Đọc,hiểu văn bản

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi vào 10 ngữ văn 9 (Trang 56 - 61)

1. Chó sói và cừu dưới mắt nhà khoa học.

Cừu: Vì sợ hãi mà hay tụ tập thành bầy. Chỉ một tiếng động nhỏ bất thường… chúng nháo nhào co cụm lại sợ sệt lại còn hết sức đần độn vì không biết tránh nỗi nguy hiểm… muốn bắt chúng di chuyển … cần phải cần có một con đầu đàn… bị gã chăn cừu thôi thúc hoặc bị chó xua đi. Tóm lại, đso là một loài vật nhút nhát, đần độn.

Chó sói: Thù ghét mọi sự kết bạn kết bè… Nhiều chó sói tụ hội với nhau nhằm để tấn công một con vật to lớn… Khi cuộc chiến đã xong xuôi, chúng quay về với sự lặng lẽ và cô đơn của chúng.Tóm lại bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng … nó thật đáng ghét, lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng…

Tóm lại,dưới mắt nhà khoa học, chó sói chỉ là một vật hung dữ, đáng ghét.

* Nhận xét:

Bằng cái nhìn chính xác cả nhà khoa học để nêu lên những đặc tính cơ bản của chúng.

- Không nhìn nhận từ gó độ tình cảm (Vì đặc trưng của khoa học là chính xác, chân thực, cụ thể).

- Không nói đến sự thân thương của loài Cừu vì không chỉ loài vật này có “tình cảm mẫu tử thân thương”.

- Không nhắc đến sự bất hạnh của loài chó sói vì: Đấy không phải đặc trưng cơ bản của nó mọi nơi mọi lúc.

2. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phôngtena) Hình tượng cừu trong thơ La Phôngten a) Hình tượng cừu trong thơ La Phôngten

- Tác giả đã đặt chú cừu non bé bỏng vào hoàn cảnh đặc biệt: đối mặt với chó sói bên dòng suối.

- Dựa vào nét tính cách đặc trưng của loài cừu: nhút nhát. Khắc hoạ tính cách qua:

- Thái độ - Ngôn từ

- Đặc điểm vốn có của loài cừu: hiền lành, nhút nhát, không hại ai.

Gặp chó sói:

- Cừu gọi: “bệ hạ”, xưng “kẻ hèn này”.

- Ra sức thanh minh cho mình chứng tỏ vô tội: + Không uống nước ở dòng suối. + Không nói xấu sói vì chưa ra đời. + Không có anh em.

Thế nhưng cừu vẫn bị sói tha vào rừng ăn thịt.

Ý thức là kẻ yếu nên hết sức nhún nhường tới mức nhút nhát.

- La Phôngten viết về loài cừu sinh động như vậy là nhờ có trí tưởng tượng phóng khoáng và tình yêu thương loài vật.

- Là cách sáng tác phù hợp với đặc điểm của chuyện ngụ ngôn - nhân hoá con cừu non là có suy nghĩ, nói năng, hành động giống con người, khác với cách viết của Buyphông.

b)hình tượng chó sói

Chó sói xuất hiện kiếm cớ gây sự với cừu non bên dòng suối: -Làm đục nước nguồn trên(dù cừu uống nước nguồn dưới). - Nói xấu ta năm ngoái (dù khi đó cừu còn chưa sinh). - Anh của cừu nói xấu (dù cừu chỉ có một mình)…

- Chó sói đói meo gầy giơ xương đi kiếm mồi. Gặp chú cừu non đang uống nước - muốn ăn thị nhưng giấu tâm địa kiếm cớ bắt tội trừng phạt cừu.

- Lời nói của sói thật vô lý. Đó là lời lẽ của kẻ gian ngoan, xảo trá, ỷ mạnh bắt nạt kẻ yếu.

- Dựa trên đặc tính săn mồi của sói: ăn tươi nuốt sống những con vật nhỏ bé yếu hơn mình (giống nhận xét của BuyPhông).

Chó sói được nhân hoá dưới ngòibút phóng khoáng của tác giả.

- Sói đáng ghét bởi nó gian giảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu, là một bạo chúa. La Phôngten kể về điều đó:

Trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh, chỉ là một gã vô lại luôn đói dài và luôn bị ăn đòn. … “Dạ trống không, sói chợt tới nơi,

Đói, đi lảng vảng kiếm mồi, Thấy chiên, động dại bời bời thét vang”

-Buy phông: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối tượng : loài cừu và loài sói chung

+ Cách viết: Nêu lên những đặc tính cơ bản một cách chính xác.

+ Mục đích: Làm cho người đọc tháy rõ đặc trưng cơ bản của hai loài cừu và sói.

- La Phôngten

+ Đối tượng: Một con cừu non, một con sói đói meo gầy giơ xương.

+ Cách viết: Dựa trên một số đặc tính cơ bản của loài vật, đồng thời nhân hoá loài vật như con người.

+ Mục đích : Xây dựng hình tượng nghệ thuật (Cừu non đáng thương, Sói độc ác, đáng ghét).

Cùng viết về những đối tượng giống nhau, từ đó nêu bật đặc trưng sáng tác nghệ thuật.

III. Tổng kết.

Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phôngten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học BuyPhông, tác giả nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật. --- Ngµy so¹n: Ngµy d¹y: CON CÒ ChÕ Lan Viªn

I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản

1. Tác giả - tác phẩm a) Tác giả

Chế Lan Viên (1920 - 1989)

- Là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. - Tên khai sinh : Phạm Ngọc Hoan.

- Quê: Quảng Trị, lớn lên ở Bình Định.

- Trước Cách mạng tháng 8 - 1945 là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.

- Nhà thưo xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam, có đóng góp quan trọng cho nền thơ ca dân tộc thế kỷ XX.

- Phong cách nghệ thuật rõ nét độc đáo: suy tưởng, triết lý, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.

- Hình ảnh thơ phong phú đa dạng: kết hợp giữa thực và ảo, được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng nhiều bất người lý thú.

b) Tác phẩm

Được sáng tác năm 1962, in trong tập Hoa ngày thường, Chim báo bão, 1967.

2. Đọc 3. Thể thơ

Bài thơ được viết theo thể tự do, trong đó nhiều câu mang dáng dấp của thơ 8 chữ, thể hiện tình cảm âm điệu một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi.

- Cách cấu tạo các câu thơ dòng thơ gợi âm điệu, tạo âm hưởng của lời ru. Vì vậy, dù không sử dụng thơ lục bát trong câu thơ nhưng tác giả vẫn gợi được âm hưởng lời hát ru. Bài thơ của Chế lan Viên khong phải lời hát ru thực sự. Bởi giọng điệu của bài thơ còn là giọng suy ngẫm - có cả yếu tố triết lý. Nó làm bài thơ không cuốn ta vào âm điệu của lưoif ru êm ái đều đặn mà hướng tâm trí của người đọc vào sự suy ngẫm, phát hiện nhiều hơn.

4. Đại ý

Qua hình tượng con cò nhà thơ ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc đời mỗi người.

5. Bố cục

Bài thơ đuợc tác giả chia làm 3 đoạn:

- Đoạn 1. Hình ảnh con cò qua lời ru hát ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.

- Đoạn thơ 2. Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ trở nên gần gũi và theo cùng con người trên mọi chặng đường của cuộc đời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đoạn 3. Từ hình ảnh con cò suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa lời ru và long mẹ đối với cuộc sống mỗi con người.

- Bài tho triển khai từ một biểu tượng trong ca dao. Bố cục 3 phần trên dẫn dắt theo sự phát triển hình tượng trọng tâm xuyên suốt bài thơ: Hình tượng con cò trong mối quan hệ với cuộc đời con người từ bé đến trưởng thành và theo suốt cả cuộc đời.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong bài thơ.

- Hình ảnh con cò đến với tuổi ấu thơ qua những lời ru: + Con cò bay lả bay là Bay từ của phủ bay ra cánh đồng.

+ Con cò bay lả bay là Bay từ cổng phủ bay về Đồng Đăng

+ “Đông Đăng có phố Kì Lừa Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh”. - Gợi nhớ những câu ca dao ấy.

- Từ những câu ca dao gợi vẽ khung cảnh quen thuộc của cuộc sống thời xưa từ làng quê yêu ả đến phố xá sầm uất đông vui.

- Gợi lên vẻ nhịp nhàng thong thả, bình yên của cuộc sống xưa vốn ít biến động.

Câu thơ

“Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ Con cò đi ăn đêm

Con cò xa tổ Cò gặp cành mềm

Cò sợ xáo măng”

Liên tưởng đến câu ca dao:

- Con cò mà đi ăn đêm… … đau lòng cò con. - Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non. - Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.

- Hình ảnh con cò tượng trưng cho người mẹ - người phụ nữ nhọc nhằn vất vả lặn lội kiếm sống mà ta bắt gặp trong thơ Tú Xương khi viết về hình ảnh bà Tú:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

- Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người, đi vào thế giới tâm hồn con người, đi vào thế giới của tiếng hát lời ru của ca dao dân ca - điệu hồn dân tộc.

- Ở tuổi thơ ấu, đứa trẻ chưa cần hiểu nội dung ý nghĩa của những lời ru này, chúng chỉ cần và cảm nhận được sự vỗ về, che chở, yêu thương của người mẹ qua những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru đúng như lời tâm sự của tác giả - người con trong bài thơ:

“Cò một mình cò phải kiếm ăn Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ! Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng… Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”

Hình ảnh con cò tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống.

2. Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ trở nên gần gũi theo cùng con người trên mọi chặng đường đời. chặng đường đời.

- Cánh cò trở thành người bạn đồng hành của con người: Từ tuổi ấu thơ nằm trong nôi:

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi Đến tuổi đến trường:

Mai khôn lớn, con theo cò đi học Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân Đến lúc trưởng thành:

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…

Hình tượng con cò được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú mang ý nghĩa biểu trưng về lòng mẹ, sự dìu dắt nâng đỡ dịu dàng bền bỉ của người mẹ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Từ hình ảnh con cò suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người. con người.

Nhà thơ đã khái quát quy luật tình cảm tình mẹ, tình mẫu tử bền vững rộng lớn, sâu sắc.

- Câu thơ đậm âm hưởng của lời ru. Đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò và vai trò của lời ru.

- Phần cuối những câu thơ như điệp khúc lời ru ngân nga dịu ngọt.

III. Tổng kết

- Bài thơ viết theo thể thơ tự do. Câu thơ dài ngắn không đều, nhịp điệu biến đổi, có nhiều câu thơ điệp lại, tạo nhịp điệu gần với điệu hát ru.

- Giọng điệu vừa mang âm hưởng lời hát ru vừa mang đậm chất suy tưởng triết lý.

- Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao là nơi xuất phat điểm tựa cho những lý tưởng sáng tạo mở rộng của tác giả. Hình ảnh con cò giàu ý nghĩa tượng trưng.

2. Nội dung

Khi khai thác hiện tượng con cò trong ca dao, trong những câu hát ru, bài thơ Con cò của Chế Lan Viên đã ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với đời sống con người. Từ cảm xúc, nhà thơ đx đúc kết ý nghĩa phong phú về hình tượng con cò và thể hiện những suy ngẫm sâu sắc về tình mẫu tử.

---

Ngµy so¹n: Ngµy d¹y: Ngµy d¹y:

MÙA XUÂN NHO NHỎI. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản

1. Tác giả, tác phẩm a) Tác giả

Thanh Hải (1930-1980).

Quê : Phong Điền - Thừa Thiên Huế.

- Tham gia hoạt động văn nghệ từ cuối năm kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mĩ.

- Là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu tiên.

- 1965, được tặng giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu.

- Giọng thơ Thanh Hải là tiếng thét căm thù tội ác quân xâm lược, là khúc tâm tình tha thiết của đồng bào chiến sĩ miền Nam gửi ra miền Bắc.

b) Tác phẩm

Bài thơ được sáng tác tháng 11-1980 khi ông nằm trên giường bệnh. Đây là sáng tác cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải.

2. Đọc 3. Thể thơ

5 chữ.

4. Bố cục.

Bài thơ có thể chia làm 4 phần:

- Khổ đầu (6 dòng): Cảm xúc trước mùa xuân của trời đất. - 2 khổ 2,3: Hình ảnh mùa xuân đất nước.

- 2 khổ 4,5: Suynghĩ và ước nguyện của nhà thơ.

- Khổ cuối là lời ca ngợi quê hương, đất nước và giai điệu dân ca xứ Huế.

II. Đọc, tìm hiểu văn bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Mùa xuân của thiên nhiên đất trời

Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời.

- Từ “mọc” được đặt ở đầu câu: nghệ thuật đảo ngữ nhằm : nhấn mạnh, khắc hoạ sự khoẻ khoắn. “Mọc” tiềm ẩn một sức sống, sự vươn lên, trỗi dậy. Giữa dòng sông rộng lớn, không gian mênh mông chỉ một bông hoa thôi mà không hề gợi lên sự lẻ loi đơn chiếc. Trái lại, bông hoa ấy hiện lên lung linh, sống động, tràn đầy sức (sống) xuân.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi vào 10 ngữ văn 9 (Trang 56 - 61)