Biện pháp bảo vệ đa dạng vật nuôi trong các hệ thống chăn

Một phần của tài liệu Khảo sát tính đa dạng vật nuôi trong hệ thống chăn nuôi tại xã phú cường, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 36 - 37)

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3.4.2.Biện pháp bảo vệ đa dạng vật nuôi trong các hệ thống chăn

- Những giống cây trồng, vật nuôi bản địa không những giúp địa phương phát triển kinh tế nhờ những phẩm chất tốt, thích nghi cao của giống, mà nó còn mang những nét văn hóa đặc trưng cho địa phương đó. Vì thế không nên nhập nội ồ ạt các giống cây trồng vật nuôi khác cho năng suất, phẩm chất cao để thay thế hoàn toàn giống địa phương. Cần phải duy trì các nguồn gen quí này bên cạnh các giống nhập nội mới để đảm bảo tính đa dạng cây trồng, vật nuôi và tận dụng các nguồn gen quí phục vụ cho công tác tạo giống.

- Việt Nam ta có khả năng tốt về bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi bản địa, qua những bằng chứng về việc cải tạo một số giống cây trồng - vật nuôi rất thành công. Tuy nhiên công tác bảo tồn nguồn gen này chưa được phổ biến rộng rãi cho mọi người dân, chỉ dừng lại ở giới khoa học. Mà trong thực tế, người dân địa phương mới chính là người am hiểu về những giống cây trồng, vật nuôi bản địa nhất. Vì vậy cần cung cấp nhiều thông tin cho nông dân, cũng như nâng cao nhận thức người nông dân trong việc duy trì nguồn gen bản địa.

- Tăng cường đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, song song với việc bảo tồn, lưu giữ và phát triển các giống bản địa.

- Cơ quan chuyên môn và khuyến nông cần hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất chăn nuôi hiệu quả và bền vững thông qua cung ứng con giống có chất lượng, phổ biến các tiến bộ khoa học cho người nông dân, tìm và mở thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi… để người chăn nuôi yên tâm đầu tư phát triển chăn nuôi.

- Cần thiết phải điều tra, nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ hơn về đa dạng Sinh học nông nghiệp truyền thống, bản địa ở đây trong thời gian tới để có biện pháp bảo tồn tốt nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khảo sát tính đa dạng vật nuôi trong hệ thống chăn nuôi tại xã phú cường, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 36 - 37)