Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông mã đoạn chảy qua tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2014 (Trang 73 - 76)

a) Vị trí địa lý

4.6.1.Các giải pháp chung

* Nhóm giải pháp về luật pháp và chính sách

- Cần xem xét cụ thể để bổ sung các nội dung còn thiếu về BVMT nước sông.

- Chấn chỉnh công tác cấp phép khai thác, đánh giá tác động môi trường theo đúng các quy định của Luật BVMT, Luật Khoáng sản, các Nghị định của Chính phủ,…

- Xem xét, bổ sung các văn bản hướng dẫn cụ thể đối với công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các làng nghề và các cơ sở khai thác khoáng sản trên sông Mã. Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã quy định rất rõ về đối tượng thu phí, mức thu phí tương ứng với từng loại nước thải. Tuy nhiên, việc thu phí hiện nay vẫn áp dụng chủ yếu đối với nước thải công nghiệp, còn đối với nước thải sinh hoạt mới chỉ áp dụng cho những khu dân cư có hệ thống cung cấp nước sạch tập trung (thu qua phí nước sạch theo tỷ lệ %). Vì vậy, cần phải tăng cường và sớm thực hiện đối với cấp địa phương để nâng cao hiệu quả quản lý nước thải, tăng nguồn thu để đầu tư quay vòng lại cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư.

- UBND tỉnh Thanh Hóa cần tập trung chỉ đạo hoàn thành mục tiêu xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở nằm trên lưu vực sông Mã theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục kiểm tra, phát hiện các nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong lưu vực sông Mã để đưa vào diện xử lý.

- Hạn chế cấp phép xả thải đối với các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng và có nguy cơ gây sự cố môi trường.

- Giám sát các hoạt động giao thông thủy và khai thác vật liệu xây dựng trên nhánh chính sông Mã, đảm bảo không làm ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng nước và làm mất mỹ quan của dòng sông.

- Việt Nam cần chủ động và có biện pháp cụ thể hợp tác khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên LVS Mã với Lào, tiến tới xây dựng các hiệp định, quy chế quản lý, chia sẻ và bảo vệ tài nguyên nước đối với các sông quốc tế, nguồn nước xuyên quốc gia.

* Nhóm giải pháp về quy hoạch và kế hoạch

- Quy hoạch cần được xây dựng theo cách tiếp cận có sự tham gia của nhiều bên, được tham vấn rộng rãi và có sự đồng thuận cao của cộng đồng trước khi phê duyệt.

-Tăng cường năng lực của các cơ quan, tổ chức và các bên liên quan, đặc biệt là trong khả năng thực hiện các hoạt động phối hợp liên ngành, liên địa phương.

* Nhóm giải pháp về kĩ thuật và công nghệ

- Triển khai áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn trong các khâu sản xuất của các doanh nghiệp. Lựa chọn giải pháp công nghệ thích hợp đầu tư xử lý nước thải đạt Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

- Đẩy mạnh các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các cấp, đặc biệt là việc kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực sông nhằm phòng ngừa, khống chế ô nhiễm xảy ra. Tiến hành lập dự án đầu tư xử lý môi trường đối với các khu vực đã và đang bị ô nhiễm.

- Cần tiếp tục quá trình quan trắc, giám sát thường xuyên môi trường nước sông Mã, theo dõi những biến động bất thường cũng như quy luật biến động môi trường. Qua đó có thể khắc phục, hạn chế các hoạt động ảnh hưởng đến chất lượng nước sông. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường năng lực quan trắc, tăng tần suất giám sát môi trường nước mặt, đặc biệt là việc triển khai hệ thống quan trắc tự động liên tục môi trường nước mặt và đầu tư hơn về nghiên cứu và triển khai các công nghệ quan trắc mới, hiện đại.

- Từng bước đưa công nghệ sinh học vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, giảm dần việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong nông nghiệp.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế dưới các hình thức hợp tác đa phương, song phương với các nước, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ về các mặt chuyển giao các công nghệ xứ lý môi trường, công nghệ sản xuất sạch.

* Nhóm giải pháp về kinh tế

- Sửa đổi và ban hành phí xả nước thải theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (nguyên tắc PPP); phí xả nước thải phải bằng hoặc lớn hơn chi phí xử lý ô nhiễm.

- Tăng cường nguồn vốn cho các hoạt động BVMT: khai thác các nguồn vố hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp, các

nhà đầu tư chho lĩnh vực xử lý môi trường, các nguồn vốn trong nhân dân theo nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm.

* Nhóm giải pháp về tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của

cộng đồng

- Xây dựng các cơ chế để thu hút sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong đó có cộng đồng dân cư trong các quá trình lập quy hoạch, kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường nước.

- Tăng cường vai trò của cộng đồng dân cư trong quản lý và sử dụng nguồn nước.

- Công bố các thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường và các điều luật trên các phương tiện thông tin đại chúng để từ đó mọi người có tinh thần tự giác, ý thức bảo vệ môi trường.

- Giáo dục trong trường học: Thực hiện các chương trình giáo dục về môi trường, ô nhiễm môi trường để cung cấp kiến thức cho học sinh, sinh viên nhằm nâng cao ý thức tự giác BVMT cho thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông mã đoạn chảy qua tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2014 (Trang 73 - 76)