Thực hiện chương trình đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân lành nghề. Mở rộng các hình thức đào tạo: ngắn hạn, dài hạn, đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài, đào tạo theo trường lớp và tự đào tạo.
3.4. Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính
Trên thế giới, các nhà đầu tư tham gia vào thị trường vốn rất đa dạng, từ ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ đến các cơ quan nhà nước, tổ chức tài chính… Để mở rộng cơ sở nhà đầu tư, trước hết là cần củng cố các nhà đầu tư hiện có, tăng cường tính chuyên nghiệp và sau đó sẽ khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư mới chưa có mặt trên thị trường. Cụ thể:
Một là, khuyến khích thành lập và tham gia vào thị trường của các nhà đầu tư khác như Bảo hiểm tiền gửi, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư, các cơ quan nhà nước (SCIC, DATC)
thông qua các biện pháp như quy định tỷ lệ phân bổ đầu tư buộc phải đầu tư một phần tài sản vào chứng khoán, ưu đãi thuế, giảm yêu cầu khi thành lập mới.
Hai là, đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm mang tính phòng vệ như chứng khoán phái sinh, thoái vốn từ các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư tổ chức;
Ba là, tăng cường thu hút nhà đầu tư nước ngoài bằng cách tập trung phát triển thị trường về chiều sâu, giảm rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam; nới lỏng tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại tại các doanh nghiệp thuộc ngành nghề Nhà nước không cần chi phối, hoặc tăng tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài lên thông qua cổ phiếu không có quyền biểu quyết.
KẾT LUẬN
Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay, thì hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ của Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển hơn. Trong những năm qua, loại hình dịch vụ này thể hiện ngày càng rõ vai trò quan trọng của nó như thu hút một số lượng lớn lao động thất nghiệp, tăng nguồn thu ngoại tệ, đóng góp khá lớn vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống của người dân…Việt Nam đã có nhiều thành công trong lĩnh vực dịch vụ này, thể hiện qua tình hình kinh doanh hoạt động của từng lĩnh vực. Thông qua phân tích thực trạng của 4 hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ điển hình: du lịch quốc tế, xuất khẩu lao động, vận tải quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế và tiền tệ quốc tế, đề tài đã phần nào thể hiện được tác động của các dịch vụ thu ngoại tệ đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu mà hoạt động dịch vụ này mang lại, thì sức cạnh tranh của dịch vụ thu ngoại tệ nước ta trên thị trường quốc tế chưa cao, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu,... Đây là những hạn chế tác động xấu đến tình hình phát triển chung của đất nước.
Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả của dịch vụ thu ngoại tệ trong những điều kiện mới của thời đại, góp phần phát triển kinh tế xã hội trong tương lại.