Các giống vật nuôi khác

Một phần của tài liệu Khảo sát tính đa dạng vật nuôi trong hệ thống chăn nuôi tại xã phú cường, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 33)

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3.3.4. Các giống vật nuôi khác

Chúng tôi cũng tiến hành điều tra trong các hộ chăn nuôi và tìm hiểu về con giống của một số đối tượng thủy cầm. Kết quả như sau:

Bảng 3.7. Con giống trong chăn nuôi thủy cầm tại xã Phú Cƣờng Hệ thống chăn nuôi

Con giống

Giống, dòng Con lai

Chăn nuôi vịt Vịt cỏ

Khali Campbell

Chăn nuôi ngan

Trắng (ngan Ré)

Lang trắng đen (ngan Sen) Ngan Pháp dòng R51

Ngan Pháp dòng R71

Chăn nuôi ngỗng Ngỗng cỏ (ngỗng Sen) Ngỗng Hungari cải tiến

- Đàn vịt ở Phú Cường có 1230 con, quy mô chăn nuôi trong mỗi nông hộ không lớn, phương thức nuôi bán chăn thả. Con giống chủ yếu là Vịt cỏ- nuôi lấy trứng và kết hợp lấy thịt khi thu hoạch mùa vụ. Một số hộ thì nuôi vịt Khali Campbell, một giống vịt siêu trứng do Viện chăn nuôi nhập về từ Anh.

- Đàn ngan cũng có trên 1000 con, bao gồm cả giống địa phương và giống ngoại. Giống địa phương có cả màu lông trắng và loang trắng đen. Giống ngoại là giống ngan Pháp với 2 dòng R51 và R71.

- Phú Cường có khoảng trên 200 con ngỗng. Ngỗng được nuôi giữ nhà, làm cảnh kết hợp lấy thịt lấy trứng. Con giống địa phương là chủ yếu. Ngoài ra có một vài hộ nuôi ngỗng Hunggari cải tiến, được hình thành từ giống ngỗng Sen với giống ngỗng sư tử Trung Quốc. Ngỗng Hungari có khả năng thích nghi tốt với hoàn cảnh sống tự nhiên và tận dụng thức ăn tự nhiên tốt.

3.4. Đa dạng vật nuôi trong các hệ thống chăn nuôi tại Phú Cƣờng và những yếu tố ảnh hƣởng

3.4.1. Yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng vật nuôi trong các hệ thống chăn nuôi

- Khảo sát của chúng tôi cho phép sơ bộ kết luận: mức độ đa dạng vật nuôi ở Phú Cường tương đối thấp. Số loài ít và những giống vật nuôi phổ biến của vùng đồng bằng sông Hồng đều ít gặp, các giống bản địa cũng mai một. Chủ yếu là các con lai nuôi thương phẩm. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến thực tế đó:

- Các nông hộ xã Phú Cường hiện sống trong một cảnh quan nông nghiệp không còn mang nhiều nét đặc trưng, đồng ruộng liên tục bị thu hẹp, chia nhỏ và luôn có nguy cơ bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Vì vậy một bộ phận nông dân không còn gắn bó với nghề nông. Đó là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm nghèo nàn các hệ thống chăn nuôi và suy giảm tính đa dạng vật nuôi.

- Phần lớn hộ dân xem chăn nuôi như một sự tận dụng sức lao động, nông sản và đất đai, không định hướng phát triển chăn nuôi hàng hóa nên con giống chưa được quan tâm. Hiệu quả chăn nuôi vì thế cũng thấp. Chăn nuôi không có lãi dẫn đến nhiều trường hợp thôi làm nông nghiệp để chuyển sang các hoạt động khác có giá trị gia tăng cao.

- Dịch bệnh xảy ra thường xuyên làm cho chăn nuôi tiềm ẩn rủi ro đáng kể.

- Các giống địa phương thường là các giống cho phẩm chất sản phẩm cao và khả năng thích nghi cao với điều kiện địa phương nhưng năng suất thấp. Xu hướng chung của người chăn nuôi là tập trung vào con giống có năng suất cao.

3.4.2. Biện pháp bảo vệ đa dạng vật nuôi trong các hệ thống chăn nuôi

- Những giống cây trồng, vật nuôi bản địa không những giúp địa phương phát triển kinh tế nhờ những phẩm chất tốt, thích nghi cao của giống, mà nó còn mang những nét văn hóa đặc trưng cho địa phương đó. Vì thế không nên nhập nội ồ ạt các giống cây trồng vật nuôi khác cho năng suất, phẩm chất cao để thay thế hoàn toàn giống địa phương. Cần phải duy trì các nguồn gen quí này bên cạnh các giống nhập nội mới để đảm bảo tính đa dạng cây trồng, vật nuôi và tận dụng các nguồn gen quí phục vụ cho công tác tạo giống.

- Việt Nam ta có khả năng tốt về bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi bản địa, qua những bằng chứng về việc cải tạo một số giống cây trồng - vật nuôi rất thành công. Tuy nhiên công tác bảo tồn nguồn gen này chưa được phổ biến rộng rãi cho mọi người dân, chỉ dừng lại ở giới khoa học. Mà trong thực tế, người dân địa phương mới chính là người am hiểu về những giống cây trồng, vật nuôi bản địa nhất. Vì vậy cần cung cấp nhiều thông tin cho nông dân, cũng như nâng cao nhận thức người nông dân trong việc duy trì nguồn gen bản địa.

- Tăng cường đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, song song với việc bảo tồn, lưu giữ và phát triển các giống bản địa.

- Cơ quan chuyên môn và khuyến nông cần hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất chăn nuôi hiệu quả và bền vững thông qua cung ứng con giống có chất lượng, phổ biến các tiến bộ khoa học cho người nông dân, tìm và mở thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi… để người chăn nuôi yên tâm đầu tư phát triển chăn nuôi.

- Cần thiết phải điều tra, nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ hơn về đa dạng Sinh học nông nghiệp truyền thống, bản địa ở đây trong thời gian tới để có biện pháp bảo tồn tốt nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

 Chăn nuôi tại xã Phú Cường gần đây ổn định ở mức tăng trưởng thấp. Nhiều hộ gia đình đã bỏ hoặc thu nhỏ quy mô chăn nuôi. Số hộ có hoạt động sản xuất chăn nuôi chiếm 53,2%. Đàn gia cầm 18000 con, đàn lợn gần 2000 con.

 Tập đoàn giống vật nuôi trong hệ thống chăn nuôi xã Phú Cường khá nghèo nàn, các giống thuần bản địa hầu như ít gặp, chủ yếu là con lai nuôi thương phẩm.

- Gà nội có giống gà Ri, gà nhập ngoại lông màu có giống gà Ai Cập, còn lại phần lớn các hộ chăn nuôi nuôi gà lai giữa giống gà địa phương và một số giống như Lương Phượng, Tam Hoàng, đó là các con giống LV; VCN-C15, TP.

- Giống lợn: hầu hết là con lai 3 máu (chiếm 81,0%), con lai 2 máu chủ yếu nuôi sinh sản (chiếm 10%) và con lai 4 máu nuôi thịt (chiếm 9%).

- Giống bò: chủ yếu vẫn là bò lai nhóm Zebu với tỷ lệ máu bò Zebu 50% trở lên. Bò lai với nhóm bò chuyên thịt cao sản (Charolais/ Brahman/ Droughtmaster) mới chỉ có 10% hộ áp dụng nuôi. Bò nuôi lấy sữa, con giống là F2, F3 Hà Ấn.

- Các giống vật nuôi khác. Vịt cỏ - nuôi lấy trứng và kết hợp lấy thịt khi thu hoạch mùa vụ; vịt Khali Campbell. Ngan giống địa phương lông trắng và loang trắng đen. Giống ngoại là giống ngan Pháp với 2 dòng R51 và R71. Một vài hộ nuôi ngỗng Hunggari cải tiến, còn lại hầu hết ngỗng Sen.

 Yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng vật nuôi trong các hệ thống chăn nuôi.

- Một bộ phận nông dân không còn gắn bó với nghề nông. Đó là nguyên nhân hàng đầu làm nghèo nàn các hệ thống chăn nuôi và suy giảm tính đa dạng vật nuôi.

- Không có định hướng phát triển chăn nuôi hàng hóa nên con giống chưa được quan tâm. Hiệu quả chăn nuôi vì thế cũng thấp. Chăn nuôi không có lãi dẫn đến nhiều trường hợp thôi làm nông nghiệp để chuyển sang các hoạt động khác có giá trị gia tăng cao.

- Dịch bệnh xảy ra thường xuyên làm cho chăn nuôi tiềm ẩn rủi ro đáng kể.

- Sự nhập nội ồ ạt các giống mới có năng suất cao, làm lãng quên và loại trừ các giống địa phương.

2. KIẾN NGHỊ

Hạn chế của đề tài là việc khảo sát chủ yếu dựa vào báo cáo của bộ phận chức năng tại địa phương. Những kết quả đánh giá trực tiếp còn ít, do trình độ của người nghiên cứu cũng như do những khó khăn của lĩnh vực nghiên cứu.

Đề tài khảo sát theo mẫu điều tra với câu trả lời: Có/ Không, chưa đi sâu đánh giá cơ cấu các giống, con giống.

Đề nghị có những nghiên cứu tiếp tục để bao quát toàn diện hơn việc khảo sát tính đa dạng vật nuôi trong các hệ thống chăn nuôi tại Phú Cường cũng như các địa phương lân cận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Chăn nuôi (2010), Báo cáo: “Hiện trạng và tình hình quản lý giống vật nuôi”.

2. Đặng Vũ Bình (2004), Giáo trình Giống vật nuôi, NXB Nông nghiệp 3. Cục Sở Hữu Trí tuệ Việt Nam (2007) Hội thảo khoa học chuyên đề “Bảo

hộ sáng chế liên quan đến đa dạng sinh học và nguồn gen”.

4. Lê Trọng Cúc (2002), Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

5. Bùi Hữu Đoàn (chủ biên) (2009), Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa, NXB nông nghiệp.

6. Nguyễn Đình Hòe (2007), Nông nghiệp và phát triển bền vững, NXB Giáo dục Hà Nội.

7. Phạm Văn Khôi (2004), Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

8. Lê Viết Ly (chủ biên) (2006), Phát triển chăn nuôi bền vững, NXB nông nghiệp.

9. Thủ tướng chính phủ, Quyết định số Số: 1250/QĐ - TTg ngày 31 tháng 07 năm 2013, Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

10. Ngân hàng Thế giới (2006) Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2005.

11. Ủy ban thường vụ Quốc hội, số 16/2004/PL-UBTVQH11.2004, Pháp lệnh Giống vật nuôi.

12. UBND TP Hà Nội, Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội Phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng năm 2030,

13. UBND xã Phú Cường, Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2011, 2012, 2013.

14. www.cucchannuoi.vn. Website của Cục chăn nuôi

15. http://sonnptnt.hanoi.gov.vn. Website của sở NN- PTNT Hà Nội

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐẠI DIỆN

CON GIỐNG TRONG HỆ THỐNG CHĂN NUÔI GÀ

Gà thả vườn lông màu Gà Tam Hoàng

CON GIỐNG TRONG HỆ THỐNG CHĂN NUÔI LỢN

CON GIỐNG TRONG HỆ THỐNG CHĂN NUÔI Õ

Bò lai ZeBu Bò F1, F2 Hà Ấn

CÁC GIỐNG VẬT NUÔI KHÁC TRONG HỆ THỐNG CHĂN NUÔI

Vịt siêu trứng TC (Viện chăn nuôi) Vịt Cỏ

Ngan Ré Ngan Pháp dòng R51

Một phần của tài liệu Khảo sát tính đa dạng vật nuôi trong hệ thống chăn nuôi tại xã phú cường, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)