Các yếu tố môi trường xã hội * Nông nghiệp:

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao ổn định khu vực lưu giữ quặng đuôi trong khai thác và chế biến quặng sắt tại Mỏ Thạch Khê (Trang 38 - 42)

Hình 3.6 Vị trí các điểm quan trắc nước mặt tại khu vực dự án sắt Thạch Khê

3.2.5.2 Các yếu tố môi trường xã hội * Nông nghiệp:

* Nông nghiệp:

Theo phương án mà dự án đưa ra và đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận thì tổng diện tích mà dự án chiếm dụng là 3.877 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp (bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản) của 6 xã trong khu vực dự án chịu ảnh hưởng là 2.364,88 ha (chiếm 60,67 %). Mặc dù chất lượng đất thuộc loại xấu, năng suất lúa và hoa màu thấp nhưng là nguồn sống của 3.952 hộ dân với 18.951 nhân khẩu của 6 xã từ bao đời nay. Vì vậy, cần có các chính sách hợp lý để tạo công ăn việc làm cho người dân khi dự án được thực hiện.

* Nhà ở:

Việc mất nhà cửa và đất thổ cư để nhường lại đất cho dự án luôn kèm theo việc phải di dân. Đây là tác động lớn nhất đối với bất kỳ một dự án nào có liên quan đến vấn đề di dân, bởi vì việc di dân ra khỏi nơi sinh sống cũ, nhất là ra khỏi quê hương bản quán sẽ gây xáo trộn và khó khăn trong cuộc sống của các hộ phải di dời do phải thay đổi thói quen và tập quán sinh hoạt, quan hệ họ hàng làng xóm và nhất là họ chưa thể hình dung được cuộc sống của gia đình họ ở nơi ở mới: họ sẽ làm nghề gì để duy trì cuộc sống gia đình? Tương lai của con cái họ sau này sẽ ra sao? và còn nhiều vấn đề khác nữa.

Bảng 3.17 Tổng hợp nguyện vọng tái định cư TT Tự TĐC TĐC theo dự án TĐC tại chỗ Tổng 1 Thạch Khê 80 272 562 914 2 Thạch Hải 162 189 539 890 3 Thạch Đỉnh 49 75 332 456 4 Thạch Bàn 149 379 35 563 5 Thạch Lạc 48 929 238 578 6 Thạch Trị 49 331 171 551 Tổng 537 1.538 1.877 3.952

Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hà Tĩnh * Việc làm:

Mất đất để sản xuất, mất nơi ở đồng nghĩa với việc mất việc làm. Bởi vì đa số người dân ở đây sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa vấn đề mất việc làm ở đây không chỉ ảnh hưởng đối với thế hệ hiện tại mà còn đối với nhiều thế hệ tiếp theo của họ, nếu như không có phương án bồi thường GPMB hỗ trợ di dời và tái định cư tốt, đáp ứng được quyền lợi trước mắt cũng như lâu dài của người dân, nếu không được chính quyền các cấp của tỉnh tạo hỗ trợ việc làm mới. Không có việc làm, cuộc sống của dân sẽ không được đảm bảo và từ đó nhiều tệ nạn xã hội sẽ nảy sinh.

Theo số liệu thống kê thì số lao động của 6 xã chịu ảnh hường là 14510 lao động. Do đó, khi số lao động mất việc làm thì đồng nghĩa với việc phải tạo ra việc làm mới cho họ. Sau khi mỏ đi vào khai thác10 triệu tấn quặng/năm sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 5000 lao động trực tiếp tại vùng mỏ. Như vậy, nếu nguồn lao đông này được lấy trực tiếp từ vùng ảnh hưởng thì vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu việc làm cho người dân.

* Thu nhập:

Tận dụng nguồn lao động tại khu vực là tạo cơ hội việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động. Hiện nay, đã có một số người lao động địa phương được tuyển vào vùng mỏ làm việc với mức lương 1.200.000 – 1.500.000đ/tháng. So với thu nhập bình quân của người dân trước đây là 500.000đ/tháng thì vấn đề thu nhập được coi là có tác động tích cực. Đồng thời, thu nhập của các hộ buôn bán cũng tăng lên do

nhu cầu tiêu dùng trong khu vực tăng lên.

* Công nghiệp - dịch vụ:

Ngành công nghiệp ở khu vực dự án chưa phát triển nên khi dự án được triển khai thực hiện sẽ làm cho hoạt động công nghiệp ở trong vùng tăng lên. Các ngành thương mại dịch vụ cũng được phát triển theo thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển.

* Hoạt động giao thông:

Tại thời điểm nghiên cứu thì hầu hết các hộ dân trong khu vực gần trung tâm khai thác vẫn chưa được di dời trong khi đó lượng xe lưu thông đã tăng lên đáng kể làm cho hoạt động đi lại trong khu vực rất vất vả, đặc biệt là những hộ dân sống gần khu vực khai thác. Chất lượng đường bị xuống cấp nghiêm trọng do sự sụt lún và các loại đất cát thải bị rơi trên đường của các loại xe tải của dự án lưu thông trong khu vực. Về mùa mưa, đường lầy lội vì bùn cát, về mùa nắng đường nghi ngút bụi. Do vậy, hoạt động đi lại của người dân hết sức khó khăn, đặc biệt là các em học sinh đang học ở các trường trong khu vực.

* Văn hóa:

Chịu ảnh hưởng do việc di chuyển mồ mả và các công trình văn hóa xã hội. Theo số liệu thống kê, trong khu vực chịu ảnh hưởng của dự án của 6 xã có đến

25.255 mồ mả các loại cần phải di chuyển. Đây cũng là vấn đề khó khăn của dự án

vì nó liên quan đến vấn đề tâm linh.

* Giáo dục:

Sẽ chịu tác động lớn bởi việc phải di chuyến các trường học ra khỏi khu vực dự án (như các trường học ở xã Thạch Khê, Thạch Hải, Thạch Đỉnh) làm ảnh hưởng đến việc học tập của con em trong khu vực. Một thực trạng hiện nay là khi chưa có phương án di dời các trường học trong khu vực dự án nhưng hoạt động vận tải đã diễn ra tấp nập trên các tuyến đường địa phương ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập cũng như tính mạng của các em gây nhiều bức xúc, lo lắng cho các em cũng như các bậc phụ huynh. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc thu hút lao động từ địa phương sẽ nâng cao tay nghề cho người dân trong các ngành công nghiệp tạo tiền đề cho việc phát triển công nghiệp khu vực trong tương lại.

Nguồn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cho công nhân và dân cư xung quanh là các hoạt động phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn trong không khí; các hoạt động tạo ra nước thải, chất thải làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt; sự tập trung của công nhân. Làm gia tăng các bệnh về hô hấp, tiêu hóa... ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Sức khỏe bị ảnh hưởng làm gia tăng các dịch vụ về y tế. Tuy nhiên, hiện tại các dịch vụ y tế chưa được cải thiện nên sẽ ảnh hưởng rất lớn khi số bệnh nhân tăng lên.

* Tệ nạn xã hội:

Việc tập trung một lượng lớn công nhân sẽ làm gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, trộm cắp... Đồng thời ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự của khu vực dự án.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao ổn định khu vực lưu giữ quặng đuôi trong khai thác và chế biến quặng sắt tại Mỏ Thạch Khê (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w