Phương tiện thoát hiểm từ các trạm điều khiển, khu vực ở và phục vụ 1Yêu cầu chung

Một phần của tài liệu Kiểm tra các trang thiết bị cứu sinh cứu hỏa (Trang 52 - 53)

3.1.1 Phải bố trí các cầu thang, thang leo làm phương tiện thoát hiểm nhanh chóng lên boong tập trung người lên xuồng và bè cứu sinh từ tất cả các buồng hành khách và thuyền viên và các khu vực thường có thuyền viên làm việc, trừ các buồng máy.

3.1.2 Trừ khi có yêu cầu khác trong quy định này, không cho phép chỉ bố trí một lối thoát hiểm từ hành lang, sảnh hoặc một phần của hành lang. Được phép sử dụng các hành lang cụt trong các khu vực phục vụ mà cần thiết cho lợi ích thực tế của tàu, ví dụ như các trạm dầu đốt và các hành lang cung cấp ngang, với điều kiện các hành lang cụt này tách biệt với các khu vực ở của thuyền viên và không thể tới được từ các khu vực ở của hành khách. Đồng thời cũng cho phép một phần của hành lang có chiều cao không lớn hơn chiều rộng của nó được xem là hốc cầu thang hoặc phần mở rộng cục bộ.

3.1.3 Tất cả các cầu thang trong các khu vực ở, khu vực phục vụ và các trạm điều khiển phải có khung bằng thép trừ khi Chính quyền hàng hải cho phép sử dụng các vật liệu tương đương khác.

3.1.4 Nếu trạm vô tuyến điện báo không có lối đi trực tiếp tới boong hở, phải có hai lối thóat hiểm từ trạm đó hoặc hai lối đi tới trạm đó, trong đó một lối có thể là lỗ người chui hoặc cửa sổ có kích thước đủ lớn hoặc biện pháp khác thoả mãn yêu cầu của Chính quyền hàng hải.

3.1.5 Nói chung, các cửa trên lối thoát hiểm phải phải được mở theo hướng thoát, trừ:

.1 các cửa của buồng ở cá nhân có thể mở vào phía trong buồng để tránh làm bị thương cho mọi người trong hành lang khi mở cửa; và

.2 các cửa trong lối thoát sự cố kín thẳng đứng có thể mở ra phía ngoài để cho phép có thể thoát khỏi hoặc đi vào lối thoát này.

3.3 Trang bị thoát hiểm trên tàu hàng3.3.1 Yêu cầu chung 3.3.1 Yêu cầu chung

Tại tất cả các tầng của khu vực buồng sinh hoạt phải bố trí ít nhất hai lối thoát hiểm cách xa nhau từ một buồng hoặc nhóm buồng được giới hạn.

3.3.2 Thoát hiểm từ các không gian phía dưới boong hở thấp nhất

Phía dưới boong hở thấp nhất lối thoát hiểm chính phải là cầu thang và phương tiện thứ hai có thể là hầm hoặc cầu thang.

3.3.3 Thoát hiểm từ các không gian phía trên boong hở thấp nhất

Phía trên boong hở thấp nhất các lối thoát hiểm phải là cầu thang hoặc các cửa mở ra boong hở hoặc kết hợp cả hai loại.

3.3.4 Hành lang cụt

Không cho phép bố trí hành lang cụt dài quá 7 m.

3.3.5 Chiều rộng và tính liên tục của lối thoát hiểm

Chiều rộng, số lượng và tính liên tục của lối thoát hiểm phải thoả mãn các yêu cầu của Bộ luật các hệ thống an toàn chống cháy.

3.3.6 Miễn giảm bố trí hai lối thoát hiểm

Ngoại lệ, Chính quyền hàng hải có thể miễn giảm một lối thoát hiểm cho các khu vực chỉ có mặt thuyền viên trong những trường hợp đặc biệt, nếu lối thoát còn lại độc lập với các cửa kín nước.

3.4 Thiết bị thở sử dụng trong trường hợp thoát sự cố

3.4.1 Thiết bị thở sử dụng trong trường hợp thoát sự cố phải thoả mãn Bộ luật các hệ thống an toàn chống cháy. Phải trang bị trên tàu các thiết bị thở dự phòng sử dụng trong trường hợp thoát sự cố.

3.4.2 Trên tất cả các tàu phải có ít nhất hai thiết bị thở sử dụng trong trường hợp thoát sự cố ở trong các khu vực ở.

3.4.3 Trên các tàu khách phải có ít nhất hai thiết bị thở sử dụng trong trường hợp thoát sự cố ở trong mỗi không gian thẳng đứng chính.

3.4.4 Trên các tàu khách chở nhiều hơn 36 khách, ngoài trang bị theo yêu cầu như ở mục 3.4.3 nêu trên, phải trang bị bổ sung hai thiết bị thở sử dụng trong trường hợp thoát sự cố ở trong mỗi không gian thẳng đứng chính.

3.4.5 Tuy nhiên, các mục 3.4.3 và 3.4.4 không áp dụng đối với các khu vực cầu thang là không gian thẳng đứng chính độc lập và các không gian thẳng đứng chính phía mũi và đuôi tàu không chứa các không gian loại (6), (7), (8) hoặc (12) được định nghĩa trong quy định 9.2.2.3.

Một phần của tài liệu Kiểm tra các trang thiết bị cứu sinh cứu hỏa (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w