Giới thiệu tóm lược về LVS Cầu

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước mặt sông cầu đoạn chảy qua địa bàn huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 29)

Sông Cầu là sông chính trong hệ thống LVS của nó, hệ thống này có tổng số Chiều dài các nhánh sông là 1.600 km. Trong đó, riêng sông Cầu có Chiều dài 288 km, chảy qua địa bàn các tỉnh: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh. Sông Cầu đi qua cả 3 vùng sinh thái là miền núi, trung du và đồng bằng. Địa hình chung của khu vực theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Mạng lưới sông, suối phát triển dọc theo sông Cầu thành một lưu vực rộng lớn với tổng diện tích 6.030 km2, nằm trên 6 tỉnh. Các nhánh sông chính phân bố tương đối đều dọc theo dòng chính và đổ thẳng ra sông Cầu bao gồm: Sông Chu, Nghinh Tường, Đu, Công, Cà Lồ, Ngũ Huyện Khê.

Tổng lượng nước trên LVS Cầu khoảng 4,5 tỷ m3/năm. Lưu lượng dòng chảy mùa lũ không vượt quá 75% lưu lượng cả năm từ tháng 6 đến tháng 10. Mùa khô kéo dài từ 7 - 8 tháng, có lưu lượng Chiếm 18 - 25% lưu lượng cả năm, 3 tháng kiệt nhất là tháng 1, 2 và 3 lưu lượng chỉ Chiếm 5,6 - 7,8%.

Sông Cầu rất giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên rừng đa dạng độ che phủ rừng ước đạt khoảng 45%, nguồn nước dồi dào, tài nguyên khoáng sản như sắt, kẽm, than, vàng, thiếc,... ngoài ra còn có VQG Ba Bể, VQG Tam Đảo, khu BTTN Kim Hỷ và các khu văn hóa lịch sử có giá trị cao.

Cơ cấu kinh tế các tỉnh trong lưu vực chủ yếu dựa trên nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp, thuỷ sản đóng góp đáng kể vào cơ cấu này.

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao hơn tỷ lệ trung bình quốc gia. Sản phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản Chiếm khoảng 26% và có xu hướng giảm nhanh. Các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc tăng trưởng nhanh về công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Hình 2.6 GDP một số tỉnh thuộc LVS Cầu (JICA, Bộ tài nguyên môi trường, 2014)

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước mặt sông cầu đoạn chảy qua địa bàn huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w