- Hiện trạng các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại xã Cao Xá.
- Hiện trạng công tác quản lý việc kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại xã Cao Xá.
- Hiện trạng việc tổ chức hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại xã Cao Xá.
b) Đánh giá công tác quản lý việc kinh doanh và hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại xã Cao Xá
- So sánh, đánh giá hiện trạng quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật với quy của Nhà nước.
- Đánh giá của cộng đồng về công tác hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương và ảnh hưởng của chúng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.
3.4.4. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu của phân bón và hoá chất thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường ở xã Cao Xá
a) Xác định các nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu tới môi trường từ thực trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương
- Các nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu tới môi trường từ thực trạng sử dụng phân bón.
- Các nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu tới môi trường từ thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tình hình quản lý phân bón và hóa chất thuốc bảo vệ thực vật tại địa bàn nghiên cứu
b) Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu của phân bón và hoá chất thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường ở địa bàn nghiên cứu
- Các biện pháp kỹ thuật;
- Biện pháp giáo dục cộng đồng; - Các biện pháp quản lý.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
a) Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, quy trình sử dụng phân bón thuốc thuốc bảo vệ thực vật của địa bàn nghiên cứu tại các cơ quan hành chính và chức năng ở địa phương: Ủy ban nhân dân, trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp, phòng thống kê...
- Các hệ thống trồng trọt chính và cây trồng chính tại địa phương;
- Phương pháp thâm canh, kĩ thuật sử dụng phân bón, bảo vệ thực vật giữa các hộ khác nhau (phân loại theo giàu, nghèo, dân trí);
- Thông qua internet, sách báo, tạp chí.
b) Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
- Phỏng vấn hộ gia đình theo mẫu phiếu in sẵn: Số hộ điều tra: 90 hộ chia 3 địa điểm (làng/xã); chọn hộ có trồng các cây trồng chính, phân lớp theo trình độ thâm canh (mức thu nhập, giàu – nghèo, trình độ dân trí); Nội dung phỏng
vấn: loại, số lượng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật, phương pháp sử dụng, thời gian cách ly, ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật đến môi trường và sức khoẻ của người nông dân...
- Phỏng vấn cán bộ địa phương (xã, làng, xóm): tiến hành phỏng vấn 01 cán bộ xã, 05 trưởng các làng. Phỏng vấn về công tác tổ chức quản lý và hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
2.5.2. Phương pháp lấy mẫu đất
Để đánh giá ảnh hưởng của tình trạng sử dụng phân bón theo các loại hình sử dụng đất (LUT) tới các tính chất hoá học đất, sử dụng phương pháp lấy mẫu đất áp dụng trong chuyên ngành khoa học Nông hóa (Nguyễn Như Hà, Nguyễn Văn Bộ 2013). Cụ thể như sau:
- Trên mỗi LUT chính (chuyên lúa, 2 lúa - 1 màu, 1 lúa - 2 vụ rau màu, chuyên raumàu, chuyên rau), sau thu hoạch cây trồng vụ mùa (tháng 8-9), lấy 10 mẫu đất tổng hợp từ tầng đất canh tác (có độ dày 20 cm) để phân tích.
- Mỗi mẫu đất tổng hợp được lấy theo từng khoanh đất (có cùng loại hình sử dụng đất) từ 20 điểm khác nhau, theo độ sâu 0 - 20 cm.
- Mẫu đất được bảo quản trong túi nilon, ghi rõ vị trí, ngày lấy mẫu, xử lý theo quy định trước khi phân tích.
3.5.3. Phương pháp phân tích đất
- pHKCl xác định bằng pH meter;
- Chất hữu cơ tổng số (OM) xác định theo phương pháp Walkley- Black; - Đạm tổng số xác định theo phương pháp Kjendahl (thiết bị Vapodes); - Đạm dễ tiêu theo phương pháp phân tich N thủy phân;
- Lân tổng số, xác định theo phương pháp so màu (thiết bị Cole-Parmer); - Lân dễ tiêu, xác định theo phương pháp Oniani: So màu bằng thiết bị Cole-Parmer;
- Kali tổng số, xác định theo phương pháp quang kế ngọn lửa (Jenway); - Kali dễ tiêu xác định theo phương pháp Matlôpva: y Đo bằng quang kế ngọn lửa (Jenway).
Xử lý kết quả điều tra, thống kę bằng phần mềm excel so sánh với quy trěnh quy chuẩn của Nhà nước.
Xử lý mẫu đất sau phân tích: so sánh với chất lượng đất theo quy định của Nhà nước.
3.5.5. Phương pháp chuyên gia
- Phỏng vấn các đối tượng am hiểu tại địa phương về ảnh hưởng của việc sử dụng chúng đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng: Cán bộ phòng nông nghiệp, cán bộ khuyến nông, cán bộ trạm y tế thôn/ xã/ huyện…
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa, bảo vệ thực vật và môi trường.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ CAO XÁ 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên của xã Cao Xá
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Cao Xá là một xã đồng bằng nằm ở phía Nam huyện Lâm Thao, phía đông giáp Sông Hồng, bên kia sông là Ba Vì, thành phố Hà Nội, gần nơi hội tụ của 3 con sông lớn là Sông Hồng, Sông Đà và Sông Lô, phía tây giáp các xã Tứ Xã, Sơn Vi của huyện Lâm Thao, phía bắc giáp các xã Thụy Vân và Thanh Đình (thuộc TP Việt Trì), phía nam giáp xã Vĩnh Lại của huyện Lâm Thao.
Hình 4.1. Xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1136,02 ha chiếm 11,7% diện tích đất tự nhiên của huyện Lâm Thao. Đất đai canh tác được chia thành 3 vùng: chân vàn cao đất tốt chiếm 25%, vùng đất vàn tương đối bằng phẳng đất tốt chiếm 60%, vùng sâu trũng (chân vàn thấp) chiếm 15%.
Nhìn chung, địa hình xã Cao Xá tương đối bằng phẳng, độ dốc đều mang đặc trưng của đồng bằng ven sông Hồng. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam hợp với thuỷ thế của 3 dòng sông lớn là sông Thao, sông Đà và sông
Lô. Riêng vùng phía tây của tỉnh hướng đốc chính từ Tây sang Đông theo xu thế của các dãy núi cao độ dốc thoải dần ra ra ven sông Thao và sông Đà.
Với địa hình như vậy phù hợp cho việc xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp: ở ven các con sông xây dựng hệ thống trạm bơm phục vụ tưới cho vùng đồng bằng ven sông, phía đồi núi phù hợp cho việc xây dựng các hồ chứa vừa và nhỏ phục vụ cho tưới cho các cánh đồng nhỏ nằm xen lẫn giữa các đồi gò.
4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn
Xã Cao Xá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai loại gió chính là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam, đồng thời mang đặc điểm chung của khí hậu vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, có đặc điểm nổi bật là mùa đông không lạnh lắm.
Nhiệt độ trung bình năm từ 220C - 240C. Nhiệt độ cao nhất từ 380C - 390C, thấp nhất có lúc xuống 100C. Độ ẩm trung bình năm khoảng 84% - 86%. Số giờ nắng trung bình trong năm: từ 1300 - 1550 h/năm. Lượng bốc hơi của khu vực dao động từ 900 - 1100 mm/năm. Mưa là yếu tố chi phối và ảnh hưởng nhiều nhất đến mùa màng và việc xây dựng quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi của xã.
Lượng mưa trung bình năm từ 1400 - 1700 mm/năm. Lượng mưa phân bố không đều tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm khoảng 80% lượng mưa hàng năm song mưa lớn thường xảy ra vào tháng 7 và tháng 8. Xã hầu như không có bão to xảy ra, hàng năm thường chỉ có giông bão nhỏ và kèm theo mưa lớn, ở xã trung bình có từ 4 - 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến, gây gió cấp VII, VIII, IX và mưa diện rộng. Thường không có lũ lụt, hiện tượng lũ lụt hiện nay đã cơ bản được khắc phục, có hệ thống trạm bơm tiêu Lê Tính của công ty TNHH Nhà nước một thành viên quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Phú Thọ hoạt động tương đối tốt.
Điều kiện khí hậu trên tạo điều kiện cho các cây trồng (nhất là cây trồng ngắn ngày) tăng khả năng quang hợp, tích lũy vật chất, cho năng suất cây trồng cao.
Chế độ thủy văn mang đặc điểm của thuỷ văn miền trung du lưu vực hệ thống sông Hồng. Trên địa bàn có dòng sông Hồng chảy qua xã với chiều dài khoảng 2,5km, thuộc khu vực hạ lưu nên tốc độ dòng chảy không quá mạnh. Vào
mùa mưa thì nước dâng cao có lúc chảy mạnh, hiện nay đã có nhà máy thủy điện sông Đà điều tiết nên dòng chảy không lớn. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có các hệ thống kênh tiêu nước ra sông Hồng cùng nhiều ao, hồ phân bố ở hầu hết các khu vực trong xã.
Nhìn chung khí hậu và thủy văn của xã Cao Xá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, cây trồng và vật nuôi phong phú, đa dạng.
4.1.1.3. Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên toàn xã là 1136,02 ha. Đất đai xã Cao Xá chủ yếu là đất phù sa không được bồi hàng năm, chỉ có 1 phần diện tích đất nhỏ được bồi ngoài đê sông Hồng.
Xã có sông Hồng chảy qua, cung cấp nguồn nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp đồng thời mang theo trữ lượng lớn phù sa màu mỡ bồi tụ cho vùng đất Cao Xá, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp của địa phương.
Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng đất của xã Cao Xá năm 2014
STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất sản xuất nông nghiệp 754,34 66,40
2 Đất phi nông nghiệp 371,48 32,70
3 Đất chưa sử dụng 10,2 0,90
Nguồn: UBND xã Cao Xá
4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của xã Cao Xá
4.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm
Năm 2014, tổng dân số trên địa bàn xã là 9.046 khẩu với 2.631 hộ phân bố ở 23 khu hành chính gồm:
- Làng Dục Mỹ chia ra thành các khu hành chính: Xóm Trong, Xóm Giữa, Đầu Thành, Tân Lĩnh, Đông Lĩnh, Sơn Lĩnh.
- Làng Cao Xá chia ra thành các khu hành chính: Đông Thịnh, An Thái, An Thịnh, Trung Cường, Hậu Cường.
- Làng Phù Phong chia ra thành các khu hành chính: Kiến Thiết, Phong Vân A, Phong Vân B.
- Làng Tề Lễ chia ra thành các khu hành chính: Tề Lễ, Nam Nhạc, Nguyễn Xá A, Hạ Thôn, Thị Tứ.
- Làng Vĩnh Mộ được chia ra thành các khu hành chính: Nguyễn Xá B, Dương Khê Đông, Dương Khê Tây, Thanh Hà.
Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 5530 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 35,4% (1956 lao động). Là một xã có truyền thống nông nghiệp nên phần lớn người dân trong xã phát triển kinh tế bằng nghề chăn nuôi và trồng trọt là chủ yếu, lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 1975 người, chiếm 35,7%. Ngoài ra nhiều hộ còn phát triển các nghề truyền thống như làm tương, nghề mộc… Xã Cao Xá có nguồn lao động dồi dào, người dân chịu thương chịu khó, giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp vì vậy mà việc làm cũng như thu nhập của người dân luôn ổn định, thu nhập bình quân đầu người đạt 11 triệu/năm. Hộ nghèo trong toàn xã giảm còn 10%.
Toàn xã có 7/23 khu dân cư đạt danh hiệu văn hóa cấp tỉnh, 100% các tổ chức, đoàn thể xã hội đạt vững mạnh tiên tiến xuất sắc, tư tưởng của nhân dân ổn định, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tích cực tham gia xây dựng quê hương đất nước, đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới.
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Trong những năm gần đây, xây dựng cơ sở hạ tầng của xã đã được huy động từ tổng nguồn lực của nhà nước và nhân dân, bởi vậy các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xóm đã được bê tông hóa, rất thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển tư liệu sản xuất, giao lưu, trao đổi hàng hóa. 3/4 nhà trường và trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Phương tiện nghe nhìn thông tin liên lạc phát triển mạnh với 135 máy điện thoại/100 dân (Cả điện thoại di động và máy bàn).
Một số công trình hạ tầng cơ sở đang được đầu tư, làm mới, nâng cấp, sửa chữa theo quy hoạch, trong đó công trình cải tạo lưới điện quốc gia đã được khảo sát và tiến hành nâng cấp. Đường giao thông liên xã, liên làng, giao thông nội đồng (bờ vùng, bờ thửa), mương máng tưới tiêu, các công trình thủy lợi khác đang tiến hành khởi công làm mới, nâng cấp, xây dựng theo quy hoạch. Hiện nay, đường giao thông trục làng, xóm có mặt đường rộng 4-7m đã được bê tông hóa 40% và cứng hóa 60%, hệ thống đường giao thông ngõ, xóm có mặt dường rộng từ 3-6m đã được bê tông hóa 70% và cứng hóa 30%, các tuyến giao thông nội đồng chính với chiều rộng nền 5m đã cứng hóa được trên 5%, hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng đã được cứng hóa 10km chiếm 22,7%. Quỹ đất để xây nhà văn hóa ở các khu chưa có nhà văn hóa đã được bố trí quỹ đất để các khu làm nhà văn hóa trong năm 2014. Bên cạnh đó, xã đã tăng cường phối hợp với
các cơ quan chức năng của huyện, tỉnh, các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề, đào tạo nghề cho nông dân, đồng thời tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình sản xuất kinh tế có hiệu quả để nhân ra diện rộng.
4.1.2.3. Đặc điểm kinh tế của xã Cao Xá
Tổng giá trị sản xuất của xã Cao Xá năm 2014 đạt 163,2 tỷ đồng, trong đó ngành nông – lâm – thủy sản đạt 59,3 tỷ đồng chiếm 36,34%, ngành công nghiệp – xây dựng đạt 46,7 tỷ đồng chiếm 28,61%, dịch vụ thương mại đạt 57,2 tỷ đồng chiếm 35,05% tổng giá trị sản xuất.
Bảng 4.2. Giá trị sản xuất từ các lĩnh vực khác nhau của xã Cao Xá năm 2014
Lĩnh vực kinh tế
Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ - thương mại
Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %
Giá trị
sản xuất 59,3 36,34 46,7 28,61 57,2 35,05
Nguồn: UBND xã Cao Xá
Xã đã xây dựng quy hoạch xây dựng nông thôn mới trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó tập trung lập các quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các công trình văn hóa xã hội phúc lợi khác.... Theo đó, trên địa bàn sẽ hình thành vùng sản xuất cây lương thực, vùng chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, vùng trồng rau màu thực phẩm cao cấp: Rau sạch, hoa mầu, cây ăn quả, cây công nghiệp, vùng trồng cây giống và vùng trồng các cây công nghiệp khác có giá trị kinh tế cao. Vùng quy hoạch cho khu làng nghề - tiểu thủ công nghiệp nằm ở khu cửa Đông (thuộc làng Dục Mỹ) được định hướng phát triển các ngành nghề truyền thống: Làm tương, nghề mộc,… đang hình thành và phát triển, đã có hàng chục hộ trong làng sản xuất tương xuất bán ra thị trường, nhà giới thiệu, quảng bá sản phẩm tương truyền thống xây dựng trên diện tích 800m2 với số tiền đầu tư 600 triệu đồng đã hoàn thiện.
Trong sản xuất nông nghiệp, xã đẩy mạnh ứng dụng đưa cơ giới vào sản xuất, các hộ tập trung đầu tư, liên kết chặt chẽ việc sản xuất giống cây, con giống