Vài nét về Tổng thống William Howard Taft

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại giao đô la của tổng thống william howard taft (1909 1913) (Trang 34)

6. Bố cục khóa luận

2.1.1. Vài nét về Tổng thống William Howard Taft

Nước Mỹ đầu thế kỉ XX đã được thổi một luồng gió mới vào chuỗi những

hoạch định chính sách ngoại giao của Mỹ. Luồng gió mới ấy mang tên “chính sách ngoại giao đô - la” do William Howard Taft đề xuất. Ông là một nhà chính

trị kiêm ngoại giao có tiếng ở Mỹ nhờ chính sách ngoại giao mang đầy màu sắc kinh tế. Tuy chỉ làm tổng thống Mỹ có một nhiệm kì nhưng William Howard Taft đã ghi dấu ấn đậm nét trong nền chính trị nước Mỹ.

William Howard Taft sinh ngày 15/9/1857 tại Cincinnati thuộc tiểu bang Ohio. Cha ông là một luật sư có tài. Nối nghiệp cha, sau khi tốt nghiệp đại học Yale, Taft học thêm 2 năm ngành luật và bước vào nghề luật một cách thuận lợi nhờ sự hậu thuẫn của cha. Con đường ngoại giao của Taft thực sự bắt đầu vào năm 1900, khi thống đốc Nhà Trắng đương nhiệm William Mackinley đã kí giấy cử William Howard Taft đang giữ chức chánh án tòa án

luân lưu thứ 6 đi làm chủ tịch “ Ủy ban sự vụ Philippin”. Trong vòng 4 năm ở

Philippin (1901 – 1904), Taft đã xây dựng được một chính quyền ổn định và được cử làm Thống đốc của Philippin. Tổng thống Theodore Roosevelt rất tán thưởng những việc làm của Taft. Đây chính là thuận lợi của ông trong con đường tiến thân sau này.

Năm 1904, sau khi trở về nước, Taft giữ chức bộ trưởng lục quân và trở thành trợ thủ số một của Roosevelt. Trước đó tổng thống đã từng 3 lần bổ nhiệm ông vào tòa án tối cao nhưng Taft đều từ chối vì ông hiểu mặt mạnh

35

của ông chính là ngoại giao và ông đã được làm việc mà ông mong muốn. Trong tất cả các hội nghị quan trọng về vấn đề ngoại giao luôn luôn có mặt Taft. Ông đã có nhiều cơ hội để bộc lộ tài năng ngoại giao và trở nên nổi tiếng tại Washington. Taft được công nhận là người có khả năng giải quyết mọi rắc rối trong nước cũng như nước ngoài. Mọi người đã nghĩ đến khả năng Taft trở thành ông chủ Nhà Trắng.

Năm 1908, Roosevelt hết nhiệm kì, ông ta hoàn toàn có khả năng trúng cử tiếp nếu ra tranh cử nhưng tiếc cho ông là trong một lần cao hứng hồi mới nhận chức, ông đã tuyên bố không ra tranh cử khóa sau. Roosevelt đành rút lui và ủng hộ cho người sẽ đi theo đường lối của ông. Taft là người được lựa chọn. Roosevelt đã dành hết sự uy tín của mình để ủng hộ Taft thế nên Taft đã trở thành người ứng cử của Đảng Cộng hòa và đắc cử Tổng thống Mỹ.

Trong cương vị mới, Taft không hẳn là một người xuất sắc. Dưới cái bóng to lớn của vị tổng thống danh tiếng Roosevelt, Taft như bị lu mờ. Tuy đã giữ nhiều cương vị khác nhau nhưng không phải là người lên chức tổng thống bằng con đường tranh cử từng bước nên Taft hơi thiếu kinh nghiệm xử lý các mối quan hệ rộng lớn trong một quốc gia lớn. Thậm chí nhiều lúc ông còn bị

báo giới chỉ trích vì lời nói “nhỡ miệng” của mình.

Dù như vậy Taft vẫn tỏ ra xuất sắc trong việc giải quyết những vấn đề

ngoại giao quốc tế, đặc biệt trong cách thức sử dụng “quyền lực mềm” đối với

các vấn đề quốc tế. Thời kì này là thời kì cả thế giới đang căng thẳng vì các mâu thuẫn có thể dẫn đến chiến tranh thế giới. Do vậy chính sách ngoại giao của Mỹ thời kì này có những bước chuyển biến hết sức quan trọng. Taft chính là người lãnh nhận trách nhiệm điều chỉnh các chính sách ngoại giao cho phù hợp với tình hình chính trị đương thời. Dù ông là người được Roosevelt đỡ đầu song không vì thế mà ông luôn tuân theo những chính sách mà Roosevelt

đặt ra, Taft đã thay chính sách “cây gậy lớn” bằng chính sách “ngoại giao đô - la” mang đầy màu sắc kinh tế do chính ông đặt ra.

36

Do Taft có mối quan hệ vô cùng thân thiết với những ông chủ ngân

hàng phố Wall nên ông có quan điểm rằng: “quyền lợi của dân tộc Mỹ và quyền lợi của các tập đoàn tài chính phải nhất trí với nhau” [43;280]. Do vậy

cần phải dùng đồng đô - la thay thế cho súng đạn. Đây có thể nói là đường lối ngoại giao hết sức mới mẻ và khôn khéo của Taft. Ông sử dụng đồng tiền như một cách chinh phục các nước yếu kém về kinh tế, từ đó mở rộng thị trường cho các nhà tư sản Mỹ đang phải cạnh tranh với tư sản Anh trong việc đầu tư vào khu vực Mỹ Latinh.

Taft khác nhiều so với người tiền nhiệm của mình - Theodore Roosevelt: ông đã bắt tay thực hiện một chính sách ngoại giao khác hoàn toàn những gì chính sách ngoại giao của Roosevelt theo đuổi trước đó. Ông có một cái nhìn rất khác biệt với người tiền nhiệm. Từng là luật sư, ông xem xét chính sách đối ngoại trong điều kiện của các tổ chức quy phạm pháp luật.

Quan điểm về vai trò của các doanh nghiệp Mỹ trong chính sách đối ngoại của Taft cũng khác so với Roosevelt. Taft từ lâu đã quan tâm tới thương mại với nước ngoài. Ông nhận ra rằng, vào năm 1909 Hoa Kỳ đã sản xuất được nhiều hàng hóa hơn số lượng mà người Mỹ có thể tiêu thụ, do đó phải tăng cường xuất khẩu. Nó có lẽ là biểu tượng dưới thời chính quyền Taft.

Để có thể thực hiện đường lối ấy một cách hoàn hảo, Taft cũng rất có ý thức trong việc lựa chọn nội các. Quốc vụ Knox Philander Chase người trợ thủ đắc lực của Taft chính là con trai của một chủ ngân hàng có chủ trương rất

rõ ràng rằng: “mỗi nhà ngoại giao đều nên là một thương gia”; “ngoại giao ngày hôm nay phải góp sức với việc mậu dịch” [43;279]. Knox chính là nhân

vật góp phần hoạch định chính sách ngoại giao đô - la. 2.1.2. Nội dung của chính sách ngoại giao đô - la

Chính sách ngoại giao đô - la dưới thời Tổng thống Taft có nội dung chính là thuyết phục các nước nhận vốn đầu tư của các công ty Mỹ. Thậm chí,

37

nếu có thể, các nước này tự nguyện mở cửa thị trường thu hút vốn đầu tư của Mỹ. Điều đó đồng nghĩa với việc các nước đó sẽ trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Mỹ trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Theo đó, Tổng thống Taft ủng hộ việc các ông chủ ngân hàng giúp đỡ các nước có tình hình tài chính khó khăn trả nợ nước ngoài. Sự giúp đỡ của Mỹ còn được biểu hiện thông qua việc Mỹ can thiệp vào các cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thực dân châu Âu bằng việc ủng hộ, giúp đỡ quân sự, viện trợ kinh tế… Đặc biệt, sau khi giúp đỡ các nước này đánh đuổi chế độ thực dân, Mỹ vẫn trợ giúp trong việc tái thiết đất nước, khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng lại chính quyền…Ngay cả những nước cộng hòa giành được độc lập cũng nhận được sự giúp đỡ này. Quân Mỹ sẽ được đưa vào các nước này để đảm bảo cho một sự tồn tại của một chính phủ có thể điều hành được đất nước, đồng thời tái thiết lại quân đội. Bên cạnh đó, chính phủ Mỹ cũng ra sức khuyến khích các ngân hàng tham gia vào việc bình ổn nền tài chính của các nước này, giúp các quốc gia này thiết lập hệ thống ngân hàng trung ương có đủ khả năng ổn định nền tài chính trong nước. Mặt khác, chính phủ Mỹ thông qua việc mở rộng ngoại thương, tăng cường xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, xây dựng chế độ sở hữu của các tổ chức độc quyền ở các nước này về tư liệu sản xuất, trong khi đó Mỹ vẫn tôn trọng những cơ sở xã hội vốn có và tình trạng độc lập của các nước cộng hòa.

Đổi lại, Mỹ đặt điều kiện cho sự giúp đỡ của mình. Mỹ sẽ nắm lấy hoạt động ngoại giao và thương mại của các nước này. Các nước được Mỹ giúp đỡ không được ký Hiệp định với các quốc gia khác mà vi phạm nền độc lập của đất nước. Đồng thời Mỹ nhận được quyền lợi liên quan đến kinh tế và thương

mại ở các nước đó. Đây được coi là một kiểu bành trướng về kinh tế: “một kiểu chủ nghĩa thực dân tộc mà sau nhiều thập kỷ vẫn là một đặc trưng trong chính sách của Mỹ” [65;47].

38

Chính phủ Mỹ cam kết tăng cường ủng hộ các doanh nghiệp Mỹ làm ăn hợp pháp và sinh lợi nhuận ở nước ngoài với mục tiêu là phát triển thương mại đối với các nước trên thế giới. Mỹ đã dùng đồng tiền như một cách chinh phục các nước yếu kém về kinh tế, từ đó mở rộng thị trường cho các nhà tư

bản. Mỹ “chủ trương việc buôn bán đô - la và việc dùng vũ lực làm thủ đoạn bành trướng là chủ yếu. Hai thủ đoạn đó là tôn chỉ chủ yếu của chính sách ngoại giao đô - la. Chính sách đó được quốc hội thông qua chứng tỏ rằng quốc hội đã thi hành một cách thiết thực nhiệm vụ xâm lược do phố Uôn (Wall) đề ra” [14;58]. Do vậy việc đầu tư tư bản ra nước ngoài tăng lên nhanh

chóng.

Theo Biên bản ghi nhớ 1909 chỉ ra, Mỹ sẽ nhấn mạnh rằng người Mỹ cạnh tranh với châu Âu trong các nước đang phát triển bằng cách mua trái phiếu, cho vay thả nổi, xây dựng đường sắt, và thành lập các ngân hàng. Vì

vậy, vào thời điểm này, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố chuyển sang “Ngoại giao đô - la”.

Trong thông điệp cuối cùng của mình gửi Quốc hội ngày 3 tháng 12 năm 1912, Tổng thống William Howard Taft nhìn lại chính sách đối ngoại

của Hoa Kỳ trong chính quyền của ông và ghi nhận: “ngoại giao của chính quyền hiện nay đã linh hoạt tìm ra cách thức để phù hợp với những yêu cầu trong các quan hệ thương mại hiện đại. Chính sách này đã được mô tả là dùng đô - la để thay thế cho viên đạn, coi đó như lí tưởng nhân đạo, một chính sách, chiến lược đúng đắn để nhằm mục đích thương mại hợp pháp” [70;57]. Nhận xét này của Taft đã đưa ra định nghĩa chính thức về “ngoại giao đô - la”, một

cụm từ mà chính quyền của ông theo đuổi trong suốt những năm 1909 - 1913. Tổng thống Taft cũng đã khẳng định rằng chính sách ngoại giao đô - la chính là sự mở rộng của học thuyết Monroe. Điều này có ý nghĩa là chính sách này

39

không chỉ khiến Mỹ đạt được lợi ích về thương mại mà còn tăng cường được sự ảnh hưởng chính trị của Mỹ, đặc biệt là ở Mỹ Latinh, khi các quốc gia phụ thuộc vào thương mại Mỹ, ắt hẳn phụ thuộc vào chính trị. Có thể nói rằng,

chính sách “ngoại giao đô – la” là một bước tiến mới nhằm tăng cường và

củng cố ảnh hưởng của Mỹ ở Mỹ Latinh và gạt bỏ sự ảnh hưởng của các quốc gia châu Âu ra khỏi lục địa này.

Trong thời gian gần đây, khi chúng ta nghiên cứu chính sách ngoại giao của Mỹ, chúng ta thường bỏ qua chính sách ngoại giao đô - la của Taft vì nghĩ rằng nó chỉ là sự bắt chước, tái tạo lại chính sách cây gậy và củ cà rốt. Mà ở

đây là bỏ đi “cây gậy” đề cao “củ cà rốt”. Thật ra, quan điểm đó là chưa thật đúng đắn. Bởi lẽ, “cây gậy và củ cà rốt” được hình dung như hình phạt và

phần thưởng nằm trong hai cánh tay của vị Tổng thống Roosevelt đầy uy lực mà với những nước ngoan ngoãn nghe theo sự sắp đặt của Mỹ quốc thì sẽ

nhận được phần thưởng là “củ cà rốt”. Nó không hẳn là tiền vàng, là đô - la

mà có thể là sự san sẻ cho một chút quyền lợi của Mỹ, hay lợi ích về lãnh thổ,

đất đai... Nhưng “củ cà rốt” sẽ khiến cho các nước có tâm lí mình phải cung phụng, phụ thuộc Mỹ để có được phần thưởng “củ cà rốt”. Còn chính sách “ngoại giao đô – la” che giấu tối đa ý đồ khống chế, xâm lược các nước nhỏ yếu bằng việc sử dụng sức mạnh của kinh tế. Mỹ đóng vai là “người anh cả tốt bụng” đem tiền (đồng đô – la) đến đầu tư giúp đỡ kinh tế các nước nhỏ

yếu. Cây gậy lúc này ẩn giấu đằng sau sức mạnh của đồng đô - la.

Chính sách ngoại giao đô - la của Taft sau này được nhiều tổng thống Mỹ tham khảo và học tập.

2.1.3. Mục tiêu của chính sách ngoại giao đô - la

Như đã nói ban đầu, chính sách ngoại giao của mỗi nước nhằm thực hiện ba mục tiêu cơ bản là an ninh, phát triển và phát huy ảnh hưởng của quốc gia trên thế giới. Ba mục tiêu này có quan hệ chặt chẽ với nhau và thứ bậc ưu

40

tiên của mỗi mục tiêu trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại quốc gia phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước, trong từng giai đoạn nhất định.

Trong những năm 1909 - 1913, mục tiêu của ngoại giao đô - la của Tổng thống W. H. Taft là làm cho Hoa Kỳ phát triển thành một trung tâm thương mại và tài chính lớn nhất thế giới. Đó là cái nhìn chi phối việc xây dựng quan hệ đối ngoại, phần lớn phát sinh trong liên minh giữa chính quyển của Taft và các ngân hàng, các doanh nghiệp và khách hàng của họ.Vì vậy, chính quyền Taft tập trung vào việc hỗ trợ các doanh nhân Mỹ trong việc bảo vệ và mở rộng đầu tư và thương mại, đặc biệt là ở Mỹ Latinh và vùng Viễn Đông.

Năm 1909, sau khi Tổng thống Taft lên nắm chính quyền, nước Mỹ đã có sự phát triển vượt bậc cả về nông nghiệp và công nghiệp, trở thành quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới. Việc sản xuất hàng hóa trong nước vượt lên nhu cầu tiêu dùng của người dân dẫn đến khủng hoảng thừa trong nước. Nhu cầu về thị trường tiêu thụ hàng hóa đã khiến Tổng thống Taft quan tâm đến thương mại quốc tế. Chính quyền Tổng thống Taft đã nhắm tới khu vực phát triển của Mỹ Latinh và châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Phát triển thương mại sang những vùng này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Mỹ, tiến bộ kinh tế, ổn định chính trị và đảm bảo quyền lợi chiến lược của Mỹ ở khu vực kém phát triển. Trong thông điệp liên bang đầu tiên của mình, Taft đã viết:

“Ngày nay, hơn bao giờ hết, tư bản Mỹ đang theo đuổi đầu tư ở nước ngoài và nhìn chung các sản phẩm của Mỹ đang tìm kiếm thị trường nước ngoài”

[37;127]. Vì lẽ đó, Tổng thống Taft cùng với ngoại trưởng Knox theo đuổi chính sách ngoại giao đô - la, dùng sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chính trị để mở rộng các lợi ích thương mại của Mỹ ra bên ngoài.

Ngoại giao đô - la còn nhằm thực hiện chiến lược toàn cầu của mình, đó là khẳng định châu Mỹ là khu vực ảnh hưởng riêng của Mỹ mà các cường

41

quốc khác trên thế giới không có quyền nhóm ngó. Phạm vi ảnh hưởng của Mỹ ở những nước này không chỉ trong lĩnh vực chính trị, quân sự mà còn cả về kinh tế. Mỹ đã trở thành một đế quốc ở khu vực châu Mỹ. Đồng thời trên

cơ sở củng cố và tăng cường sức mạnh của mình, Mỹ đã bắt đầu vươn “vòi bạch tuộc” của mình tới châu Á – Thái Bình Dương, xác lập quyền tự do

thương mại ở khu vực này.

Đối với những người anh em láng giềng cận kề như Mỹ Latinh, chính phủ Mỹ luôn thể hiện sự giang tay giúp đỡ khôi phục nền tài chính của các nước này nhằm nâng cao vị thế của mình trong các vấn đề giữ gìn hòa bình và an ninh góp phần giúp đỡ các nước phát triển. Tuy nhiên, những mục tiêu mà Mỹ hướng tới không chỉ dừng lại ở đó. Đây không phải là sự giúp đỡ đơn

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại giao đô la của tổng thống william howard taft (1909 1913) (Trang 34)