- Địa hình tỉnh Đồng Nai chịu ảnh hưởng trực tiếp của đới nâng Đà Lạt và đới sụt lún đồng bằng sông Cửu Long, được hình thành và phát triển từ Jura muộn đến nay.
- Quá trình tạo núi uốn nếp Jura muộn - Creta đã tạo ra đới núi vòm - khối tảng phức nếp lồi Đà Lạt . Tỉnh Đồng Nai thuộc rìa Tây Tây Nam của đới núi này, địa hình được thành tạo là các dãy núi khối tảng uốn nếp kéo dài theo phương kinh tuyến đến Tây Bắc - Đông Nam.
- Quá trình chia cắt, phá hủy và san bằng địa hình xảy ra từ cuối Kreta đến khoảng cuối Miocen giữa (trong khoảng 50 - 55 triệu năm) đã hình thành bề mặt san bằng Đông Dương và bề mặt san bằng Đà Lạt. Ở Đồng Nai, di tích bề mặt san bằng Đông Dương đã bị phá hủy hoàn toàn; di tích bề mặt san bằng Đà Lạt (tuổi Miocen giữa) còn được thấy trên đường chia nước của khối núi Chứa Chan và Mây Tào. Bề mặt này đã bào lộ phần diện tích không lớn các đá xâm nhập phức hệ Cà Ná và Đèo Cả. Từ cuối Miocen giữa đến nay, bề mặt được nâng cao 500 - 650 m đến 800 - 838 m, tốc độ nâng trung bình 0,045 mm/năm đến 0,072 m/năm; gradien biến dạng trung bình theo hướng Chứa Chan - Mây Tào 9 m/km.
- Từ cuối Miocen giữa đến cuối Miocen muộn (trong khoảng 5 - 6 triệu
năm), bề mặt san bằng Miocen giữa được nâng lên và chịu tác động của quá trình phá hủy san bằng mới. Đây chính là thời kỳ pedimen hóa mạnh, hình thành nên bề mặt Tây Nguyên có diện phân bố rất rộng. Trong phạm vi tỉnh Đồng Nai, bề mặt này được thấy ở khu vực Nam Cát Tiên, trên đường chia nước các dãy đồi núi thấp ở Tân Phú, Định Quán và dưới các lớp phủ trầm tích Pliocen - Đệ tứ ở khu vực Biên Hòa - Long Thành, Nhơn Trạch. Từ cuối Miocen muộn đến nay, bề mặt này được nâng lên ít nhiều có phân dị, cao 140 - 300 m, tốc độ nâng 0,025 mm/năm - 0,055 mm/năm ở Nam Cát Tiên; cao 300 - 400m, tốc độ nâng 0,055 - 0,073 mm/năm ở
45
Định Quán; cao 5 - 20 m, tốc độ nâng 0,001 - 0,004 m/năm ở Biên Hòa, cao (-50) - (-100 m) ở Nhơn Trạch, tốc độ hạ 0,009 - 0,0018 m/năm.
- Từ cuối Miocen muộn đến cuối Pliocen (trong khoảng 2 - 3,5 triệu năm), lãnh thổ được nâng lên, chia cắt và san bằng, hình thành bề mặt bóc mòn tích
tụ Pliocen muộn. Biên độ nâng trong thời kỳ này ở Mã Đà, Nam Cát Tiên là 20 - 40 m, ở Phú Bình - Định Quán, Chứa Chan - Mây Tào 100 - 200 m. Ở Biên Hòa - Long Thành thay cho quá trình nâng bóc mòn là quá trình hạ lún tích tụ các trầm tích hệ tầng Bà Miêu, dày 10 - 30 m. Các dãy núi ở Phú Sơn (Tân Phú) - Định Quán, khối núi Chứa Chan, Mây Tào trở thành các khối núi sót cao 200 - 650 m trên một miền rộng lớn là các đồng bằng bóc mòn và bóc mòn - tích tụ.
- Vào cuối Pliocen - đầu Pleistocen, hoạt động núi lửa đã xảy ra ở Nam Cát
Tiên và Túc Trưng. Ở Nam Cát Tiên, bazan phủ trên bề mặt san bằng Miocen muộn, Pliocen muộn với bề dày trung bình 50 - 60 m, tạo nên cao nguyên núi lửa, diện tích trên 240 km2. Ở Túc Trưng, bazan phủ trên bề mặt san bằng Pliocen muộn, có độ cao thấp hơn, hình thành đồng bằng núi lửa, diện tích 80 km2.
- Trong Pleistocen sớm, từ 1,6 triệu năm đến 0,7 triệu năm cách ngày nay,
phần phía Đông, Đông Bắc của lãnh thổ được nâng lên yếu (biên độ 20 - 40 m) chia cắt xâm thực và pedimen hóa, hình thành bề mặt san bằng Pleistocen sớm; phần phía Tây, Tây Nam tiếp tục hạ lún tích tụ các trầm tích hệ tầng Trảng Bom. Bề mặt san bằng Pleistocen sớm chiếm 240 km2 ở Mã Đà, 90 km2 ở khu vực suối Nước Trong và hàng trăm km2 ở vùng Gia Kiệm - Xuân Lộc - Cẩm Tiên.
- Trong Pleistocen giữa, từ 0,7 - 0,43 triệu năm cách ngày nay, phun trào
hoạt động mạnh mẽ (với lớp phủ dày 20 - 50 - 300 m), tạo nên các đồng bằng núi lửa cao 100 - 150 m ở Xuân Lộc - Cẩm Tiêm, Gia Ray, Định Quán, và các nón, cụm nón núi lửa nhô cao 100 - 300 m trên chúng. Các đồng bằng này có dạng vòm thoải, bán kính đến 10 - 18 km. Phần cao nhất của đỉnh vòm là nơi bazan có bề dày lớn và tập trung các nón miệng núi lửa.
- Từ Pleistocen giữa đến Pleistocen muộn là thời kỳ nâng lên chung của
lãnh thổ, biên độ 25 - 35 m. Các đồng bằng bóc mòn và núi lửa bị chia cắt xâm thực. Ở vùng Biên Hòa, bề mặt thềm bậc III được hình thành.
46
- Trong Holocen, lãnh thổ Đồng Nai, nhìn chung, được tiếp tục nâng lên.
Dọc theo các dòng chảy, sông suối ở phía Bắc, Đông Bắc của tỉnh, trên các đồng bằng núi lửa tiếp tục các quá trình xâm thực. Chiều sâu các thung lũng xâm thực tính từ Pleistocen giữa - muộn đến nay ở các vùng này đạt tới 20 - 80 m. Tuy vậy, dọc theo các thung lũng vẫn thành tạo các thềm xâm thực tích tụ địa phương và các bãi bồi hẹp.