Các yếu tố môi trường tự nhiên * Môi trường không khí:

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao ổn định khu vực lưu giữ quặng đuôi trong khai thác và chế biến quặng sắt tại Mỏ Thạch Khê (Trang 35 - 38)

Hình 3.6 Vị trí các điểm quan trắc nước mặt tại khu vực dự án sắt Thạch Khê

3.2.5.1Các yếu tố môi trường tự nhiên * Môi trường không khí:

* Môi trường không khí:

Trong hoạt động khai thác sắt, các chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu là từ hoạt động vận chuyển của xe tải, nổ mìn, bốc đất đá, cát bay do tác động của gió, vận chuyển và máy phát điện chạy bằng dầu diezen. Khi các hoạt động này diễn ra thì làm

cho nồng độ các chất có hại như bụi, các loại khí thải (CO, SO2, NO2, H2S...) tăng lên trong không khí làm thay đổi thành phần không khí. Kết quả tính toán nồng độ của các chất ô nhiễm không khí tạo ra do các hoạt động của dự án như sau:

Bảng 3.14 Nồng độ các chất ô nhiễm không khí tăng thêm từ dự án Chỉ số Nồng độ (mg/m3) TCVN 5937-2005 Bụi 0,31 0,3 NO2 0,11 0,2 SO2 0,05 0,35 CO 0,46 30 H2S 0,52 -

Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hà Tĩnh

Sự gia tăng các chất thải này sẽ làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến môi trường sinh vật và cuộc sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người dân.

* Môi trường đất:

Chịu tác động của việc khai thác mỏ chủ yếu là do các hoạt động đào bới, san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, nước thải sản xuất, chất thải rắn... Làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc các tầng đất, phá hủy hệ sinh thái đất, làm tổn hại lớp đất trồng trọt, gây xáo trộn đất, do quá trình gia tăng của các kim loại, chất thải trong đất. Một số kết quả tính toán thải lượng các oxit kim loại có tác động đến môi trường đất như:

Bảng 3.15 Thải lượng các chất ô nhiễm đất tăng thêm từ dự án

Chỉ số Thải lượng (g/s)

TCCP của Nga

Vào mùa hè Vào mùa đông

Oxit nhôm 0,01878 0,0087 0,0062

Oxit sắt 1,14531 0,0557 0,7688

Oxit canxi 0,00884 0,0034 0,0024

Chì và hợp chất của chì 0,02839 93,2780 93,2506

Ô nhiễm môi trường đất làm ảnh hưởng đến môi trường vi sinh vật, chất lượng cây trồng, năng suất cây trồng giảm gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của người dân.

* Môi trường nước:

Môi trường nước là nơi chịu tác động trực tiếp của các nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của công nhân và các chất thải rắn. Các nguồn nước thải này ngấm xuống nguồn nước ngầm sẽ làm thay đổi chất lượng nước ngầm. Môi trường nước mặt cũng bị thay đổi khi tiếp nhận nguồn nước thải này. Đó là do sự gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm nước sinh ra trong các hoạt động của dự án.

Bảng 3.16 Nồng độ chất ô nhiễm nước tăng thêm từ dự án

Chỉ số Nồng độ ô nhiễm (mg/l)

Sinh hoạt Sản xuất Tổng luồng đến

Các chất lơ lửng 85 15,4 45,6 BOD5 72 11,3 37,6 Ni 10,4 - 4,5 Tổng phốt pho 2,3 - 1,0 Clorite 11,7 205,7 121,5 Sản phẩm dầu - 3,85 2,2

Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hà Tĩnh

Nước là nhu cầu thiết yếu của sinh vật và của con người, chất lượng nguồn nước có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Việc thiếu nước cũng như việc nước bị ô nhiễm bởi các nguồn thải không qua xử lý sẽ có tác hại to lớn đối với người dân trong khu vực dự án.

* Môi trường động vật:

Do ảnh hưởng của các hoạt động như san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, đồng thời do hoạt động của các máy móc thải ra dầu mỡ, nước thải, chất thải rắn nên làm cho các loài động vật trong khu vực vốn đã nghèo nàn không còn nơi sinh sống khiến chúng phải di cư nơi khác hoặc biến mất hoàn toàn.

* Môi trường thực vật:

Nhiều loài thực vật sẽ bị chặt phá để phục vụ cho các hoạt động khai thác như san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo các bãi thải. Sự xáo trộn của các chất thải rắn, các chất độc hại trong đất làm biến đổi tính chất và hàm lượng dinh dưỡng của đất khiến cho sự sinh trưởng của thực vật bị hạn chế, các vi sinh vật trong đất có nguy cơ bị mất đi khiến khả năng tái tạo sinh dưỡng của đất ngày càng giảm.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao ổn định khu vực lưu giữ quặng đuôi trong khai thác và chế biến quặng sắt tại Mỏ Thạch Khê (Trang 35 - 38)