XÃ DIỄN VẠN
3.1. Vị trí địa lí
Diễn Vạn là một xã nghèo ven biển, cách xa trung tâm huyện lỵ, địa bàn đi lại khó khăn, địa hình bị chia cắt thành 4 khu vực bởi 3 con sông, với 13 km đê bao ngăn mặn.
Phía Bắc giáp xã Diễn Phong và Diễn Hồng, phía Đông giáp Diễn Hải và Diễn Kim, phía Nam giáp xã Diễn Bích, phía Tây giáp xã Diễn Kỷ.
Diễn Vạn được chia thành 9 thôn, với diện tích tự nhiên là 441,2 ha, chủ yếu là sông ngòi và đất bị nhiễm mặn. Hệ thống giao thông đường bộ có các tuyến liên xã, liên thôn được bê tông và nhựa hoá.
3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của xã Diễn Vạn
Xã Diễn Vạn có dân số là 7.300 người, trong đó có 2.923 người đang ở trong độ tuổi lao động, với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, diêm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
Bảng 1. Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội của xã Diễn Vạn
TT Các chỉ tiêu Số lượng
1 Diện tích tự nhiên (ha) 441,2
2 Dân số (người) 7.300
3 Số người trong độ tuổi lao động (người) 2.923
4 Số thôn, xóm 9
5 Diện tích sản xuất nông nghiệp (ha) 77,5 6 Diện tích sản xuất muối (ha) 67,7
TT Các chỉ tiêu Số lượng
7 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản (ha) 62
8 Tổng thu nhập ( tỷ đồng) 78,9
9 Thu nhập bình quân đầu người/năm (triệu đồng) 10,76 10 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%/năm) 12,8
3.3. Tình hình chăn nuôi của xã Diễn Vạn
Những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ngành chăn nuôi đã gặt hái được nhiều kết quả to lớn. Người nông dân được tiếp thu những tiến bộ khoa học trong nông nghiệp ngày càng nhiều (chương trình chăn nuôi lợn tập trung, chăn nuôi gia cầm theo hình thức an toàn, nạc hoá đàn lợn...), làm cho năng suất cây trồng, vật nuôi ngày một cao, tăng thu nhập cải thiện đời sống người nông dân. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 12,8 % một năm, thu nhập bình quân 10,76 triệu đồng/ người/năm. Xã Diễn Vạn có 1.370 hộ gia đình, trong đó các hộ chăn nuôi trâu bò 265 hộ, chăn nuôi gia cầm 438 hộ và có 151 hộ gia đình chăn nuôi lợn với số lượng lợn từ 5 con trở lên. Ngoài ra, có 32 hộ chăn nuôi hươu và dê.
Tuy nhiên, do giá cả thị trường không ổn định, đồng thời cũng do đợt Dịch tả lợn năm 2009 và dịch Tai xanh năm 2010 đã gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho các hộ chăn nuôi, nên năm 2011 các trại chăn nuôi từ trung bình đến chăn nuôi lớn không còn nhiều, hiện tại còn lại chăn nuôi theo hình thức gia trại, nhỏ lẻ từ 3 đến 5 con, nguồn lợn giống một phần được cung cấp tại địa phương còn chủ yếu phải lấy từ ngoài vào; về chuồng trại các hộ chăn nuôi đều xây dựng chuồng trại kiên cố, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, có khoảng 413 hộ gia đình đã sự dụng hầm khi Biogas, thức ăn cho lợn dùng thức ăn tự chế bằng nguyên liệu sẵn có trong nông nghiệp.
Tình hình chăn nuôi của xã Diễn Vạn được trình bảy ở bảng sau:
Bảng 2. Tình hình chăn nuôi của xã trong năm 2011
STT Loại gia súc Tổng đàn (con)
1 Lợn nái 263 2 Lợn thịt 3.318 3 Trâu, bò 291 4 Gia cầm, thuỷ cầm 32.500 5 Dê 122 6 Hươu 29
3.4. Diễn biến dịch PRRS trên địa bàn huyện Diễn Châu3.4.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Diễn châu. 3.4.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Diễn châu. Bảng 3. Tổng đàn lợn các xã huyện Diễn Châu
Xã Tổng số lợn nuôi Xã Tổng số lợn nuôi Xã Tổng số lợn nuôi Thị trấn Diễn
Châu 150 Xã Diễn Kim 1872 Xã Diễn Quảng 1762
Xã Diễn An 2252 Xã Diễn Kỷ 1639 Xã Diễn Tân 3146
Xã Diễn Bích 1169 Xã Diễn Lâm 5503 Xã Diễn Thái 2595
Xã Diễn Bình 1565 Xã Diễn Liên 5835 Xã Diễn Thành 1027
Xã Diễn Cát 2670 Xã Diễn Lộc 2867 Xã Diễn Tháp 513
Xã Diễn Đoài 1500 Xã Diễn Lợi 1840 Xã Diễn Thắng 2067
Xã Diễn Đồng 2970 Xã Diễn Minh 900 Xã Diễn Thịnh 3745
Xã Diễn Hải 2815 Xã Diễn Mỹ 1856 Xã Diễn Thọ 3421
Xã Diễn Hạnh 2040 Xã Diễn Ngọc 483 Xã Diễn Trung 3600
Xã Diễn Hoa 1435 Xã Diễn Nguyên 5666 Xã Diễn Trường 2860
Xã Diễn Hoàng 2558 Xã Diễn Phong 1252 Xã Diễn Vạn 1697
Xã Diễn Hồng 1485 Xã Diễn Phú 4572 Xã Diễn Xuân 2038