CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HIỆN ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG KHAI THÁC VÀ TUYỂN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực khai thác, tuyển quặng bauxit và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tại thị trấn lộc thắng, huyện bảo lâm, tỉnh lâm đồng (Trang 33 - 35)

DỤNG TRONG KHAI THÁC VÀ TUYỂN QUẶNG BAUXIT

2.3.1. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

- Hệ thống lắng, cô đặc bùn của nước thải trong quá trình tuyển rửa trước khi thải vào hồ thải quặng đuôi, sử dụng hệ thống bể lắng và chất trợ lắng. Hệ thống này nhằm giảm thiểu các chất rắn, mịn, lơ lửng trong nước trước khi nước tuần hoàn lại quá trình tuyển.

- Giải pháp thu gom nước mua chảy tràn trên khu vực khai thác, bãi thải....bằng các mương, rãnh... Nhằm giảm thiểu lượng nước mưa chảy tràn vào khu vực mỏ, bãi thải...cuốn theo các bùn, đất đá... theo nước ra ngoài môi trường. - Các hồ thải quặng đuôi đảm bảo dung tích chứa bùn thải trong suốt quá trình hoạt động khai thác và tuyển. Mục đích lưu giữ, quản lý bùn thải không thải ra môi trường. Sau một thời gian tháo khô và cải tạo PHMT.

2.3.2. Giải pháp giảm thiểu ÔNMT không khí

- Sử dụng bua nước để dập bụi ngay từ khi nổ mìn.

- Áp dụng nổ mìn vi sai để giảm chấn động và tối ưu hoá kích cỡ quặng thu được từ nổ mìn.

- Giảm thiểu tác động của bụi khu vực khai thác, đường vật chuyển quặng và nhà máy tuyển thường xuyên được phun nước, phun mù để lắng đọng nhanh các hạt bụi lơ lửng.

- Trồng cây xung quanh nhà máy tuyển, bãi thải, đường vận chuyển. Để giảm thiểu bụi phát tán ra môi trường xung quanh.

2.3.3. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tới môi trường đất và cảnh quan địa hình địa mạo

a. Đối với việc sử dụng đất

Việc khai thác mỏ tiến hành song song với việc hoàn thổ đất trồng và đất canh tác theo kiểu cuốn chiếu. Đối với các diện tích trồng cây công nghiệp hoặc

cây ăn quả, sử dụng phương pháp đánh cây chuyển từ nơi sắp khai thác sang khu đất đã khai thác xong và đã hoàn thành công việc hoàn thổ.

Công tác thải bỏ quặng đuôi và đất đá được kiểm soát chặt chẽ và theo những quy định nghiêm ngặt để tránh làm chai cằn và phong hoá đất, tránh để đất đá thải lẫn lộn với đất hoàn thổ.

b. Đối với cảnh quan, địa hình

Biện pháp hiện đang áp dụng, đổ đất đá, san gạt bằng phẳng, trồng lại những loài cây phổ biến kết hợp với công tác hoàn thổ ngay sau khi khai thác xong một khu vực.

c. Đối với các bãi thải bùn quặng đuôi trong tuyển rửa.

Bùn thải từ công đoạn tuyển được dẫn tới các bãi thải quặng đuôi để lưu giữ. Các bãi thải này có thời gian hoạt động cho suốt đời mỏ. Bùn thải có lẫn nước được chuyển đến bãi thải bằng hệ thống ống dẫn. Các bãi thải đều được áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên lượng bùn thải này không gây hại đến môi trường tự nhiên xung quanh. Sau khi đóng cửa mỏ, mỗi bãi thải quặng đuôi thực hiện phục hồi môi trường bằng biện pháp tháo khô, phủ đất mầu để có thể canh tác, trồng cây hoặc trồng cỏ.

d. Công tác thải đất mặt

Công tác thải đất mặt sử dụng phương pháp thải cuốn chiếu kết hợp với công tác hoàn thổ. Ở phần sườn đất mặt ở tầng thấp được gạt trực tiếp xuống phần đất phía dưới không quặng. Khi tầng ở dưới đã được khai thác xong, đất mặt ở tầng trên sẽ được gạt trực tiếp xuống. Ở phần đỉnh đầu tiên, đất mặt được gạt sang khối bên cạnh. Khi đã tạo ra những khoảng trống khai thác xong đến đâu, đất mặt sẽ được gạt ngược trở lại tới đó để tiến hành công tác hoàn thổ. Như vậy công đoạn hoàn thổ được tiến hành đồng thời với khai thác (Nguyễn Quốc Khánh, 2009).

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực khai thác, tuyển quặng bauxit và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tại thị trấn lộc thắng, huyện bảo lâm, tỉnh lâm đồng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w