- Địa phận tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía đông nam đới Đà Lạt. Đới này là một khối vỏ lục địa Tiền Cambri bị sụt lún trong Jura sớm - giữa và phần lớn diện tích đới bị hoạt hoá magma kiến tạo mạnh mẽ trong Mesozoi muộn và Kainozoi.
- Trước Jura: Tài liệu địa vật lý và địa chất khu vực cho biết đại thể vùng
này cũng như đới Đà Lạt có vỏ lục địa tiền Cambri. Trong Paleozoi và Mesozoi sớm dự đoán ở đây có thể đã trải qua các giai đoạn khi thì bị lún tạo lớp phủ nền, khi thì bị hoạt hoá magma - kiến tạo.
- Jura sớm giữa: Vùng này cũng như đới Đà Lạt bị sụt lún hình thành bồn
nội lục và bị lấp đầy bởi các trầm tích lục nguyên biển nông gần bờ. Vào Jura giữa, biển khép kín lại và kết thúc trầm tích sau kỳ Bajoci.
- Jura muộn - Creta: Vùng này cũng như đới Đà Lạt được nâng lên và bị
uốn nếp khối tảng, kèm theo hoạt động magma mạnh mẽ với sự thành tạo phun trào, xâm nhập loạt kiềm vôi liên quan với quá trình hút chìm mảng Thái Bình Dương cổ dưới vỏ lục địa đông nam của mảng châu Á. Cuối Creta xuất hiện trũng Đơn Dương, thoạt đầu được lấp đầy trầm tích lục địa màu đỏ, sau đó có hoạt động núi lửa và xâm nhập axit cao nhôm do nóng chảy từng phần vỏ lục địa, đánh dấu việc hình thành tạo vỏ lục địa mới Mesozoi muộn ở rìa Đông Á.
- Paleogen - Miocen: Vùng này được nâng lên liên tục và bào mòn mạnh mẽ,
tạo bề mặt san bằng và là một phần của bề mặt san bằng Đông Dương rộng lớn. Vào Neogen liên quan với sự tách giãn biển Đông, ở lãnh thổ nghiên cứu xuất hiện các bồn chủng được lấp đầy bằng các trầm tích và phun trào bazan kéo dài theo hướng đông bắc - tây nam, kèm theo các đứt gãy thuận ngang phải.
47
- Pliocen - Đệ Tứ: Vùng này được tiếp tục nâng lên mạnh mẽ kiểu vòm khối
tảng và chịu lực căng đông tây, xuất hiện bazan olivin kiềm, dọc sông suối phát triển các trầm tích lục nguyên bở rời. Các quá trình phong hoá, xâm thực chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động ngoại sinh.
48
KẾT LUẬN
Đợt thực tập địa chất kiến trúc tuy chỉ kéo dài 4 ngày nhưng đã mang lại cho chúng em nhiều kiến thức quý báu cũng như những trải nghiệm khó quên. Qua đó chúng em được cung cấp rất nhiều kiến thức về thành phần và cấu trúc đất đá khu vực Đồng Nai – Bảo Lộc – Lâm Đồng, về các quá trình làm thay đổi bề mặt (các quá trình ngoại sinh) và trong lòng đất (các quá trình nội sinh). Bên cạnh đó chúng em còn có cơ hội được quan sát ngoài thực tế các loại khoáng vật, các loại đá, các dạng địa đặc trung cho các phức hệ magma, hệ tầng địa chất khu vực Đồng Nai – Bảo Lộc – Lâm Đồng. Lộ trình đã đi qua 9 điểm lộ với đặc điểm mỗi điểm lộ như sau:
- Điểm lộ 1: Hồ Long Ẩn – Đồi Bửu Long (Đồng Nai) tuổi Trias trung, hệ tầng Châu Thới – T2ct. Quan sát cuội kết đa khoáng và cát kết arkose cùng hệ thống khe nứt và các mặt trượt.
- Điểm lộ 2: Trị An (Quốc lộ 1A_km 1855) tuổi Jura sớm, hệ tầng Đắkrông - J1đk. Quan sát đá trầm tích cát bột kết bị phong hóa màu đỏ nâu đậm và hệ thống các khe nứt do tác động của thớ chẻ.
- Điểm lộ 3: Thị Trấn Định Quán (Đồng Nai_Quốc lộ 20_km 47) tuổi Kreta sớm, phức hệ Định Quán – K1đq. Quan sát đá diorite bị bắt tù trong đá granodiorite, thể dị li và hiện tượng bóc vỏ hóa tròn.
- Điểm lộ 4: Mỏ đá xây dựng Andesite Bảo Lộc (Lâm Đồng_Quốc lộ 20_km 108) tuổi Jura muộn-Kreta sớm, hệ tầng Đèo Bảo Lộc – J3K1đbl. Quan sát đá andesite màu xám xanh, cấu tạo khối.
- Điểm lộ 5: Mỏ Đá Hùng Vương (Lâm Đồng_Quốc lộ 20_km 177) tuổi Jura muộn, hệ tầng Sông Phan – J2sp. Quan sát đá basalt cấu tạo khối và lỗ rỗng, đá trầm tích sét bột kết.
- Điểm lộ 6: Thác Pongour (Lâm Đồng_Quốc lộ 20_km 192) tuổi Kreta muộn, hệ tầng Đắkrium – K2đr. Quan sát trầm tích sét bột kết phân lớp
49
nằm ngang hệ tầng Đắkrium, hệ thống ba khe nứt, đá mạch diabase phức hệ Cù Mông (Ecm) xuyên cắt qua.
- Điểm lộ 7: Thác Prenn (Quốc lộ 20_km 222) tuổi Pleitocene trung, hệ tầng Xuân Lộc - βQ21𝑥𝑙. Quan sát đá basalt dạng cột mặt ngũ giác và basalt dạng hàm ếch.
- Điểm lộ 8: Mỏ đá Toàn Thắng, tuổi Kreta muộn, phức hệ Ankroet – K2ak. Quan sát hai pha của đá granite, đá diorite bị bắt tù trong đá granite, đá mạch gabro diabase màu xám đen.
- Điểm lộ 9: Suối Vàng, tuổi Kreta muộn, phức hệ Ankroet - K2ak. Quan sát đá diorite bị bắt tù trong đá granite và hệ thống mạch thạch anh. Ngoài ra chuyến thực tập còn là dịp để chúng em được huấn luyện các kỹ năng làm việc ngoài thực tế của kỹ sư địa chất tại hiện trường (xác định vị trí điểm lộ, lấy mẫu, phân tích, ghi nhật ký địa chất,..) tổ chức khảo sát địa chất, xác định các đối tượng địa chất. Chuyến đi thực tập cỏn giúp sinh viên hiểu thêm về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ở các địa phương mà đoàn thực tập đi qua, giúp sinh viên tích lũy thêm nhiều kiến thức trong cuộc sống.
Điều quan trong hơn hết là chúng em có thể thấy được sự liên quan của các hệ tầng và phức hệ, tính chất, đặc điểm…của đất đá, cách xác định và đo vẽ thế nằm của đất đá lên bản đồ.... nắm vững được những điều cơ bản nhất và từ đó có thể đưa ra những phương pháp lập luận về các mối liên hệ địa chất một cách phù hợp nhất.
50
LỜI CẢM ƠN
Nhìn chung, chuyến đi quả thật rất bổ ích với chúng em khi được mắt thấy tai nghe và được thu thập những lọai mẫu, khóang vật ngoài thực địa cùng những lời giảng, thuyết minh của thầy cô qua đó đã giúp chúng em củng cố được những kiến thức về địa chất kiến trúc từ đó làm nền tảng cho những môn học chuyên sâu sau này.
Không những thế, chuyến đi đã để lại trong chúng em những kỉ niệm thật khó quên, qua đó thắt chặt thêm tình đòan kết giữa các thành viên trong nhóm nói riêng và giữa các nhóm nói chung.
Cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Huỳnh Thông và Thầy Trần Anh Tú đã nhiệt tình hướng dẫn nhóm chúng em trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Xin cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí đã tạo điều kiện cho chúng em có được chuyến đi thật bổ ích này.
Chúng em xin kính chúc thầy cô nhiều sức khỏe, luôn vui trẻ và sẽ tiếp tục đồng hành cùng chúng em trong các chuyến thực tập tiếp theo!