Có kế hoạch cụ thể khai thác thị trường quốc tế trọng điểm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ bên cạnh đó khôi phục khai thác các thị trường truyền thống như các nước Đông Âu. Mặt khác cần có những phương án kịp thời điều chỉnh hướng thị trường khi có biến động. Gắn sản phẩm với thị trường, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam.
Quảng bá và xúc tiến du lịch: Các DN du lịch cần phối hợp với Bộ văn hóa thể thao và du lịch tham gia, tổ chức nhiều hội chợ du lịch trong nước và quốc tế. Cần có chiến lược quảng cáo ra thị trường thế giới như các kênh truyền hình Việt Nam tại nước ngoài, qua mạng Internet,…được thiết kế chất lượng, ấn tượng về du lịch.
- Giải pháp về nguồn lao động
Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động hiện có để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài của ngành. Gắn giáo dục và đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục và đào tạo quốc gia. Việc đào tạo phải gắn liền với số lượng và chất lượng để đảm bảo cho du lịch phát triển, nâng cao hình ảnh Việt Nam đối với khách quốc tế.
- Giải pháp tài chính
Chú trọng đầu tư phát triển du lịch, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất tạo sự thuận lợi trong đi lại và nghỉ ngơi cho du khách. Xúc tiến đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, các khu, điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Ngoài ra, các ngành chức năng và địa phương liên quan phải phối họp với nhau trong việc đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, khôi phục và phát triển các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch.
- Thủ tục hành chính
thông lệ quốc tế, tăng cường trang thiết bị hiện đại tại các của khẩu quốc tế trong việc kiểm tra người và hành lý…mở thêm các dịch vụ thuận tiện cho khách du lịch như: đổi tiền, thu trực tiếp ngoại tệ, quầy thông tin du lịch…
3.2. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động; giúp người dân nâng cao nhận thức, nắm rõ thông tin về thị trường lao động ngoài nước, số doanh nghiệp có đủ pháp nhân và đựơc phép tuyển dụng lao động xuất khẩu hoạt động trên các địa phương, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và phòng tránh thiệt hại cho người dân lao động.
- Các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển mô hình liên kết xã, phường, thị trấn với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Tổ chức các Phiên giao dịch việc làm vừa và nhỏ. Quan tâm tuyển chọn, cung ứng nguồn lao động có chất lượng...Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động được giới thiệu tuyển tập trung làm tốt công tác giáo dục định hướng, dạy nghề, ngoại ngữ và giải quyết kịp thời các vướng mắc, rủi ro (nếu có) trong quá trình thực hiện hợp đồng đưa lao động đi làm việc ngoài nước.
- Các ngành chức năng đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động, các cơ sở giới thiệu việc làm, tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước trên từng địa bàn, kiên quyết loại trừ các doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện, thiếu thủ tục pháp nhân hoạt động giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động
- Các Ngân hàng cần chuẩn bị đủ vốn vay cho số lao động khi có hợp đồng đi làm việc nước ngoài, đồng thời thông báo rộng rãi, phổ biến rõ các thủ tục cho người lao động được vay vốn xuất khẩu lao động được thuận tiện.
- Người lao động phải tự nâng cao ý thức, trách nhiệm và trang bị đủ kiến thức,năng lực của mình trong việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu lao động. Tránh tình trạng các quốc gia khác tẩy chay lao động Việt Nam trong thời gian qua.
3.3. Giải pháp phát triển giao thông vận tải