Thảm thực vật trên đồng bằng thấp cấu tạo bởi trầm tích Holocen

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG ĐỊA - SINH HỌC VÙNG HÀ TIÊN - KIÊN LƯƠNG (Trang 45 - 50)

Holocen

Đồng bằng Hà Tiên-Kiên Lương là đồng bằng thấp, khá bằng phẳng, với độ cao tuyệt đối dao động từ 0,5 đến 1,0 m. Lịch sử hình thành địa mạo khu vực này gắn liền với quá trình hình thành đồng bằng châu thổ sơng Cửu Long, đặc trưng bởi yếu tố biển tiến, biển lùi. Khi đường bờ biển phát triển xa hơn về phía tây, ảnh hưởng mặn giảm dần, đầm lầy mặn chuyển sang đầm lầy lợ ngọt cịn hiện diện ở khu vực Đơng Hồ và sơng Giang Thành.

Đặc điểm phân bố sinh cảnh phụ thuộc mạnh mẽ bởi tính chất thổ nhưỡng và chế độ thủy văn. Mỗi dạng địa hình thường liên quan đến một hoặc vài kiểu nguồn gốc thành tạo khác nhau, gắn liền với các loại sinh cảnh đặc trưng.

1) Rừng ngập mặn trên đồng bằng ven biển

Dạng địa hình đồng bằng trũng tích tụ biển- đầm lầy, thành tạo do nguồn gốc hỗn hợp, phân bố thành dải tương đối liên tục từ Hà Tiên, qua Kiên Lương đến phía bắc Hịn Chơng. Lớp phủ thổ nhưỡng là đất phèn, đất mặn [16].

Thảm thực vật đặc trưng cho dạng đồng bằng này là rừng ngập mặn mà hiện nay chỉ cịn những dãy rừng hẹp phân bố rải rác (hình 4.1). Các lồi cây gỗ thường gặp là mấm trắng (Avicennia alba), mấm đen (A. officinalis), đước

nhọn (Rhizophora mucronata), giá (Excoecaria agallocha), tra (Hisbicus tiliacea), tràm (Melaleuca cajuputi) cũng rất hay gặp ở gần rừng ngập mặn cĩ lẽ do độ mặn của nước giảm nhiều khi vào trong nội địa. Gần đây, chương trình phục hồi rừng phịng hộ ven biển của tỉnh Kiên Giang đã trồng lại nhiều diện tích cây đước đơi (Rhizophora apiculata) [15].

2) Thảm thực vật trên bãi bồi ven sơng rạch và đầm lầy nước lợ

Địa hình thành tạo do sơng, dạng bãi bồi ven sơng và giữa lịng, gồm các dạng sinh cảnh sau:

- Dừa nước ở ven và giữa đầm nước lợ Đơng Hồ (hình 4.2). Cây dừa nước (Nypa fruticans) chiếm ưu thế cĩ thể đạt chiều cao đến 4-5m. Ngồi ra, cịn cĩ các lồi cây bụi và thân thảo khác như ơ rơ (Acanthus ebracteatus), cĩc kèn (Derris trifolia), mái dầm (Aglaodorum griffithii), lác nước (Cyperus malaccensis), ráng đại (Acrostichum aureum), chùm gọng (Clerodendrum inerme) và chà là nước (Phoenix paludosa).

- Thảm thực vật ven sơng Giang Thành, phân bố trên dải đất rộng 0,5 - 3,0km, gần biên giới Campuchia nơi độ mặn đã giảm thấp và khơng mặn trong mùa mưa. Kiểu rừng này cĩ sự ưu thế của các loài bần chua (Sonneratia caseolaris), chiếc (Baringtonia acutangula), cơm (Elaeocarpus hygrophilus). Một số cây bần và cơm đạt đến chiều cao 12m. Ngoài ra, cịn nhiều loài thực vật khác như: bình bát (Annona glabra), dứa gai (Pandanus kaida), quao (Dolichandrone spathacea), mây nước (Flagellaria indica), tra (Hibiscus tiliaceus), me nước (Dalbergia candenatensis), gõ biển (Sindora maritima), chà là nước (Phoenix paludosa), tu hú (Gmelina asiatica), mua (Melastoma affine), lịng máng (Pterospermum sp.), cui (Heritiera littoralis).

- Thảm thực vật ven bờ rạch. Trong khu vực cĩ nhiều rạch nước nhỏ với đặc điểm dịng chảy chậm, một số cĩ thể cạn nước vào mùa khơ. Thành phần thực vật rất phong phú với các loài phân bố vùng nước ngọt tới lợ ngọt như:

Nelumbo nucifera, Hymenachne acutigluma, Echinochloa stagnina, Pseudoraphis brunoniana, Eleocharis dulcis, Cyperus pilosus, Cyperus digitatus, Cyperus babakans, Scleria poaeformis, Monochoria hastata, Monochoria vaginalis, Ludwigia adscendens, Pistia stratiotes, Salvinia cucullata, Hydrilla verticillata và Utricularia aurea [15].

3) Đồng cỏ và rừng tràm trồng trên trũng lầy ngập theo mùa

Dạng địa hình đồng bằng trũng tích tụ đầm lầy-biển phân bố phía nam kênh Vĩnh Tế, kéo dài về phía tây nam kênh Rạch Giá-Hà Tiên tới ven biển.

Trầm tích cấu tạo đồng bằng cĩ nguồn gốc đầm lầy-biển tuổi Holocen giữa- muộn (bmQIV2-3). Phần lớn diện tích bị ngập vào mùa lũ với độ sâu từ 0,3- 0,6m, thời gian ngập úng do lũ <4-5 tháng/năm. Thổ nhưỡng chủ yếu là đất phèn [16].

Đồng cỏ ngập nước theo mùa, gồm 6 kiểu quần xã ưu thế phân bố theo tính chất đất và chế độ ngập:

· Quần xã năng xoắn- Eleocharis spiralis:

Quần xã này hiện diện trên những vùng trũng ẩm và nhĩm đất phèn mặn. Vào thời điểm tháng III (giữa mùa khơ), mực nước trong khu vực vẫn cịn cao 10 -20cm so với mặt đất. Trảng cỏ thấp (chiều cao khoảng 20 -30cm) cĩ thành phần lồi đơn điệu với ưu thế là năng xoắn (Eleocharis spiralis), năng ngọt (E. dulcis), năng đỏ đen (E. atropurpurea), san sát (Paspalum vaginatum),

Fimbristylis sp. Ngồi ra, cĩc (Lumnitzera racemosa) và tràm cũng xuất hiện trong kiểu này.

· Quần xã năng ngọt- Eleocharis dulcis

Kiểu quần xã này chiếm diện tích lớn trong vùng Hà Tiên– Kiên Lương (hình 4.3). Năng ngọt cĩ biên độ sinh thái rộng đối với độ mặn và chua. Chúng thường phân bố trên vùng đất phèn hoạt động, ở các trạng thái từ phèn ít, trung bình đến phèn nặng hoặc nhiễm phèn, độ ngập từ trung bình đến ngập sâu. Một số loài cĩ thể gặp trong kiểu này là Eleocharis ochrostachys, Cyperus halpan, Ceratopteris thalictroides, Fuirena umbellata, Xyris indica Panicum repens. Củ của năng ngọt và năng nỉ cũng là nguồn thức ăn chính của loài sếu cổ trụi.

· Quần xã bàng- Lepironia articulata

Quần xã phân bố trên các vùng đất phèn nặng, phát triển trong vùng đầm lầy ảnh hưởng mặn, đất chứa nhiều chất hữu cơ và muối chua phèn tại chỗ hoặc từ nơi khác (hình 4.4). Quần xã Bàng cĩ thể gặp ở khu vực gần kinh Lung lớn (Kiên Lương) và một số khu vực thuộc khu rừng phịng hộ Hịn Đất, nhưng thường gặp nhiều ở giữa vùng kinh Hà Giang và kinh Trà Lọt (Hà Tiên). Cấu trúc với một sinh tầng cỏ, dày, cao trung bình 1m với loài bàng (Lepironia articulata) chiếm ưu thế. Các loài khác cĩ thể gặp là năng nỉ (Eleocharis ochrostachys), năng ngọt (E. dulcis), đưng (Scleria poaeformis), mồm mốc (Ischaemum rugosum), đũa bếp (Phylidrum lanuginosum) và tràm mọc rải rác.

· Quần xã mồm mốc- Ischaemum rugosum

Đây là một kiểu đồng cỏ chuyển tiếp từ vùng đất phèn trung bình, ngập trung bình hay khơng ngập mùa khơ và thường phân bố ở rìa của vùng trũng phèn, nơi tiếp giáp với địa hình cao của phù sa cổ. Mồm mốc là lồi cỏ đa niên cĩ khả năng chịu đựng được thời gian lũ ngắn và chịu khơ rất tốt trong mùa khơ. Thảm cỏ này dày và rậm cĩ chiều cao trung bình từ 0,8 đến 1,5m, đơi khi cĩ thể gặp những thân mồm mốc dài đến 2,5m (mọc dài ra trong mùa lũ năm trước). Quần xã này cĩ thành phần lồi phong phú hơn quần xã bàng và năng ngọt. Cĩ thể gặp thảm cỏ với mồm mốc thuần loại hay mồm mốc ưu thế xen lẫn với các lồi khác như Ischaemum barbatum, I. aristatum, Eleocharis dulcis, Scleria poaeformis, Mnesithea laevis, Cyperus halpan. Kiểu đồng cỏ này cĩ thể gặp nhiều ở khu rừng phịng hộ Hịn Đất, và phía đơng kinh Rạch Giá- Hà Tiên.

· Quần xã xuân thảo- Eragrostis atrovirens

Phân bố trên vùng thềm phù sa cổ, trong vùng chuyển tiếp của đất phù sa cổ đến vùng phù sa mới, hoặc trong vùng các giồng cát cổ. Đây là những khu vực đất ít phèn, ít ngập trong mùa mưa và khơng bị ảnh hưởng của mặn. Trước đây, kiểu này gặp nhiều trên các gị phù sa cổ ở phía bắc kinh Rạch Giá- Hà Tiên nhưng hiện nay cịn rất ít do phần lớn diện tích các gị này đã bị chuyển thành đất nơng nghiệp. Thành phần loài gồm cĩ Eragrostis atrovirens,

E. tremula, E. zeylanica, Setaria viridis, Panicum repens, Mnesithea laevis, Paspalum scrobiculatum, Desmodium triflorum, Lindernia crustacea, Hedyotis heynii, Cyanotis axillaris và Grangea maderaspatana.

· Quần xã cỏ lơng tượng- Schoenoplectus littoralis

Thường gặp ở Đơng Hồ và dọc theo sơng Giang Thành, những vùng đất lầy gần biển, bị ảnh hưởng của triều và mặn. Đây là dạng đất mới phát triển, đất cĩ nhiều mùn, xác thực vật đang phân hủy và chua (pH nhỏ hơn 3,6). Thành phần loài gồm cĩ Schoenoplectus littoralis, S. juncoides, Fimbristylis eragrostis, Eleocharis dulcis, Paspalum vaginatum.

Rừng tràm trồng: Phần lớn diện tích tràm (Melaleuca cajuputi) được trồng lại bởi chương trình trồng rừng của nhà nước hoặc tư nhân, trong khi diện tích tràm tái sinh tự nhiên rất ít. Thành phần cây gỗ hầu như chỉ cĩ cây tràm thích nghi được với các điều kiện đất phèn và cĩ khả năng chịu mặn. Các loài thường gặp ở tầng lâm hạ là: năng (Eleocharis dulcis), sậy (Phragmites vallatoria), hồng đầu (Xyris indica), mua (Melastoma affine), mây nước (Flagellaria indica), dớn (Cyclosorus gongylodes). Các lồi dây leo gồm cĩ: bịng bịng (Lygodium scandens), tơ hồng (Cuscuta australis), bìm nước (Aniseia martinicensis) và choại (Stenochlaena palustris). Những nơi bị ảnh hưởng mặn cịn cĩ cỏ san sát (Paspalum vaginatum), năng xoắn (Eleocharis spiralis), cỏ lơng tượng (Schoenoplectus littoralis) và ráng đại (Acrostychum aureum) [15].

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG ĐỊA - SINH HỌC VÙNG HÀ TIÊN - KIÊN LƯƠNG (Trang 45 - 50)