0
Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Hình 4.2. Thời điểm phun thuốc BVTV cho các loại cây trồng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TỚI MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI XÃ CAO XÁ, HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 62 -68 )

K2O 3% S 8%

Lúa, ngô, cây ăn quả , hoa màu...

Nguồn: Phỏng vấn nông hộ

4.2.1.2. Lượng bón các phân bón chính cho cây trồng tại xã Cao Xá

Kết quả điều tra nông hộ thu được trong bảng 4.7 cho thấy:

Trong bón phân cho cây lúa ở 2 vụ xuân và mùa, có lượng bón trung bình tương ứng đối với phân chuồng (3,991 và 4,083 tấn/ha) đều thấp hơn (57,0% và 51,0%) so với hướng dẫn (7 và 8 tấn/ha); lượng N bón trung bình tương ứng (123,5 và 114,4 kg N/ha) cao hơn (102,9 và 127,1%) so với hướng dẫn (120 và 90 kg N/ha); lượng lân bón trung bình tương ứng (83,9 và 72,8 kg P2O5/ha) cao hơn nhiều (118,7 và 145,8%) so với hướng dẫn (75 và 50 kg P2O5/ha); Lượng kali bón trung bình tương ứng (83,9 và 72,8 kg K2O/ha) thấp hơn khá nhiều so

với hướng dẫn (55 và 40 K2O/ha). Tình trạng bón phân cho lúa nêu trên khá mất cân đối, đặc biệt trong vụ mùa, gây thừa đạm và lân (đặc biệt là lân) nhưng thiếu kali không chỉ trong dinh dưỡng của cây lúa mà còn tác động xấu tới đất và môi trường. Kết quả làm giảm hiệu quả của phân bón cho lúa và sản xuất lúa.

Bảng 4.7. Lượng phân bón trung bình cho một số cây trồng chính

Tên cây trồng

Lượng phân bón của nông hộ

(kg/ha) So với hướng dẫn % Phân hữu cơ N P2O5 K2O Phân hữu cơ N P2O5 K2O Lúa xuân 3991 123,5 83,9 42,8 57,0 102,9 118,7 77,8 Lúa mùa 4083 114,4 72,8 31,5 51,0 127,1 145,8 78,8 Ngô 6732 162,3 88,9 58,1 74,8 108,2 98,7 64,6 Đậu tương Cà chua Cải bắp 5864 8160 8560 53,5 155,1 185,4 68,6 85,3 93,7 41,2 90,5 87,9 117,3 40,8 42,8 178,3 110,7 105,9 114,3 113,7 110,2 82,4 64,6 67,6 Nguồn: Phỏng vấn nông hộ

Trong bón phân cho cây ngô, lượng phân hữu cơ bón trung bình 6,7 tấn/ha, thấp hơn khá nhiều (74,8%) so với hướng dẫn (9,0 tấn/ha), lượng N bón trung bình là 162,3 kg/ha cao hơn (108,2%) so với hướng dẫn (150,0 kg N/ha); lượng phân lân bón trung bình là 88,9 kg P2O5/ha xấp xỉ (98,7%) so với hướng dẫn (90kg P2O5/ha), trong khi đó lượng phân kali bón trung bình đạt 58,1 kg K2O/ha, thấp hơn rất nhiều (64,6%) so với hướng dẫn (90kg K2O/ha). Tình trạng bón phân cho ngô như trên cũng mất cân đối, gây thừa đạm nhưng thiếu kali cho cây ngô, đồng thời còn có thể tác động xấu tới đất và môi trường. Kết quả làm giảm hiệu quả của phân bón và sản xuất ngô.

Bảng 4.8. Hướng dẫn bón phân cho các loại cây trồng chính tại xã Cao Xá

STT Cây trồng Phân hữu cơLượng phân bón hướng dẫn (kg/ha)N P

2O5 K2O 1 Lúa xuân 7000 120,0 75,0 55,0 2 Lúa mùa 8000 90,0 50,0 40,0 3 Ngô 9000 150,0 90,0 90,0 4 Đậu tương 5000 30,0 60,0 50,0 5 Cà chua 20 000 140,0 75,0 140,0 6 Cải bắp 20 000 175,0 85,0 130.0

Nguồn: UBND xã Cao Xá

Trong bón phân cho cây đậu tương, lượng phân hữu cơ bón trung bình 5,9 tấn/ha, cao hơn (117,3%) so với hướng dẫn (5,0 tấn/ha), lượng N bón trung bình

là 53,5 kg/ha cao hơn (178,3%) so với hướng dẫn (30,0 kg N/ha); lượng phân lân bón trung bình là 68,6 kg P2O5/ha cao hơn (89,2%) so với hướng dẫn (60 kg P2O5/ha), trong khi đó lượng phân kali bón trung bình đạt 41,2 kg K2O/ha, thấp hơn (62,4%) so với hướng dẫn (50kg K2O/ha). Tình trạng bón phân cho ngô như trên cũng mất cân đối, gây thừa đạm và thừa lân nhưng thiếu kali cho cây đậu tương, đồng thời còn có thể tác động xấu tới đất và môi trường. Kết quả làm giảm hiệu quả của phân bón và sản xuất đậu tương.

Trong bón phân cho cây cà chua, lượng phân hữu cơ bón trung bình 8,1 tấn/ha, thấp hơn rất nhiều lần (40,8%) so với hướng dẫn (20,0 tấn/ha), lượng N bón trung bình là 155,1 kg/ha cao hơn (110,7%) so với hướng dẫn (140,0 kg N/ha); lượng phân lân bón trung bình là 85,3 kg P2O5/ha cũng cao hơn nhiều (113,7%) so với hướng dẫn (75 kg P2O5/ha), trong khi đó lượng phân kali bón trung bình đạt 90,5 kg K2O/ha, thấp hơn rất nhiều (64,6%) so với hướng dẫn (140 kg K2O/ha). Tình trạng bón phân cho ngô như trên cũng mất cân đối, gây thừa rất nhiều hàm lượng đạm và phân lân nhưng lại làm thiếu hàm lượng kali rất nhiều cho cây cà chua, đồng thời còn có thể tác động xấu tới đất và môi trường. Kết quả làm giảm hiệu quả của phân bón và sản xuất cà chua.

Trong bón phân cho cây cải bắp, lượng phân hữu cơ bón trung bình 8,5 tấn/ha, thấp hơn rất nhiều lần (42,8%) so với hướng dẫn (20,0 tấn/ha), lượng N bón trung bình là 185,4 kg/ha cao hơn (105,9%) so với hướng dẫn (175,0 kg N/ha); lượng phân lân bón trung bình là 93,7 kg P2O5/ha cũng cao hơn nhiều (110,2%) so với hướng dẫn (85 kg P2O5/ha), trong khi đó lượng phân kali bón trung bình đạt 87,9 kg K2O/ha, thấp hơn rất nhiều (67,6%) so với hướng dẫn (130 kg K2O/ha). Tình trạng bón phân cho ngô như trên cũng mất cân đối, gây thừa rất nhiều hàm lượng đạm và phân lân nhưng lại làm thiếu hàm lượng kali rất nhiều cho cây bắp cải, đồng thời còn có thể tác động xấu tới đất và môi trường. Kết quả làm giảm hiệu quả của phân bón và sản xuất cà chua.

Nhìn chung tình hình sử dụng phân bón về lượng cho các loại cây trồng chính tại xã Cao Xá đều có vấn đề: lượng phân bón trong thực tế cho các cây trồng thường thấp (đối với kali) hoặc cao hơn (đối với N và P) so với quy trình. Hơn thế lượng phân N,P,K bón phân cho các cây trồng tại Cao Xá chưa dựa trên đặc điểm nông hóa đất, nên tình trạng bón phân với lượng như nhau trên tất cả các ruộng sản xuất của các nông hộ trên các khoanh đất trồng có khả năng cung cấp N, P, K khác nhau lại càng làm tăng sự thừa hay thiếu trong bón phân cho

cây trồng.

Kết quả làm cho việc bón phân cho cây trồng ở địa phương không cân đối, có thể làm giảm tới 50% hiệu quả phân bón (FAO, 2003), làm cho cây trồng đạt năng suất, chất lượng sản phẩm hạn chế, tăng sâu bệnh hại, tăng chi phí sản xuất, là nguyên nhân quan trọng làm hiệu quả sản xuất chưa cao, nông dân có xu hướng không thiết tha với sản xuất, nhất là cây trồng vụ đông. Không những vậy tình trạng sử dụng phân bón mất cân đối trên còn có xu hướng làm suy thoái và ô nhiễm môi trường.

Tình trạng bón phân mất cân đối cho từng cây trồng nêu trên càng thể hiện rõ trong các luân canh cây trồng và loại hình sử dụng đất trên từng khoanh đất trồng. Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón theo các LUT ở bảng 4.9 cho thấy:

Bảng 4.9: Tình hình sử dụng phân bón theo các loại hình sử dụng đất

ST T

Loại hình sử

dụng đất Tên cây trồng

Lượng phân bón (kg/ha) Phân

chuồng N P2O5 K2O

1 2 lúa So với hướng dẫn (%)Tổng lượng 8 07453,8 237,9113,3 156,7125,4 74,378,2

2 2 Lúa - 1 màu Tổng lượng 19 806 400,2 245,6 132,4

So với hướng dẫn (%) 82,5 111,2 114,2 71,6 3 1 lúa - 2 rau, màu Tổng lượng 9 280 290,3 177,4 97,4 So với hướng dẫn (%) 58,0 107,5 107,5 67,2 4 Chuyên rau -màu Tổng lượng 23 471 502,7 285,0 207,7 So với hướng dẫn (%) 47,9 108,1 114,0 57,7

5 Chuyên rau Tổng lượng 16 600 344,0 179,0 178,5

So với hướng dẫn (%) 41,5 109,2 111,9 66,1

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Trên đất chuyên lúa, trong khi lượng phân chuồng bón theo hướng dẫn cho 2 vụ lúa là 15 tấn/ha thì lượng phân chuồng bón trung bình cho 2 vụ lúa chỉ có 8,074 tấn/ha, chỉ bằng 53,8% so với hướng dẫn. Lượng đạm bón trung bình là 237,9 kg/ha, bằng 113,3% so với hướng dẫn bón đạm (210 kg/ha), lượng lân trung bình bón cho 2 vụ lúa cũng thừa nhiều, bằng 125,4% so với hướng dẫn (125 kg/ha). Lượng phân kali bón trung bình là 74,3 kg/ha, trong khi theo hướng dẫn cần 95 kg/ha, dẫn đến thiếu kali cho cây trồng. Như vậy tại đất chuyên lúa, lượng phân chuồng và phân kali thiếu nhiều so với hướng dẫn, trong khi lượng đạm và lân lại thừa đáng kể, gây nên việc bón phân mất cân đối làm giảm hiệu

quả sản xuất.

Trên đất trồng 2 vụ lúa - 1 vụ màu, phân chuồng và phân kali bón trung bình thiếu nhiều so với hướng dẫn, lượng phân chuồng bón trung bình chỉ có 19,8 tấn trong khi yêu cầu cần 24 tấn/ha (bằng 82,5%); lượng kali trung bình chỉ có 132,4 kg/ha trong khi lượng kali theo hướng dẫn là 185 kg/ha (bằng 71,6%). Lượng phân đạm và lân cao hơn nhiều so hướng dẫn, lượng đạm trung bình cho cả 3 vụ là 400,2 kg/ha nhưng theo hướng dẫn chỉ cần 360 kg/ha, như vậy trên 1ha đã thừa 40,2 kg/ha; lượng phân lân trung bình là 245,6 kg/ha, cao hơn (114,2%) so với hướng dẫn (215 kg/ha). Tại LUT này cũng xảy ra tình trạng thừa đạm và lân, thiếu kali và phân chuồng, ảnh hưởng xấu tới môi trường và năng suất cây trồng.

Trên đất trồng 1 vụ lúa - 2 vụ màu, lượng phân chuồng là 9,280 tấn/ha, thấp hơn (58%) so với lượng phân theo hướng dẫn (16 tấn/ha); lượng phân đạm bón trung bình là 290,3 kg/ha, cao hơn (107,5%) so với hướng dẫn (270 kg/ha); lượng phân lân trung bình là 177,4 kg/ha, cao hơn (107,5%) so với lượng bón theo hướng dẫn (165 kg/ha); trong khi đó lượng kali trung bình chỉ có 97,4 kg/ha, thấp hơn (67,2%) so với hướng dẫn (145 kg/ha). Như vậy trên loại hình sử dụng này cũng tồn tại tình trạng bón phân mất cân đối, làm giảm hiệu suất phân bón và ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.

Trên đất chuyên rau màu, lượng phân chuồng bón trung bình chỉ có 23,471 tấn/ha, thấp hơn (47,9%) so với bón theo hướng dẫn (49 tấn/ha). Lượng đạm bón trung bình là 502,7 kg/ha, cao hơn (108,1%) so với hướng dẫn (465 kg/ha); lượng lân bón trung bình là 285,0 kg/ha, cao hơn (114,0%) so với hướng dẫn (250 kg/ha); trong khi đó lượng phân kali bón trung bình (207,7 kg/ha) lại thấp hơn lượng bón theo hướng dẫn (360kg/ha). Như vậy tại LUT này xảy ra tình trạng bón thiếu nhiều phân chuồng và phân kali, nhưng lại bón thừa lượng phân đạm và phân kali, dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu tới năng suất cây trồng và môi trường.

Trên đất chuyên rau, lượng phân chuồng bón trung bình là 16,600 tấn/ha, thấp hơn nhiều (41,5%) so với hướng dẫn (40 tấn/ha); lượng đạm là 344,0 kg/ha cao hơn (109,2%) so với lượng phân theo hướng dẫn (315 kg/ha); lượng phân lân trung bình là 179 kg/ha, cao hơn (119%) so với hướng dẫn (160 kg/ha); lượng phân kali trung bình là 178,4 kg/ha, chỉ bằng 66,1% so với hướng dẫn (270

kg/ha). Như vậy trên LUT này cũng xảy ra tình trạng mất cân đối giữa các chất dinh dưỡng khi thừa đạm, lân nhưng lại thiếu kali, phân chuồng, làm giảm hiệu quả phân bón, tác động xấu tới môi trường.

4.2.1.3.Tình trạng áp dụng kỹ thuật bón phân trong trồng trọt

Bảng 4.10. Tình trạng áp dụng kỹ thuật bón phân cho cây trồng của các hộ

Chỉ tiêu đán h giá Quan tâm bón phân theo HD

Kỹ thuật sử dụng phân bón Quan tâm thời điểm bón phân

Lót Thúc 1 Thúc 2

Không Không Có Không Không Không

% số

hộ 53,7 46,3 78,5 21,5 100 0 68,9 31,1 84,5 25,5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Kết quả điều tra về tình trạng áp dụng kỹ thuật bón phân cho các cây trồng của các nông hộ cho thấy: Trong sử dụng phân bón phần lớn số hộ (53,7%) đã quan tâm bón theo hướng dẫn, trong đó 84,5% số hộ có quan tâm tới thời điểm bón phân, 78,5% số hộ có quan tâm tới việc bón phân lót, 100% số hộ quan tâm bón thúc 1 cho cây trồng.

Như vậy trong sử dụng phân bón vẫn còn phần lớn (46,3%) các nông hộ không quan tâm tới hướng dẫn bón phân, trong đó áp dụng kỹ thuật bón phân không đúng gồm: 21,5% hộ không bón lót, 31,1% hộ không bón thúc 2; 25,5% hộ không quan tâm tới thời điểm cần bón phân cho hiệu quả cao. Đây là nguyên nhân quan trọng không chỉ làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón mà còn tạo điều kiện để phân bón ảnh hưởng xấu tới cây trồng môi trường và hiệu quả của sản xuất.

Từ kết quả điều tra cho thấy tình trạng bón phân ở địa phương chưa bón theo hướng dẫn vì vậy năng suất cây trồng chưa cao mà còn ảnh hưởng xấu tới môi trường nói chung, môi trường đất nói riêng.

4.2.1.4. Khả năng ảnh hưởng xấu của tình trạng sử dụng phân bón đến môi trường

Kết quả điều tra về tình trạng bón phân cho các cây trồng chính ở bảng 4.7 và 4.11 cho thấy:

- Đối với cây lúa, 4 loại phân chính đều được bón không theo hướng dẫn, trong đó phân chuồng và phân kali thường bón thiếu còn phân đạm và lân (đặc

biệt là lân) thì lại bón thừa. Kết quả không chỉ làm giảm hiệu quả của phân bón cho lúa và sản xuất lúa mà còn tác động xấu tới môi trường.

- Đối với cây ngô, lượng phân hữu cơ bón thấp hơn khá nhiều (74,8%) so với hướng dẫn, lượng N bón cao hơn (108,2%); lượng phân lân bón xấp xỉ so với hướng dẫn , lượng phân kali bón thấp hơn rất nhiều (64,6%) so với hướng dẫn. Tình trạng bón phân mất cân đối này vừa làm giảm hiệu quả của phân bón và sản xuất ngô lại có thể tác động xấu tới môi trường.

Bảng 4.11. Ðánh giá mức độ ảnh hưởng xấu của tình trạng sử dụng phân bón cho các cây trồng tại xã Cao Xá (% so với hướng dẫn)

Cây trồng Tình trạng sử dụng phân đạm Tình trạng sử dụng phân lân Tình trạng sử dụng phân kali Tình trạng sử dụng phân

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TỚI MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI XÃ CAO XÁ, HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 62 -68 )

×