NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Điều tra các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) tại xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu,tỉnh Nghệ An trong năm 2011. (Trang 42 - 45)

NGHIÊN CỨU

4.1. Nội dung, đối tượng nghiên cứu

4.1.1. Nội dung nghiên cứu

(1) Điều tra tình hình chăn nuôi lợn của xã Diễn Vạn trong thời gian nghiên cứu.

(2) Điều tra tình hình Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp tại xã Diễn Vạn trong 3 năm gần đây 2008, 2010, 2011(năm 2009 xã không có dịch). So sánh tình hình dịch trong 3 năm.

(3) Điều tra tình hình Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp tại xã Diễn Vạn trong năm 2011.

(4) Xác định các yếu tố nguy cơ làm xuất hiện và lây lan dịch bệnh: Nguồn thức ăn, nguồn nước

Nguồn cung cấp giống lợn

Đường giao thông chính, chợ buôn bán động vật, sản phẩm động vật

Tiếp xúc với chó mèo, con người (buôn bán, thú y viên) Vệ sinh, tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi

Các yếu tố tự nhiên (sông ngòi, ao hồ, động vật hoang dã…)

4.1.2. Đối tượng nghiên cứu

Các hộ chăn nuôi (có dịch và không có dịch) trên địa bàn xã Diễn Vạn, Diễn Châu, Nghệ An.

4.1.3. Nguyên liệu nghiên cứu

Các phần mềm tính toán công thức lấy mẫu (Win Episcope), phần mềm vẽ bản đồ QuantumGIS 1.6, thiết bị định vị địa lý GPS.

- Bộ Code địa lý Việt Nam VNMap2008_WGS84.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra hồi cứu và trong đề tài này là phương pháp nghiên cứu bệnh - chứng.

4.2.1. Bố trí thí nghiệm

Chúng tôi chia nhóm đối tượng khảo sát thành hai nhóm:

Nhóm thứ nhất: gồm những hộ chăn nuôi có dịch Tai xanh tại xã Diễn Vạn. Nhóm thứ hai: gồm những hộ chăn nuôi không có dịch Tai xanh tại xã nói trên (chọn ngẫu nhiên).

Lập bảng câu hỏi để phỏng vấn người chăn nuôi về những vấn đề liên quan đến tập quán và những điều kiện chăn nuôi lợn tại địa phương.

4.2.2. Thu thập thông tin

Tổng hợp những thông tin hiện có về bệnh Tai xanh tại xã Diễn Vạn mà phòng Dịch tễ, Cơ quan Thú y vùng III và Trạm thú y huyện Diễn Châu đang quản lý.

Liên hệ với Trạm thú y huyện Diễn Châu và Uỷ ban Nhân dân (UBND) xã Diễn Vạn để thu thập thông tin tại địa phương và đề nghị UBND xã hỗ trợ về nhân lực.

Lập danh sách những hộ chăn nuôi có dịch Tai xanh, danh sách những hộ chăn nuôi không có dịch trên địa bàn xã Diễn Vạn.

Cùng cán bộ địa phương (Thú y cơ sở) xuống từng hộ dân trong danh sách được chọn, tiến hành phỏng vấn và xác định tọa độ các hộ nói trên bằng thiết bị định vị GPS.

4.2.3. Tổng hợp số liệu

Số liệu tổng hợp điều tra dựa trên kết quả phỏng vấn người chăn nuôi với nhiều thông tin được thu thập.

Tổng số hộ chăn nuôi lợn được điều tra là 60 hộ, trong đó: 15 hộ có dịch Tai xanh và 45 hộ không có dịch.

Điều tra 01 chợ buôn bán động vật và sản phẩm động vật là chợ Diễn Vạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.4. Phân tích số liệu

Số liệu được xử lý dựa theo phương pháp thống kê sinh vật học bằng phần mềm Microsoft Excel, Win Episcope theo từng nhóm đối tượng, bằng nghiên cứu bệnh - chứng theo bảng tương liên 2×2.

Tọa độ các hộ có dịch được nhập vào bảng Excel và chuyển đổi sang file có dạng CVS (Comma delimited), dùng phần mềm QuantumGIS 1.6, bộ Code địa lý Việt Nam VNMap2008_WGS84. Để phân tích các yếu tố nguy cơ về mặt không gian.

PHẦN V

Một phần của tài liệu Điều tra các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) tại xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu,tỉnh Nghệ An trong năm 2011. (Trang 42 - 45)