất từ nấm Streptomyces faradiac. Tylosin là kháng sinh thuộc nhóm macrolit, được dùng nhiều trong thú y.

* Dược động học:

Tính chất: Tylosin được dùng dưới dạng muốn kiềm, muối tartrat hay photfat. Tylosin kiềm là thuốc có dạng kết tinh màu trắng ít tan trong nước (5 mg/ml ở 25 oC), tan nhiều trong aceton cồn, ête; bền vững ở nhiệt độ thường trong vòng 1 tháng ở

pH = 5,5 - 7,5. Tylosin tartrat tan nhiều trong nuớc (600 mg/ml ở 25 oC). Độc tính thấp đối với gia súc.

Tylosin kiềm hấp thu nhanh chóng vào cơ thể, sau khi tiêm bắp 1 - 2 giờ đậm độ thuốc trong huyết thanh đạt cao nhất và duy trì trong 1 giờ.

Tylosin tartrat sau khi tiêm dưới da đạt đậm độ cao nhất trong huyết thanh sau 30 phút và duy trì khoảng 6 giờ. Nếu cho uống đậm độ cao nhất trong huyết thanh sau 2 - 4 giờ và duy trì trong khoảng 8 - 24 giờ. Tylosin bài tiết chủ yếu qua thận, một ít qua mật, phần lớn bài tiết hết sau 8 - 24 giờ.

* Tác dụng:

Tylosin có tác dụng diệt vi khuẩn gram (+), không có tác dụng với vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Đặc biệt có hiệu lực mạnh với Mycoplasma và Chlamydia.

* Chỉđịnh:

Được dùng nhiều trong thú y để giữa các bệnh sau:

- Các bệnh do phẩy khuẩn, E. coli, trực khuẩn gây thối loét da thịt, hoại tử, các bệnh do Corynebactenum và do Actinobacilis.

- Đặc biệt chỉđịnh trong các bệnh:

+ Bệnh ho thở mãn tính, truyền nhiễm của lợn (suyễn lợn). + Bệnh hô hấp mãn tính của gà (CRD)

+ Bệnh viêm xoang gà tây. + Bệnh cạn sữa truyền nhiễm của dê, cừu.

+ Các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp của dê, cừu, bê, nghé và loài ăn thịt. + Bệnh viêm ruột xuất huyết ở lợn (hồng lỵ)

+ Bệnh viêm vú do vi khuẩn gram (+) và do Mycoplasma

+ Viêm tổ chức liên kế, viêm tai ngoài chó mèo.

+ Bệnh thối móng gia súc

+ Bệnh vàng da do xoắn trùng Leptospira của lợn.

Liều lượng cho gia cầm: Pha 1 g trong 1 lít nước; Uống liên tục trong 3 - 5 ngày. Trộn thức ăn tỷ lệ 40 - 100 ppm (4 - 10 g/tấn).

2.2.2.4.Giới thiệu chung về thuốc Tetracyclin HCL.

Thuốc Tetracyclin HCL

* Dược lực:

Tetracyclin là kháng sinh tự nhiên được phân lập từ các loài Streptomyces. Thành

phần là Tetracycline hydrochloride.

* Dược động học:

- Hấp thu: Tetracyclin hấp thu qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng khoảng 70 % khi uống thuốc vào lúc đói. Thức ăn làm giảm hấp thu thuốc tới 50 %. Sau khi uống thuốc từ

1 – 4 giờ thuốc sẽđạt nồng độ tối đa trong máu.

- Phân bố: Thuốc phân bố nhanh vào các mô dịch trong cơ thể ( trừ dịch não tủy), chuyển hóa chủ yếu ở gan.

- Thải trừ: Thuốc thải trừ chủ yếu qua phân, một phần thải trừ qua nước tiểu, thời gian bán thải từ 6 - 12 giờ.

* Tác dụng:

- Tetracyclin là kháng sinh có phổ tác dụng rất rộng, tác dụng nhiều vi khuẩn gram âm và dương, cảưa khí và kị khí, xoắn khuẩn và vi khuẩn nội bào Clamydia, rickettsia, Mycoplasma.

- Cơ chế tác dụng: Tetracyclin có tác dụng kìm khuẩn là do ức chế sự tổng hợp protein của tế bào vi khuẩn bằng cách gắn vào phần 30S của riboxom nên ức chế gắn aminoacyl - ARNt mới vào vị trí tiếp nhận.

* Chỉđịnh:

Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do Chlamydia, Rickettsia, xoắn khuẩn, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, sinh dục, tiết niệu.

Phòng và chữa các bệnh viêm phổi, màng phổi, phế quản, nhiễm khuẩn máu, viêm ruột, viêm đường tiết niệu, bệnh tụ huyết trùng, thương hàn, phân trắng, CRD,...

Liều lượng và cách dùng: Pha với nước uống hoặc trộn thức ăn, dùng 3 - 5 ngày.

- Bê, nghé, dê, lợn: 0,02 – 0,05 gam/kg.

- Gia cầm: 0,125 gam/lít nước uống hoặc 0,01 - 0,04 gam/gà.

Một phần của tài liệu Ảnh h ưởng của mùa vụ đến tỷ lệ nhiễm bệnh CRD trên đàn gà Ri lai nuôi theo mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học tại Trung tâm Khuyến nông Yên Bái và biện pháp phòng trị bệnh. (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)