Về phía học sinh

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học sinh học 12 (cơ bản) phần bảy chương II quần xã sinh vật và chương III hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (Trang 39)

6. Những đóng góp của đề tài

1.3.2Về phía học sinh

Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã khảo sát, điều tra HS bằng các phiếu điều tra, chúng tôi đã thu đƣợc những kết quả đáng kể, từ đó kiểm tra đƣợc các mặt nhận thức, thái độ và hành vi của HS về vấn đề BĐKH cụ thể nhƣ sau: Câu Tiêu chí 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nhận thức b e a d a a b/ c a A B Thái độ x x x x x x Hành vi x x x x x x x x x Bảng đáp các án đúng phụ lục 2 Tổng số HS điều tra Nhận thức Thái độ Hành vi Đầy đủ (8/10) Chƣa đầy đủ (5- 7/10) Hiểu ít (dƣới 5) Tích cực (4/10) Tiêu cực (dƣới 4) Tích cực (7/10) Tiêu cực (4/10) 350 Số lƣợng 15 230 110 220 130 200 150 Tỉ lệ (%) 4 66 30 63 37 57 43

Về nhận thức: Qua các số liệu điều tra có thể thấy rằng phần lớn HS ở các trƣờng phổ thông đều cho rằng môn Sinh học là môn phụ, các em chủ yếu chỉ chú ý đến các môn nhƣ: Toán, lí, hóa…cho nên khi đƣợc hỏi về vấn đề BĐKH hiện nay đều có nhận thức chƣa đầy đủ (chiếm tới 66%), số HS biết tới BĐKH toàn cầu nhƣ một trong những vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt còn quá ít và là một con số cực kì khiêm tốn (4%). Đặc biệt, còn tới 30% các em hiểu biết rất ít thậm chí là hiểu sai. Đối với những đe dọa của BĐKH với đất nƣớc và ngay địa phƣơng mình các em cũng chƣa có đƣợc hiểu biết đầy đủ, chỉ khoảng 4% trong số học sinh đƣợc điều tra biết rằng Việt Nam nằm trong số những quốc gia chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất của BĐKH thông qua những hiện tƣợng biến đổi của thời tiết xảy ra trong những năm gần đây, chỉ khoảng 50% có hiểu biết về những thiên tai ngay tại nơi các em sinh sống. Qua điều tra cho thấy việc nhận thức về vấn đề BĐKH của học sinh THPT còn rất hạn chế và chƣa đầy đủ hoặc có cái nhìn sai lệch, phiến diện.

Tất cả HS khi đƣợc hỏi đều trả lời rằng đã từng đƣợc nghe cụm từ BĐKH song nguồn thông tin về vấn đề này còn rất hạn chế, mức độ hiểu biết rất mơ màng, nhất là học sinh ở miền núi. Chủ yếu các em đƣợc cung cấp thông tin qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ tivi, Internet,…(chiếm 60%). Chỉ có khoảng 40% học sinh đƣợc thu nhập thông tin về BĐKH qua môn Sinh học và các môn khác nhƣng chủ yếu dƣới hình thức thông báo thông tin từ giáo viên để mở rộng nội dung bài học. Nhƣ vậy, qua kết quả điều tra có thể thấy rằng: hiện nay, việc đƣa các nội dung GDBĐKH vào trong các bài học ở nhà trƣờng phổ thông, đặc biệt là các bài học Sinh học chƣa nhận đƣợc sự quan tâm thích đáng. Bởi vậy, ngay lúc này vấn đề quan trọng đặt ra là cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác GDBĐKH trong các nhà

trƣờng phổ thông để nâng cao nhận thức cho HS về các vấn đề BĐKH, giúp các em có những kỹ năng sống cần thiết.

Về thái độ: Đa số HS khi đƣợc hỏi đều có thái độ tích cực đối với các vấn đề về BĐKH và tỏ ra rất hứng thú với những bài học có tích hợp nội dung GDBĐKH (63%) và cho đó là việc làm rất cần thiết. Đặc biệt, các em rất thích thú khi tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trƣờng, vì theo các em học ngoại khóa vừa có thể phát huy tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong tổ, trong lớp với nhau.

Về hành vi: Do nhận thức của HS còn thiếu về các vấn đề BĐKH dẫn tới hành động liên quan đến BĐKH còn hạn chế hơn nhiều, bao gồm cả những kỹ năng ứng phó với những hiện tƣợng BĐKH và hành động để bảo vệ môi trƣờng làm thay đổi hiện tƣợng BĐKH trong tƣơng lai.

Đối với những HS ở thị trấn và đồng bằng do chất lƣợng dạy tốt và các em thƣờng xuyên đƣợc tiếp xúc với các phƣơng tiện truyền thông hiện đại nên kiến thức về BĐKH tốt hơn. Tuy nhiên, việc thể hiện hành vi của các em với môi trƣờng vẫn còn hạn chế nhƣ: Các em còn lãng phí sử dụng nƣớc, đổ rác không đúng nơi quy định, ít tham gia các phong trào phòng chống thiên tai ở địa phƣơng…

Đối với học sinh miền núi: khi đƣợc hỏi có tham gia vào các công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trƣờng, phát triển kinh tế ở địa phƣơng…thì các em không ngại trả lời rằng chƣa từng bao giờ tham gia các hoạt động đó, thậm chí nhiều em còn quan niệm đó không phải là trách nhiệm của bản than mình.

Thực tế trên đã đặt ra một câu hỏi lớn cho các nhà giáo đứng trên bục giảng: liệu rằng nội dung và phƣơng pháp GDBĐKH của chúng ta đối với học sinh đã đi theo chiều hƣớng tích cực và hợp lí chƣa? Bởi lẽ không phải GDBĐKH cho các em qua các môn học, ví dụ nhƣ môn Sinh học chỉ là giúp HS hiểu đƣợc khái niệm thế nào là BĐKH để từ đó các em nắm đƣợc các nội

dung cơ bản của BĐKH, giáo viên phải tạo ra sự thay đổi về mặt thái độ, đặc biệt là sự thay đổi về hành vi của HS trƣớc vấn đề BĐKH toàn cầu và của địa phƣơng, từ đó các em thấy đƣợc trách nhiệm của bản than trong xã hội và tích cực tham gia các phong trào phòng chống và giảm nhẹ tác động của BĐKH ở nhà trƣờng cũng nhƣ ở địa phƣơng nơi các em đang sinh sống. Chỉ khi nào thực hiện đƣợc nhiệm vụ này thì công tác dạy và học trong nhà trƣờng mới thực sự có hiệu quả và HS mới thực sự lĩnh hội đƣợc hết những tri thức mà GV truyền đạt.

Nhƣ vậy, thông qua phỏng vấn, trao đổi, điều tra các GV và HS các trƣờng THPT về vấn đề giảng dạy nội dung BĐKH qua môn Sinh học, tôi nhận thấy việc GDBĐKH còn gặp không ít khó khăn mặc dù đa số GV đã nhận thức tầm quan trọng của vấn đề. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa vấn đề đƣa nội dung GDBĐKH vào trong dạy học Sinh học, bởi không chỉ truyền thụ cho HS những kiến thức về kinh tế, xã hội, môi trƣờng mà còn phải hƣớng dẫn cho HS đƣợc những giá trị để biết cách sống một cách bền vững, hài hòa với tự nhiên và than thiện với con ngƣời.

Trên đây, là một số kết quả nghiên cứu chính về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc GDBĐKH trong chƣơng trình Sinh học lớp 12 (cơ bản), THPT. Đó là căn cứ quan trọng đầu tiên để ngƣời GV Sinh học, nhất là GV Sinh học dạy học khối lớp 12 thiết kế và tổ chức dạy học GDBĐKH cho HS của mình nhằm góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển bền vững.

CHƢƠNG 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 12 (CƠ BẢN)

2.1. Mục tiêu của giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua dạy học môn sinh học ở THPT

GDƢPBĐKH nhằm đạt tới mục tiêu cuối cùng về các mặt kiến thức, kỹ năng và giá trị mà trong đó sự thay đổi thái độ - hành vi là một đơn vị cấu thành chủ chốt.

Kiến thức

Học sinh phải nắm đƣợc những sự kiện, mức độ của sự biến đổi (tuy nhiên cả những ƣu điểm của xã hội xanh và lành mạnh), các hậu quả, tiềm năng, giải pháp có thể thực hiện và chiến lƣợc lãnh đạo mà nó có thể dẫn tới một con đƣờng phát triển bền vững.

Học sinh hiểu rõ đƣợc hậu quả nghiêm trọng của BĐKH, dựa trên những hiện tƣợng, vấn đề về môi trƣờng xung quanh nơi họ sống cũng nhƣ trong khu vực và trên toàn cầu.

HS phân tích đƣợc mối tác động tƣơng hỗ giữa các yếu tố kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, môi trƣờng…tới BĐKH.

HS hiểu rõ đƣợc vai trò và sự tác động của con ngƣời tới toàn bộ môi trƣờng sống dẫn đến BĐKH.

2.1.2 Kĩ năng

Bồi dƣỡng kĩ năng về BĐKH để hạn chế và ứng phó với những hậu quả khôn lƣờng do BĐKH gây ra trong thực tế cuộc sống.

Giáo dục cung cấp cho ngƣời học hệ thống kiến thức khoa học, bồi dƣỡng phƣơng pháp tƣ duy sáng tạo và kĩ năng hoạt động thực tiễn, nâng cao trình độ học vấn, phát triển năng lực của mỗi các nhân và hình thành lối sống văn hóa. Qua giáo dục mỗi con ngƣời trở thành ngƣời lao động tự chủ, năng

động, thông minh và sáng tạo tham gia một cách có ý thức trách nhiệm vào công cuộc xây dựng và phát triển cộng đồng, đất nƣớc. Giáo dục thông qua các môn học và hoạt động, giúp HS có sự hiểu biết đầy đủ và khoa học về hiện tƣợng BĐKH cũng nhƣ có điều kiện rèn luyện cho HS cách ứng phó với những thiên tai do BĐKH gây ra. Vì vậy, đứng trƣớc nguy cơ BĐKH, giáo dục phổ thông có trách nhiệm và khả năng đóng góp một cách có hiệu quả vào việc tăng cƣờng nhận thức và khả năng ứng phó với BĐKH.

2.1.3 Thái độ

Giáo dục về biến đổi khí hậu phải giúp cho học sinh có hiểu biết về hiện tƣợng biến đổi khí hậu, nguyên nhân và những tác động của nó tới đời sống con ngƣời và những biện pháp hạn chế các tác nhân dẫn đến BĐKH gây ra. Từ đó chuẩn bị cho học sinh tâm thế sẵn sàng tham gia các hoạt động nhằm chống lại hạn chế sự BĐKH.

Giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành công dân toàn cầu, có cảm xúc cá nhân thuộc về một hành tinh, một cộng đồng nhân đạo, yêu quí và làm bạn với tự nhiên. Yêu và bảo vệ hòa bình…đƣợc xem là những giá trị cần đƣợc khuyến khích khi tiến hành GDBĐKH. Thông qua GDBĐKH cần làm cho ngƣời học hiểu rằng không chỉ tự nhiên và hành tinh đang trong nguy hiểm mà các điều kiện cho sự duy trì một nền hòa bình bền vững của hàng triệu ngƣời cũng bị đe dọa.

Giáo dục hành vi - thái độ và năng lực của ngƣời công dân: Đây đƣợc xem là nội dung và mục tiêu hàng đầu của GDBĐKH. Sự thay đổi trong kiến thức và kỹ năng cần phải dẫn tới sự thay đổi hành vi - thái độ của ngƣời học theo những định hƣớng của sự phát triển bền vững trong lĩnh vực BĐKH.

2.2. Nội dung về giáo dục biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là vấn đề có tính toàn cầu, liên quan đến tất cả các vấn đề môi trƣờng nói chung nhƣ: Bảo vệ rừng và trồng rừng, sử dụng hợp lí đất

đai, củng cố và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, tiết kiệm năng lƣợng, giảm thiểu ô nhiễm và xóa đói, giảm nghèo…

Trên bình diện quốc tế, Hội nghị thƣợng đỉnh tại Copenhaghen nhằm mục tiêu thông qua một hiệp ƣớc về thay đổi khí hậu toàn cầu đƣợc tổ chức vào tháng 12-2009. Các nhà đàm phán đã hết sức nỗ lực để đạt đƣợc sự nhất trí thay thế Nghị định thƣ Kyoto về hạn chế khí thải carbon. Tuy nhiên, kết quả mang lại không nhƣ mong đợi của nhiều ngƣời và nhiều quốc gia. Trên thế giới, Trung Quốc và Mỹ, mỗi nƣớc chiếm 20% lƣợng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ tiêu thụ than đá, khí tự nhiên và dầu mỏ. EU chiếm 14% tiếp theo là Nga và Ấn Độ chiếm 5%. Tổng thống Mỹ Brack Obama khẳng định: “Nếu chúng ta linh hoạt và thực tế, nếu chúng ta có thể giải quyết bằng cách làm việc không mệt mỏi trong những nỗ lực chung, thì sau đó chúng ta sẽ hoàn thành mục tiêu chung của chúng ta: một thế giới an toàn hơn, trong sạch hơn, vững bền hơn thế giới mà chúng ta đã thấy”.

Ở các lãnh thổ khác nhau, những hành động cụ thể của ngƣời dân địa phƣơng là việc làm cần thiết để cải thiện môi trƣờng và ứng phó với BĐKH.

Vì vậy, nội dung của giáo dục biến đổi khí hậu cần đề cập đến:

- Khái niệm/ thuật ngữ về biến đổi khí hậu.

- Hệ thống sống tác động lên khí hậu và khí hậu cũng tác đông ngƣợc lại.

- Các yếu tố của hệ thống sống.

- Hiện trạng, nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu, đặc biệt là những nguyên nhân do con ngƣời tạo ra nhƣ phát thải khí nhà kính gây nên sự ấm lên toàn cầu…

- Hậu quả của biến đổi khí hậu và tác động của nó trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và khu vực - địa phƣơng.

- Những biện pháp hạn chế các tác nhân gây nên biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và địa phƣơng. Nhìn chung, các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cần đƣợc triển khai ở cả 3 cấp độ: cộng đồng (nâng cao năng lực thích ứng với các vùng bị ảnh hƣởng, ví dụ nhƣ xây dựng nhà cửa thích hợp ở đồng bằng song Cửu Long, lồng ghép thông tin về biến đổi khí hậu vào các kế hoạch phát triển, kết hợp với nâng cao nhận thức và tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng), chính sách (xây dựng chiến lƣợc ở cấp quốc gia, địa phƣơng) và năng lực thể chế, hành động địa phƣơng (Ví dụ: để hạn chế thiệt hại do nƣớc biển dâng cao, trƣớc mắt cần trồng rừng ngập mặn và quy hoạch nuôi trồng thủy sản, phát triển các khu bảo tồn sinh thái, không quy hoạch khu định cƣ gần biển, cửa sông, xây đê cao 1- 1,2m để bảo vệ cảng biển, di tích, điểm du lịch…trong vùng ngập do nƣớc biển dâng. Tổ chức các hoạt động của học sinh, thanh niên nhƣ hội thảo về các chủ đề biến đổi khí hậu, nhƣ Trái Đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính…)

- Ứng phó trƣớc tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: phòng chống ngập lụt ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển, sạt lở đất vùng ven biển, lũ và sạt lở đất ở vùng núi…

- Cung cấp, rèn luyện những kỹ năng cần thiết để ứng phó với thiên tai do biến đổi khí hậu gây nên ở địa phƣơng (kỹ năng cụ thể phòng chống lũ lụt, sạt lở đất, bão…)

2.3 Các phƣơng thức giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu

Về bản chất, GDBĐKH là một bộ phận của GDPTBV và nó chứa đựng những đặc trƣng nổi bật của GDPTBV. Hơn nữa, GDBĐKH cần đƣợc thực hiện theo tiếp cận liên môn nhằm làm cho việc học tập trở nên sống động hơn, cụ thể hơn, có nhiều trải nghiệm hơn và liên quan nhiều hơn đối với các vấn đề thiết thực của cuộc sống. Vì vậy GDƢPBĐKH có nhiều hình thức giáo dục khác nhau: giáo dục chính quy, giáo dục không chính quy, giáo dục phổ

thông, giáo dục nghề, giáo dục đại học với các phƣơng pháp phù hợp. Do đề tài hƣớng vào việc GDƢPBĐKH ở phổ thông nên chúng tôi đề cập cụ thể đến các phƣơng thức giáo dục ở phổ thông có thể sử dụng đƣợc là 3 phƣơng thức: tích hợp, lồng ghép và liên hệ.

Tích hợp: sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành phần nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn đƣợc đề cập đến trong các môn học hoặc các học phần của môn đó, đảm bảo sự tích hợp đầy đủ về mặt nội dung.

Mô phỏng hình thức tích hợp

Lồng ghép: Là phƣơng thức mang tính chất của sự sắp xếp đặc biệt nhiều hơn. Nó mở rộng và làm phong phú thêm bài học bằng cách bổ sung kiến thức và thêm vào những ví dụ GDBĐKH. Qua phƣơng thức này, HS sẽ dễ dàng tiếp thu bài học bởi những ví dụ sinh động và nguồn tri thức đƣợc mở rộng, nhờ vậy sẽ làm cho chất lƣợng và hiệu quả giờ học đƣợc nâng cao.

Mô phỏng hình thƣc lồng ghép NỘI DUNG DẠY HỌC GD BĐKH NỘI DUNG DẠY HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG

Liên hệ: Là phƣơng thức nhắc đến số kiến thức tƣơng tự của một môn

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học sinh học 12 (cơ bản) phần bảy chương II quần xã sinh vật và chương III hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (Trang 39)