GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ TUYỂN QUẶNG BAUXIT
Việc phát triển công nghiệp nào cũng gây ra các vấn đề môi trường và xã hội, ở các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Trong quá trình hoạt động khai thác và tuyển quặng bauxit thì đều tác động đến môi trường trực tiếp hoặc gián tiếp. Dưới đây là tổng hợp các vấn đề môi trường chính liên quan trong hoạt đông khai thác và tuyển quặng bauxit.
2.2.1. Các vấn đề môi trường chính liên quan
2.2.1.1. Vấn đề sử dụng tài nguyên nước mặt
Khâu tuyển quặng bauxit tiêu hao một lượng nước rất lớn. Do đó sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn tài nguyên nước trong khu vực cũng như sự cạnh tranh giữa các mục đích sử dụng nước khác nhau như tưới tiêu cho cây cao su, cafe, chè..., sử dụng cho mục đích sinh hoạt và các hoạt động công nghiệp khác.
2.2.1.2. Các vấn đề liên quan đến chất thải và sự cố môi trường
Cũng giống như hầu hết các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản khác thì vấn đề chất thải trong khai thác và chế biến quặng bauxit là vấn đề cần phải được quan tâm do khối lượng các loại chất thải này thường rất lớn. Do đặc thù về khối lượng chất thải thải ra mà nguy cơ xảy ra các sự cố môi trường đối với các khu vực lưu giữ chất thải. Trên thực tế ở Việt Nam cũng như trên thế giới, ngành khai thác và chế biến khoáng sản là một trong số các ngành công nghiệp có nhiều sự cố môi trường nhất.
Theo kết quả tổng hợp trong báo cáo của KS.Đinh Văn Tôn (2015), đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu sự cố và ô nhiễm môi trường từ các hồ thải trong chế biến một số loại khoáng sản trên toàn quốc cho thấy:
Trong khoảng thời gian 2010-2015 đã xảy ra một số vụ vỡ đập thải TSF ảnh hưởng đến môi trường xung quanh của một số đơn vị như Công ty Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng), Công ty Nhôm Lâm Đồng (tỉnh Lâm
Đồng), Công ty Apatit Việt Nam (tỉnh Lào Cai), Công ty Đầu tư và Khoáng sản
Tây Bắc (tỉnh Yên Bái), v.v. Các vụ vỡ đập này không gây thiệt hại về người, tuy nhiên đều gây ra hậu quả lớn đến đất nông nghiệp, nhà cửa của người dân sống xung quanh.
Theo số liệu điều tra về an toàn đập thải quặng đuôi ở Việt Nam, về sự cố vỡ đập, 72% đập và hồ chứa quặng đuôi khảo sát được các đơn vị tự đánh giá là an toàn; chỉ có 5% các đập và hồ chứa được các đơn vị tự đánh giá khả năng vỡ đập cao hoặc rất cao.
Hình 2.6. Tình trạng an toàn của các đập chắn theo đánh giá của đơn vị
Theo International Council on Metals and the Environmetnt and United Nations Environment Progammem (1998), từ những năm 1970, số lượng sự cố của các đập quặng đuôi đã vượt quá số lượng sự cố của các đập chứa nước. Trước những năm 1940, số lượng sự cố ít bởi các khu vực lưu trữ quặng đuôi (TSF) nhỏ. Từ năm 1940 tới năm 1970 số lượng sự cố tăng lên là do sự tăng cường kích thước của TSF và thiết bị.
Cũng theo ICOLD (1988), thống kê trên 500 sự cố đập thải quặng đuôi xảy ra, trong đó 73% là các đập đang hoạt động và 75% sự cố liên quan đến số lượng đập này. 24% các sự cố không khắc phục được và 42% sự cố được sửa chữa; 34% còn lại được mô tả như tại nạn.
Hình 2.7. Số lượng các sự cố đập thải quặng đuôi trên thế giới
Ghi chú: (*): Số liệu từ năm 2010 đến 2014
Nguồn: UNEP, ICOLD, USEPA, USCOLD, infomine.com, wise-uranium.org.
2.2.1.3. Chiếm dụng đất; giảm diện tích rừng giảm đa dạng sinh học và thay đổi cảnh quan
Đặc thù của ngành khai thác khoáng sản là chiếm diện tích đất rất lớn để làm khai trường và bãi thải. Các thân quặng bauxit phần lớn đều nằm trên các khu vực rộng lớn, thường được bao phủ bởi rừng, thảm thực vật hoặc là khu vực đất nông nghiệp sau khi đã chuyển đổi mục đích sử dụng như trồng cây công nghiệp. Việc làm giảm các diện tích rừng và cây công nghiệp như vậy trong khai thác quặng cũng làm giảm sự đa dạng loài tương ứng trên đó và làm thay đổi cảnh quan, địa hình địa mạo của khu vực.
2.2.1.4. Thay đổi chất lượng môi trường tự nhiên
Toàn bộ quá trình khai thác và chế biến quặng bauxit sẽ làm thay đổi chất lượng các thành phần môi trường tự nhiên: đất, nước và không khí.
(i) Môi trường đất: Các khu vực khai thác quặng bauxit sẽ bị ảnh hưởng bởi cấu trúc đất bị phá vỡ, đất đai bị xáo trộn, làm giảm chất lượng lớp đất mặt, các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng có thể bị mất, các loại vi sinh vật có ích trong đất bị giảm một cách đáng kể, đất màu không còn độ phì nhiêu.
(ii) Môi trường không khí: Quá trình khai thác và tuyển quặng bauxit có thể phát tán bụi, khí thải vào môi trường không khí do các hoạt động khoan, nổ mìn, vận tải, xúc bóc, đổ thải, nghiền đập quặng, hoạt động của các thiết bị động cơ diezen... có thể gây ô nhiễm đất, nước và không gian xung quanh mỏ.
(iii) Môi trường nước: Quá trình khai thác quặng bauxit: Quá trình khai thác quặng bauxit không sử dụng nước và không thải ra nước thải nên nhìn chung các hoạt động khai thác ít có tác động tới tài nguyên nước cũng như chất lượng nước của khu vực.
Quá trình tuyển quặng bauxit:Tuyển quặng bauxit là một quá trình có nhiều tác động tiêu cực tới nguồn tài nguyên nước và chất lượng nước của khu vực. Quá trình tuyển rửa bauxit cần dùng lượng nước lớn. Lượng nước tiêu thụ để rửa phụ thuộc vào đặc tính tự nhiên của quặng bauxit nguyên khai và công nghệ tuyển.
Nguồn: Công ty CP Tư vấn (2012). Đầu tư mỏ và công nghiệp Báo cáo ĐTM dự án khai thác mỏ Bauxit Nhân Cơ – tỉnh Đắk Nông.
2.2.1.5. Các vấn đề kinh tế và văn hóa, xã hội
Việc triển khai các hoạt động khai thác, tuyển, sẽ có tác động tới sản xuất nông-lâm nghiệp tại địa phương; ảnh hưởng tới diễn biến dân số và thành phần dân số; tới sự phát triển kinh tế xã hội khác của khu vực; có thể ảnh hưởng tới văn hóa bản địa và hoạt động du lịch hoặc đến sức khỏe cộng đồng; phát triển cơ sở hạ tầng khu vực và an ninh trật tự; vấn đề di dân đền bù tái định canh định cư.
2.2.2. Các chỉ số đánh giá của các vấn đề môi trường chính liên quan
Bảng 2.9. Các chỉ số đánh giá của các vấn đề môi trường chính liên quan hoạt động khai thác và tuyển quặng bauxit
TT Các vấn đề môi trường chính Các chỉ số đánh giá
1 Vấn đề sử dụng tài nguyên nước
mặt -Trữ lượng nước-Chế độ thủy văn
2 Các vấn đề liên quan đến chất
thải và sự cố môi trường
-Chất thải rắn và CTNH -Nước thải, bùn thải -Quản lý và xử lý chất thải
3 Chiếm dụng đất; giảm diện tíchrừng-đa dạng sinh học và thay đổi cảnh quan
-Xói mòn, trượt lở đất
-Kim loại, dầu mỡ, thành phần đất…
-Mức độ suy giảm diện tích rừng (tỷ lệ rừng tự nhiên, phòng hộ, đầu nguồn, thảm thực vật…) -Số loài động thực vật
-Thay đổi cảnh quan địa hình địa mạo
4
Thay đổi chất lượng môi trường tự nhiên
- SS, dầu mỡ, kim loại. -Bụi, khí CO2, CO, SO2 ..
5
Các vấn đề kinh tế và văn hóa, xã hội
-An ninh trật tự
-Công trình di tích lịch sử, di sản văn hóa -Cơ cấu dân số và diễn biến
-Loại hình sản xuất nông-lâm nghiệp -Y tế chăm sóc sức khỏe người dân
Nguồn: TS.Nguyễn Thúy Lan (2011)