4.1.1.1. Vị trí địa lý
Quế Võ là huyện nằm ở phía Đông tỉnh Bắc Ninh, trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, cách huyện Quế Võ 10 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 40 km về phía Tây Nam. Toạ độ địa lý của huyện nằm trong khoảng từ 21004’00”
đến 21011’00” độ vĩ Bắc và từ 106005’50” đến 106017’30” độ kinh Đông. Vị trí tiếp giáp với các địa phương sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang.
- Phía Nam giáp huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. - Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.
- Phía Tây giáp huyện Tiên Du và huyện Quế Võ.
Huyện Quế Võ có 01 thị trấn Phố Mới và 20 xã gồm (Bằng An, Chi Lăng, Quế Tân, Phù Lương, Đại Xuân, Mộ Đạo, Hán Quảng, Nhân Hoà, Phượng Mao, Phương Liễu, Yên Giả, Bồng Lai, Việt Hùng, Việt Thống, Cách Bi, Ngọc Xá, Đào Viên, Châu Phong, Đức Long và Phù Lãng). Diện tích đất tự nhiên 15.484,82ha.
Có quốc lộ 18 Nội Bài - Quảng Ninh chạy qua dài 22km là cầu nối phát triển kinh tế xã hội giữa các nhóm thành viên của vùng kinh tế trọng Điểm Bắc Bộ gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.
Cùng với hệ thống đường tỉnh lộ 291 dài 21km và các đường liên xã dài 219km, hình thành lên mạng lưới giao thông rất thuận lợi thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm giữa các vùng trong tỉnh.
Huyện Quế Võ gần thành phố Hà Nội và huyện Quế Võ đây là những thị trường rộng lớn, đồng thời cũng là nới cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi các sản phẩm hàng hoá đối với mọi miền đất nước và cũng là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng nông sản, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống...
Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy huyện Quế Võ có đủ điều kiện để giữ vững an ninh, phát huy tiềm năng đất đai sẵn có, cũng như các nguồn lực khác, tạo Điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ theo xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Hình 4.1. Vị trí địa lý huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Quế Võ tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích đất trong huyện đều có độ dốc <30(trừ một số đồi núi thấp như: núi ở xã Phù Lương, Phù Lãng có độ cao từ 20 - 80 m, Chiếm diện tích nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên). Địa hình vùng đồng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ chênh cao so với mặt nước biển trung bình từ 3 - 5 m.
Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tIểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
4.1.1.3. Đặc Điểm khí hậu và mạng lưới sông ngòi
* Đặc Điểm khí hậu
Huyện Quế Võ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Đặc trưng thời tiết là nóng ẩm và mưa nhiều.
* Chế độ nhiệt
Huyện Quế Võ nhìn chung có nhiệt độ khá cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 ÷ 270C. Tháng có nhiệt độ trung bình lớn nhất thường rơi vào tháng VI và tháng VII, nhiệt độ trung bình hai tháng này từ 28 ÷ 330C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng I, nhiệt độ trung bình tháng này chỉ từ 16 ÷ 200C.
Nhiệt độ lớn nhất quan trắc được tại huyện Quế Võ là 39,70C vào ngày 20/VII/2001. Biến động nhiệt độ rất lớn, chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất thường trên 350C. Nhiệt độ thấp nhất quan trắc được tại huyện Quế Võ chỉ là 2,80C vào ngày 30/XII/1975.
Bảng 4.1. Một số đặc trưng khí hậu Bắc Ninh
Đặc trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Nhiệt độ (0C) 16,0 17,2 20 23,7 27,3 28,8 29,1 28,3 27,3 24,7 21,2 17,8 23,5 Tổng giờ nắng (giờ) 78,1 44,5 47,4 91,0 192,8 175,5 205,5 180,8 191,8 175,8 154,2 122,81660,1 Lượng mưa (mm) 560 550 540 820 930 990 1760 1520 2200 1150 950 5601044,1 Lượng bốc hơI (mm) 70,8 57,0 57,9 64,2 91,9 94,1 97,1 80,8 82,5 87,1 85,8 81,3 950,6 Độ ẩm (%) 78,2 81,6 85,2 86 82,5 82,4 82,2 84,6 82,5 80,4 77,2 76,2 81,6 Tốc độ gió (m/s) 2,0 2,2 2,1 2,2 2,1 2,1 2,3 1,7 1,6 1,7 1,7 1,9 2,0
Nguồn: Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bắc Ninh đến 2020
* Nắng
Số giờ nắng trung bình huyện Quế Võ khoảng từ 1400 đến 1700 giờ/năm. Tháng nhiều nắng nhất là tháng VII đến tháng IX, trung bình số giờ nắng mỗi tháng từ 160 đến 200 giờ. Tháng ít nắng nhất là tháng II và tháng III, trung bình chỉ từ 40 đến 50 giờ mỗi tháng.
* Lượng bốc hơi
Khả năng bốc hơi trên lưu vực phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu: Nhiệt độ không khí, nắng, gió, độ ẩm, mặt đệm… huyện Quế Võ có nền nhiệt độ khá cao kết hợp với tốc độ gió cũng tương đối lớn nên lượng bốc hơi ở đây tương đối cao, trung
Lượng bốc hơi lớn nhất quan trắc được là 1.348 mm năm 2003 tại huyện Quế Võ, lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng II đến tháng IV với lượng bốc hơi khoảng 50 ÷ 70 mm/tháng.
* Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và lượng mưa. Vào các tháng mùa mưa độ ẩm có thể đạt 80÷90%. Các tháng mùa khô độ ẩm chỉ từ 70÷80%. Độ ẩm không khí thấp nhất quan trắc được tại huyện Quế Võ là 7% vào ngày 5/I/1963.
* Gió, bão
Hướng gió thịnh hành trong huyện Quế Võ vào mùa hè là gió Nam và Đông Nam, vào mùa đông hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình của tỉnh vào khoảng 1,5÷2,5 m/s. Tốc độ gió lớn nhất quan trắc được tại huyện Quế Võ là 28m/s.
* Đặc Điểm mạng lưới sông ngòi
Huyện Quế Võ có 2 sông chảy qua bao gồm: sông Đuống và sông Cầu. Trong đó sông Cầu làm nhiệm vụ cung cấp nước chủ yếu cho huyện, sông Đuống làm nhiệm vụ tưới tiêu kết hợp.
a. Sông Cầu
Dòng chính sông Cầu bắt nguồn từ dãy núi Vạn On ở độ cao 1.175 m thuộc Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Chiều dài sông tính tới Phả Lại là 290 km, diện tích lưu vực 6,030 km2. Nếu tính các phụ lưu có Chiều dài từ 10 km trở lên thì từ thượng nguồn về đến chỗ nhập lưu của sông Thương với sông Cầu có tất cả 27 phụ lưu, trong đó chỉ có khoảng 4 ÷ 5 phụ lưu lớn có diện tích lưu vực từ vài trăm đến trên 1.000 km2 còn lại là những phụ lưu nhỏ.
Sông Cầu chảy qua địa phận Bắc Ninh dài khoảng 70 km, là nguồn cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt và cũng là nới nhận nước tiêu cho vùng phía Bắc tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh khác thuộc lưu vực.
b. Sông Đuống
Còn được gọi là sông Thiên Đức hay Thiên Đức Giang là con sông đào dài 68 km2, nối sông Hồng Với sông Thái Bình. Điểm đầu là từ ngã 3 dâu Xuân Canh Đông Anh Hà Nội tại địa giới giữa 2 huyện Đông Anh và Gia Lâm Điểm cuối là ngã 3 Mỹ Lộc Trung kênh Lương Tài. Sông đuống chảy qua các huyện Tiên Du,
Quế Võ Thuận Thành và Gia Bình.
Sông Đuống có cao trình đáy 1,7 ÷ 2,0 m; độ rộng trung bình 30 ÷ 50 m. Sông có nhiệm vụ chuyển tải nước mưa từ lưu vực Đầm Thiếp và lưu lượng từ các trạm bơm của các khu tiêu nội đồng như các trạm bơm Mộ Đạo, Quế Ổ, Từ Phong, Đông Du rồi chuyển tải ra sông Cầu qua cống, trạm bơm Chi Lăng. Ngoài ra nó còn được xử dụng để dẫn nước sang sông Cầu để tưới lúa và hoa màu trong mùa cạn.