Chiều cao cây

Một phần của tài liệu Khảo sát sự thích nghi sinh thái của 10 dòng lúa nhập nội (Trang 28 - 30)

Chiều cao cây là một yếu tố quan trọng quyết định tới năng suất giống lúa, nó có liên quan đến tính kháng đổ, nếu cây quá cao sẽ dễ bị đổ ở giai đoạn vào chắc. Vì lúc này trọng lượng của bông lúa ngày càng tăng, thân lúa quá cao thì khả năng chống đỡ kém, dễ bị đổ, giảm năng suất một cách rõ rệt. Tuy nhiên ở những khu vực trũng dễ bị ngập úng thì cây lúa cao lại có tác dụng tốt. Do những ưu, nhược điểm trên mà trong công tác chọn giống các nhà khoa học cần hết sức quan tâm.

Có nhiều cách phân loại chiều cao cây lúa:

Theo “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa” (IRRI-1996) chiều cao cây lúa được chia làm 3 loại chính:

Nửa lùn (vùng thấp<110cm; vùng cao<90cm)

Trung gian (vùng thấp 110-130cm; vùng cao 90-125cm) Cao (vùng thấp>130cm; vùng cao>120cm)

Theo Trần Duy Quý: Rất cao >125cm Cao 101cm-125cm

Nửa lùn 71cm-100cm Lùn 51cm-70cm Siêu lùn <50cm

Theo Chang (1964) chiều cao cây lúa được kiểm tra bởi một số gen tương tác theo kiểu cân bằng như: D, Sm, md, dw, T và d. Mức độ chi phối chiều cao cây của chúng theo thứ tự: D>Sm>dw>md, bên cạnh đó gen át chế của T là I nên cây có kiểu gen I_T sẽ có dạng lùn.

Theo nghiên cứu của Đào Xuân Tân (1994) và Đỗ Hữu Ất (1997) thì đột biến lặn về chiều cao cây có thể xuất hiện theo 2 hướng là dạng thấp hơn dạng gốc (lùn và nửa lùn) và dạng cao hơn dạng gốc (tùy thuộc vào đặc điểm của giống và liều lượng phóng xạ), tương tác cân bằng giữa 2 locut I và T vốn

có ở các giống lúa cổ truyền tạo nên sự ổn định của tính trạng này. Đột biến phá vỡ sự cân bằng giữa các locut kiểm tra chiều cao cây, do vậy sự biến đổi của locut I và T hoặc một trong các locut D sẽ tạo ra các dòng có đột biến chiều cao cây khác nhau và khác với giống gốc.

Bảng 2: Chiều cao cây Chiều cao cây

Vụ 1 Vụ 2 STT Dòng X±m CV% X±m CV% 1 J1.1 76,51,2 15,2 78,1 2,3 14,0 2 J1.2 78,42,4 19,1 79,3 1,4 16,8 3 J1.3 89,21,3 16,3 90,8 1,4 15,0 4 J1.4 80,81,9 15,5 81,9 1,3 14,1 5 J1.5 86,32,4 17,9 86,5 2,3 17,0 6 J1.6 83,31,2 22,6 84,3 1,2 20,9 7 J1.7 81,91,4 24,3 82,5 2,0 23,2 8 J1.8 88,61,5 24,3 89,2  1,6 23,4 9 J1.9 98,41,2 14,3 99,4  1,5 10,9 10 J1.10 77,51,4 16,9 78,8  1,7 15,5

Từ kết quả bảng 2 cho thấy các dòng lúa khảo sát có chiều cao cây ở mức nửa lùn từ 72,5cm đến 99,4cm.

Nhìn chung chiều cao cây không có sự sai khác nhiều ở 2 vụ tuy nhiên ở vụ 2 tính trạng này có chỉ số cao hơn vụ 1.

Ở vụ 2 dòng J1.9 cao nhất (99,41,5cm), dòng J1.1 thấp nhất (78,12,3cm).

Hệ số biến động CV% về tính trạng chiều cao cây nhìn chung ở mức trung bình, trừ các dòng J1.6; J1.7; J1.8 có mức biến động cao.

Đây là các dòng có chiều cao tương đối ổn định, trong mỗi dòng giữa các cây không có sự biến động nhiều về chiều cao chứng tỏ gen quy định tính trạng chiều cao cây của các dòng trên khá kiên định.

0 20 40 60 80 100 120 J1 J2 J3 J4 J5 J6 J7 J8 J9 J10 Vụ 1 Vụ 2

Biểu đồ 2: Chiều cao cây

Một phần của tài liệu Khảo sát sự thích nghi sinh thái của 10 dòng lúa nhập nội (Trang 28 - 30)