Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt công cộng tại tỉnh cà mau (Trang 26 - 28)

Nhà nước cần đầu tư xây dựng, phát triển hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

Hiện nay, một số tuyến đường tại địa bàn nghiên cứu đã đi đến tình trạng sụt lún, xuống cấp, nhiều ổ gà xuất hiện gây ảnh hưởng không tốt đến hệ thống giao thông. Các phương tiện tham gia giao thông khi lưu thông trên các tuyến đường này thường gặp rất nhiều khó khăn vì phải chen chúc nhau để tránh đi phải những đoạn đường xuống cấp trầm trọng. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông, gây ra tai nạn cho các tuyến đường này. Do vậy, để đảm bảo an toàn giao thông và đảm bảo cho các phương tiện tham gia giao thông đường bộ được lưu thông thuận tiện thì Nhà nước cần có biện pháp đầu tư cơ sở hạ tầng đường bộ một cách hợp lý để nâng cấp các tuyến đường, sửa chữa các tuyến đường cho đảm bảo hơn và mở rộng thêm các tuyến đường mới nhằm đảm bảo lượng phương tiện lưu thông ngày càng nhiều.

Hệ thống giao thông thành thị là bộ phận cấu trúc chủ yếu của thành phố, là điều kiện quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động trong thành phố. Đối với bất kỳ tỉnh thành nào cũng vậy, việc cải tạo và phát triển hệ thống giao thông luôn luôn là một vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, bởi mọi giải pháp đều bị giới hạn bởi các công trình kiến trúc theo các chiều không gian. Việc cải tạo và phát triển hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Cà Mau cũng không nằm ngoài khó khăn đó.

Việc tổ chức xây dựng mở rộng các tuyến đường, nâng cao chất lượng hệ thống giao thông cần phải đảm bảo mục tiêu thuận tiện đi lại, an toàn, liên tục, thông suốt với chi phí thấp nhất. Do đó, cần quán triệt những quan điểm sau:

Việc tổ chức nâng cấp và mở rộng hệ thống giao thông tỉnh Cà Mau cần xuất phát từ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa, hành khách.

Đảm bảo sự giao thông giữa các hướng, giữa và trong các vùng và khu vực để xóa bỏ sự chia cắt, gián đoạn và đặc biệt sự bất hợp lý về mạng lưới giao thông ở các khu vực mới hình thành.

Nâng cấp và phát triển hệ thống giao thông phải đảm bảo tính kế thừa và linh hoạt theo tình huống.

Phải tính đến và đảm bảo những điều kiện cần thiết để có thể phát triển mạng lưới giao thông trong tương lai.

Phát triển mạng lưới giao thông trong sự phối hợp với sự phát triển các công trình đô thị khác.

Nhà nước nên ưu tiên cấp đất cho các doanh nghiệp tham gia vận tải hành khách công cộng, nhất là việc xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, các bến đỗ xe trên cơ sở các dự án vận tải hành khách được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nhà nước cần tăng cường sự quản lý đối với hệ thông giao thông đô thị

Nhà nước cần tăng cường hơn nữa vai trò của mình trong hoạt động quản lý giao thông nhằm đảm bảo cho giao thông trên các tuyến đường được thông suốt, giảm thiểu các tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra. Nâng cao chất lượng vận tải hành khách đồng thời thỏa mãn hơn nữa nhu cầu đi lại của người dân.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền an toàn giao thông tại tất cả các địa phương thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (loa phát thanh, đài FM,…), tuyên truyền luật lệ giao thông để tất cả người dân nắm vững được luật giao thông, nâng cao sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông đường bộ. Đây là biện pháp chiến lược, cơ bản lâu dài để kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông từ chính ý thức của người tham gia giao thông. Vì vậy, cần thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền luật lệ và an toàn giao thông dưới mọi hình thức tới mọi người, mọi nhà cùng biết, cùng thực hiện, phải tuyên truyền thường xuyên để thường xuyên nhắc nhở người dân, để giáo dục trẻ em ngay từ khi còn nhỏ đến khi các em lớn lên đã thấm nhuần và am hiểu luật lệ, đưa luật lệ đi vào trong các bài giảng học đường của các học sinh, tại các trường lớp,…

Nhà nước cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông. Việc kiểm tra này không những phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm mà còn có ý nghĩa giáo dục ngăn ngừa đối với những người tham gia giao thông.

 Ngoài ra, kiến nghị với cơ quan Nhà nước hoàn thiện hơn hệ thống chính sách pháp luật, tạo ra một hành lang pháp lý vừa chặt chẽ vừa thông thoáng để các doanh nghiệp vận tải hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Ban hành hệ thống luật ưu tiên vận tải hành khách bằng xe buýt nhằm xã hội hóa hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, khuyến khích người dân sử dụng xe buýt làm phương tiện đi lại nhằm tiết kiệm chi phí và góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Tăng cường công tác tuyên truyền tại các địa phương về lợi ích của việc sử dụng xe buýt làm phương tiện đi lại nhằm giảm lượng phương tiện cá nhân (xe đạp, xe máy) lưu thông trên các tuyến đường, xây dựng thói quen đi xe buýt cho người dân, nâng cao chất lượng phục vụ hơn nữa để người dân cảm nhận và thích sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ngày càng đông.

Để dịch vụ xe buýt và thu hút ngày càng nhiều người sử dụng dịch vụ, Nhà nước cần có những chính sách phù hợp như: Trợ giá, miễn thuế,có các hình thức quảng cáo cho hình ảnh của xe buýt trên phương tiện đại chúng. Giảm mức thuế trước bạ, phí cầu đường, thuế doanh thu cho hoạt động xe buýt. Nhà nước cần đầu tư xây dựng và mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông đủ về mật độ và quy mô nhằm đảm bảo hoạt động lưu thông trên các tuyến đường.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng nên có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp vận tải tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ nhân viên trong việc điều hành xe buýt, hỗ trợ nhằm giảm chi phí đào tạo cho các doanh nghiệp để công tác đào tạo được đầy đủ, đảm bảo nội dung, nâng cao chất lượng đào tạo cho nhân viên nhằm phục vụ khách hàng được tốt hơn, khách hàng hài lòng hơn về chất lượng phục vụ.

Nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với bất kỳ dịch vụ nào cũng cần phải xuất phát từ chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ có tốt thì người sử dụng mới cảm thấy hài lòng và từ đó mới quay lại sử dụng dịch vụ nhiều hơn và họ cũng tuyên truyền giới thiệu tới người khác biết đến dịch vụ đông đảo hơn. Nâng cao chất lượng dịch vụ phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng. Do đó, các biện pháp đề ra phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, coi khách hàng là trọng tâm để xây dựng các giải pháp, phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt công cộng tại tỉnh cà mau (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w