Mục tiêu của chính sách ngoại giao đô – la

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại giao đô la của tổng thống william howard taft (1909 1913) (Trang 39 - 42)

6. Bố cục khóa luận

2.1.3. Mục tiêu của chính sách ngoại giao đô – la

Như đã nói ban đầu, chính sách ngoại giao của mỗi nước nhằm thực hiện ba mục tiêu cơ bản là an ninh, phát triển và phát huy ảnh hưởng của quốc gia trên thế giới. Ba mục tiêu này có quan hệ chặt chẽ với nhau và thứ bậc ưu

40

tiên của mỗi mục tiêu trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại quốc gia phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước, trong từng giai đoạn nhất định.

Trong những năm 1909 - 1913, mục tiêu của ngoại giao đô - la của Tổng thống W. H. Taft là làm cho Hoa Kỳ phát triển thành một trung tâm thương mại và tài chính lớn nhất thế giới. Đó là cái nhìn chi phối việc xây dựng quan hệ đối ngoại, phần lớn phát sinh trong liên minh giữa chính quyển của Taft và các ngân hàng, các doanh nghiệp và khách hàng của họ.Vì vậy, chính quyền Taft tập trung vào việc hỗ trợ các doanh nhân Mỹ trong việc bảo vệ và mở rộng đầu tư và thương mại, đặc biệt là ở Mỹ Latinh và vùng Viễn Đông.

Năm 1909, sau khi Tổng thống Taft lên nắm chính quyền, nước Mỹ đã có sự phát triển vượt bậc cả về nông nghiệp và công nghiệp, trở thành quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới. Việc sản xuất hàng hóa trong nước vượt lên nhu cầu tiêu dùng của người dân dẫn đến khủng hoảng thừa trong nước. Nhu cầu về thị trường tiêu thụ hàng hóa đã khiến Tổng thống Taft quan tâm đến thương mại quốc tế. Chính quyền Tổng thống Taft đã nhắm tới khu vực phát triển của Mỹ Latinh và châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Phát triển thương mại sang những vùng này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Mỹ, tiến bộ kinh tế, ổn định chính trị và đảm bảo quyền lợi chiến lược của Mỹ ở khu vực kém phát triển. Trong thông điệp liên bang đầu tiên của mình, Taft đã viết:

“Ngày nay, hơn bao giờ hết, tư bản Mỹ đang theo đuổi đầu tư ở nước ngoài và nhìn chung các sản phẩm của Mỹ đang tìm kiếm thị trường nước ngoài”

[37;127]. Vì lẽ đó, Tổng thống Taft cùng với ngoại trưởng Knox theo đuổi chính sách ngoại giao đô - la, dùng sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chính trị để mở rộng các lợi ích thương mại của Mỹ ra bên ngoài.

Ngoại giao đô - la còn nhằm thực hiện chiến lược toàn cầu của mình, đó là khẳng định châu Mỹ là khu vực ảnh hưởng riêng của Mỹ mà các cường

41

quốc khác trên thế giới không có quyền nhóm ngó. Phạm vi ảnh hưởng của Mỹ ở những nước này không chỉ trong lĩnh vực chính trị, quân sự mà còn cả về kinh tế. Mỹ đã trở thành một đế quốc ở khu vực châu Mỹ. Đồng thời trên

cơ sở củng cố và tăng cường sức mạnh của mình, Mỹ đã bắt đầu vươn “vòi bạch tuộc” của mình tới châu Á – Thái Bình Dương, xác lập quyền tự do

thương mại ở khu vực này.

Đối với những người anh em láng giềng cận kề như Mỹ Latinh, chính phủ Mỹ luôn thể hiện sự giang tay giúp đỡ khôi phục nền tài chính của các nước này nhằm nâng cao vị thế của mình trong các vấn đề giữ gìn hòa bình và an ninh góp phần giúp đỡ các nước phát triển. Tuy nhiên, những mục tiêu mà Mỹ hướng tới không chỉ dừng lại ở đó. Đây không phải là sự giúp đỡ đơn thuần, chứng tỏ tình hữu nghị giữa các nước láng giềng. Mà ngay từ đầu, trong bất cứ hành động nào, Mỹ cũng luôn nêu cao mục tiêu kinh tế.

Trong quá trình thực hiện chính sách đối ngoại với các nước Mỹ Latinh, Mỹ muốn tìm kiếm những nguồn nguyên liệu, những thị trường cho nền sản xuất tư bản đang lên của mình. Đó mới chính là mục tiêu lâu dài,

xuyên suốt không chỉ trong ngoại giao đô - la mới đặt ra. Khi mà “các nước cộng hòa Trung Mỹ và Caribe (Caribbean) có tài nguyên thiên nhiên rất phong phú. Họ chỉ cần những biện pháp để củng cố về tài chính để kinh doanh, bước vào kỷ nguyên của hòa bình và thịnh vượng” [41;186]. Đây là

nguồn lợi mà nền sản xuất công nghiệp Mỹ đang khao khát khi mà nguồn tài nguyên trong nước đang vơi dần. Trong đó thương mại đóng một vai trò quan trọng. Một nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa đang trỗi dậy mạnh mẽ, hàng

hóa đã trở nên thừa thãi trong nước thì “ngoại thương cần phải trở thành yếu tố cần thiết hơn nữa trong phúc lợi kinh tế” [88]. Yêu cầu mang hàng hóa và

nguồn đầu tư ra nước ngoài ngày càng trở nên cấp thiết. Trong lúc này thị trường Trung và Nam Mỹ vẫn đang bỏ ngỏ. Điều này làm cho chính sách của

42

chính phủ Mỹ mang đậm tính kinh tế phục vụ đắc lực cho giới tư bản, nhằm

thực hiện tham vọng biến khu vực Mỹ Latinh thành “sân sau” vững chắc hơn,

từng bước khẳng định vai trò nước lớn trong khu vực.

Tổng thống Taft đã khẳng định: “Nền ngoại giao hiện tại phải hướng tới thương mại” [88] ; “Ngoại giao nước ta và việc sử dụng lực lượng quân sự phải hoàn toàn phục vụ cho lợi ích thương nghiệp” [14;58]. Tức là Mỹ muốn

thông qua xâm nhập bằng kinh tế để nắm mạch máu các nước, biến các nước này phải phụ thuộc chặt chẽ vào Mỹ. Từ việc nắm kinh tế Mỹ sẽ dần thao túng về chính trị và nền ngoại giao của các nước đó. Đây là một ý đồ hết sức sâu xa nhưng góp phần nhanh chóng tăng cường vị thế của Mỹ tại các vùng khác nhau.

Mặt khác, với chính sách ngoại giao đô - la, Mỹ muốn nhanh chóng đẩy các nước châu Âu ra khỏi khu vực bành trướng tự nhiên của mình. Mỹ muốn khẳng định lại học thuyết Monroe trong các vấn đề của khu vực Mỹ Latinh khi mà các nước Anh, Pháp, Đức đang tăng cường đầu tư và khống chế nhiều nước Tây bán cầu. Học thuyết Monroe một lần nữa lại được làm sống lại

nhưng trên cơ sở mới cao hơn. Nó được coi như là “một sự cảnh báo với các quốc gia châu Âu” [84;80].

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại giao đô la của tổng thống william howard taft (1909 1913) (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)