Trang bị thoát hiểm từ buồng máy 2 Phương tiện thoát hiểm trên tàu hàng

Một phần của tài liệu Kiểm tra các trang thiết bị cứu sinh cứu hỏa (Trang 53 - 55)

4.2 Phương tiện thoát hiểm trên tàu hàng

Trang bị thoát hiểm từ buồng máy của tàu hàng phải thoả mãn các yêu cầu sau:

4.2.1 Thoát hiểm từ buồng máy loại A

Trừ trường hợp như quy định trong mục 4.2.2, từ mỗi buồng máy loại A phải có hai lối thoát hiểm. Cụ thể, phải thoả mãn một trong các yêu cầu sau đây:

.1 hai thang bằng thép cách nhau càng xa càng tốt, dẫn đến hai cửa ở phần trên của buồng, các cửa này cũng cách nhau càng xa càng tốt và từ các cửa này có lối đi đến boong hở. Một trong các cầu thang đó phải được bố trí bên trong thành quây được bảo vệ thoả mãn quy định 9.2.3.3, loại (4), từ phần thấp của buồng cho đến một vị trí an toàn bên ngoài buồng. Phải trang bị các cửa chống cháy tự đóng có cùng tiêu chuẩn chịu lửa trên vách quây. Thang phải được bố trí sao cho nhiệt không truyền vào bên trong vách quây thông qua các điểm cố định không cách nhiệt. Vách quây bảo vệ phải có các kích thước trong tối thiểu bằng 800 mm x 800 mm, và phải có các đèn chiếu sáng sự cố; hoặc

.2 một thang bằng thép dẫn đến cửa ở phần trên của buồng đó và từ cửa này có lối đi đến boong hở, đồng thời ở phần thấp hơn của buồng và tại vị trí cách xa cầu thang có một cửa bằng

thép có khả năng mở từ hai phía cho phép đi tới một lối thoát hiểm an toàn từ phần thấp hơn của buồng tới boong hở.

4.2.2 Miễn giảm bố trí hai lối thoát hiểm

Trên các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 1.000, Chính quyền hàng hải có thể cho phép giảm bớt một lối thoát hiểm yêu cầu ở mục 4.2.1, sau khi xét đến chiều rộng và bố trí phần trên của không gian. Đồng thời, lối thoát hiểm từ buồng máy loại A không cần phải thoả mãn yêu cầu đối với tính chắn lửa liệt kê ở mục 4.2.1.1. Trong buồng máy lái, phải bố trí lối thoát hiểm thứ hai nếu vị trí lái sự cố được bố trí trong buồng này, trừ khi có lối đi trực tiếp tới boong hở.

4.2.3 Thoát hiểm từ buồng máy không phải loại A

Phải bố trí hai lối thoá hiểm từ buồng máy không phải loại A, trừ khi có thể chấp nhận một lối thoát hiểm cho các không gian chỉ có người vào trong trường hợp đặc biệt và với các không gian mà khoảng cách di chuyển tối đa đến cửa nhỏ hơn hoặc bằng 5 m.

4.3 Thiết bị thở sử dụng trong trường hợp thoát sự cố

4.3.1 Trên tất cả các tàu, trong các buồng máy các thiết bị thở sử dụng trong trường hợp thoát sự cố phải được bố trí sẵn sàng sử dụng tại vị trí dễ thấy, có thể đến được nhanh chóng và dễ dàng vào bất kỳ thời điểm nào trong trường hợp xảy ra cháy. Vị trí của thiết bị thở sử dụng trong trường hợp thoát sự cố phải lưu ý đến bố trí buồng máy và số lượng người thường xuyên làm việc trong buồng máy

4.3.2 Số lượng và vị trí của các thiết bị này phải được nêu rõ tại sơ đồ chống cháy yêu cầu ở quy định 15.2.4.

4.3.3 Thiết bị thở sử dụng trong trường hợp thoá sự cố phải thoả mãn Bộ luật các hệ thống an toàn chống cháy.

Thiết bị thở sử dụng cho lối thoát sự cố:

Trạng thái thoả man, cất giữ theo sơ đồ phòng chống cháy. Tiện lợi sử dụng; Bảo dưỡng thích hợp theo hướng dẫn của nhà chế tạo;

Xác nhận áp lực khí.

Hệ thống chữa cháy cố định tại chỗ:

Bơm, đường ống, van và vòi phun ở trạng thái tốt, không rò rỉ, không bị ăn mòn hoặc hư hỏng nặng;

Thử định kỳ đường ống bằng khí hoặc nước ở lần kiểm tra phân cấp SS và IS; Hoạt động thoả man ở kiểm tra phân cấp SS và IS.

Thiết bị chữa cháy cho thiết bị nấu sử dụng dầu ăn: Trạng thái bên ngoài tốt;

Hoạt động thoả man ở kiểm tra phân cấp SS và IS. Bảo vệ buồng bơm hàng:

Hoạt động thoả man .

Thiết bị chữa cháy cho máy bay trực thăng:

Bố trí theo sơ đồ trang bị dập cháy cho máy bay trực thăng; Trang bị chữa cháy ở trạng thái tốt.

Hệ thống chữa cháy cố định cho ống thông hơi của các nhà bếp: Trạng thái bên ngoài tốt;

Hoạt động thoả man ở kiểm tra phân cấp SS và IS.

Câu hỏi ôn tập nội dung 5

2.Nêu những quy định chung về bảo dưỡng các phao bè bơm hơi,phao áo bơm hơi,hệ thống sơ tán hàng hải,bảo dưỡng và sửa chữa xuồng cấp cứu bơm hơi trên tàu theo SOLAS74?

3.Nêu những quy định chung về bảo dưỡng định kỳ các thiết bị hạ và cơ cấu nhả có tải theo SOLAS74? 4.Nêu những quy định chung cất giữ,phân bố,kẻ chữ cho phao tròn theo SOLAS74?

5.Nêu những quy định chung cất giữ,phân bố,kẻ chữ cho phao áo theo SOLAS74?

6.Nêu các lưu ý kiểm tra các bình chữa cháy di động (Bọt,CO2 ,bột khô),bình bọt di động ? 7.Nêu các lưu ý kiểm tra bình chữa cháy bằng bọt loại 135 lít hoặc tương tự trong buồng nồi hơi và trong khu vực hệ thống dầu đốt,bình chữa cháy bằng bọt loại 45 lít hoặc tương tự trong buồng máy?

8.Nêu các lưu ý kiểm tra hệ thống chữa cháy cố định trong buồng máy,không gian chứa hàng và buồng bơm hàng (CO2 hoặc halon,bọt,phun nước)?

Một phần của tài liệu Kiểm tra các trang thiết bị cứu sinh cứu hỏa (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w