Thời gian sinh trưởng của cây lúa là thời gian từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi cây lúa có hạt chín hoàn toàn, nhưng trong thực tiễn được tính từ khi gieo đến khi 85% hạt chín. Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn tùy theo giống và thời vụ gieo cấy.
Thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào từng giống và phản ứng của giống với biến đổi của thời kì chiếu sáng, nhiệt độ. Trong đó chu kì ánh sáng có vai trò chủ yếu.
Các giống lúa ngắn ngày hoặc lúa sớm ít nhạy cảm với quang chu kì, có thể gieo cấy cả 2 vụ.
Các giống lúa dài ngày, lúa muộn lại nhạy cảm với quang chu kì, thường chỉ cấy được 1 vụ trong năm.
Xu hướng các nhà chọn giống hiện đại là tạo ra những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, ít nhạy cảm với quang chu kì nhằm thực hiện tốt quá trinh luân canh tăng vụ, tăng sản lượng lúa gạo/năm.
Từ kết quả bảng 7, biểu đồ 7 cho thấy thời gian sinh trưởng của các dòng khảo sát dao động từ 104 đến 124 ngày, dòng có thời gian sing trưởng dài nhất ở vụ 1 là J1.10 (111 ngày), ở vụ 2 là J1.2 (124 ngày), dòng có thời gian sinh trưởng ngắn nhất ở vụ 1 là J1.1 (105 ngày), ở vụ 2 là J1.8 (115 ngày). Như vậy thời gian sinh trưởng của các dòng khảo sát có thể xếp vào dạng ngắn ngày.
Bảng 7: Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng (ngày) STT Dòng Vụ 1 Vụ 2 1 J1.1 105 119 2 J1.2 110 124 3 J1.3 109 121 4 J1.4 105 120 5 J1.5 108 122 6 J1.6 106 119 7 J1.7 109 123 8 J1.8 110 115 9 J1.9 107 121 10 J1.10 111 120
95100 100 105 110 115 120 125 130 J1 J2 J3 J4 J5 J6 J7 J8 J9 J10 Vụ1 Vụ2
Biểu đồ 7: Thời gian sing trưởng 6. Dạng thân và màu sắc lá
Dạng thân là một trong những yếu tố cấu thành năng suất. Thân lúa đứng là điều kiện tốt để cây lúa hấp thu năng lượng ánh sáng từ đó thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa.
Màu sắc thân, lá và các bộ phận khác của cây lúa do nhiều gen quy định. Nagao (1962) và cộng sự cho biết: Màu sắc anthocyanin ở các bộ phận của cây lúa có liên quan mật thiết đến hai gen bổ trợ, kí hiệu là A và C. Gen C thuộc nhóm liên kết 6, điều khiển việc tổng hợp chất tạo màu (chromogen), gen A thuộc nhóm liên kết 1, hoạt hóa sản phẩm của gen C và điều khiển việc chuyển hóa chất tạo màu thành anthocyanin. Anthocyanin được phân bố trong các bộ phận khác nhau của cây như thân, lá, nhị... quá trình này chịu sự kiểm soát của một số gen độc lập với A và C cùng với một hệ thống các gen ức chế quá trình nêu trên.
Từ kết quả theo dõi của chúng tôi cho thấy dạng thân và màu sắc lá ở các vụ, các dòng là tương đương nhau chứng tỏ gen quy định các tính trạng này rất kiên định, phản ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường.