VIII Bơi không phối hợp (uncoordinated swimming)
a. Hành vi liên quan hô hấp
3.3. Xây dưng quy trình thử nghiệm
Từ những số liệu và những phân tích ở phần 3.1 và 3.2 và cơ sở mục tiêu của đề tài, có thể xây dựng quy trình thử nghiệm độc tính với các mức chất lượng nước nhiễm bẩn trên cá Chép, nhằm đưa ra một thang đo nhanh chất lượng nước dựa trên những biểu hiện của cá Chép khi tiếp xúc với môi trường nước mới. Quy trình thử nghiệm độc cấp tính được xây dựng dựa trên các biểu hiện ngộ độc, tử vong, biểu hiện hành vi và biểu hiện lâm sàng. Những chỉ tiêu và các ngưỡng giá trị được đưa ra để người dùng có thể so sánh với số liệu thu thập được khi cho cá tiếp xúc với một mẫu nước cần xác
định nhanh chất lượng. Thứ tự cho sự so sánh của các biểu hiện được xây dưng dựa trên cơ sở đặc trưng của các biểu hiện. Sơ đồ cho quy trình thử nghiệm được xây dựng như sau :
Hình 3.10 : Sơ đồ quy trình thử nghiệm cấp độc tính ảnh hưởng của chất lượng nước trên loài cá Chép (Cyprinus Carpio)
Từ mối quan hệ giữa thời gian và tỷ lệ sinh vật có biểu hiện bất thường trong các mức chất lượng nước khác nhau, phương trình tương quan được xây dựng để xác định tỷ lệ phần trăm tối đa có thể chấp nhận trong một mức chất lượng nước. Tại đó: tỷ lệ biểu hiện bất thường M% = a WQI + b với a và b là các hằng số thực nghiệm; WQI là ngưỡng chấp nhận của một thang đánh giá (chi tiết tham khảo bảng 2.1.
Bảng 3.4. Ngưỡng đánh giá ngộ độc, tử vong và hành vi bất thường trong thử nghiệm độc tính trên cá chép
Biểu hiện Tiêu chí Yêu cầu (tối đa cho phép)
Ô nhiễm B2 B1 A2 A1
Tử vong
Tỷ lệ % tại 0,5 giờ - 0 0 0 0
Tỷ lệ % tại 2 giờ 32 0 0 0 0
Tỷ lệ % tại 24 giờ 100 26 0 0 0
Tỷ lệ % tại 96 giờ - 100 43 36 24
Ngộ độc
Tỷ lệ % tại 0,5 giờ - 16 0 0 0
Tỷ lệ % tại 2 giờ 53 43 17 0 0
Tỷ lệ % tại 24 giờ 100 51 28 27 0
Tỷ lệ % tại 96 giờ - 100 48 32 25
Hô hấp Tần suất (lần/phút) 120-140 113 110 104 98
Ngoi mặt nước (phút/lần) - 4,5 6,7 8,9 11,4
Bơi Độ sâu (cm) - 8 12 21 23
Ghi chú : M% được xác định bằng hồi quy tuyến tính với p < 0,05
Với những kết quả được mô tả trong bảng 3.4, có thể áp dụng để đánh giá nhanh cho một mẫu nước cần xác đinh chất lượng. Biểu hiện trực quan và dễ nhìn thấy và định lượng nhất đó là biểu hiện tử vong. Nếu cho cá Chép tiếp xúc với môi trường nước, trong 2 giờ đầu nếu xuất hiện cá thể tử vong với tỷ lệ tối đa là 32% và tử vong 100% ở 24 giờ thử nghiệm thì mẫu nước có thể đang ở mức ô nhiễm, cần có giải pháp xử lý. Nếu tỷ lệ tử vong của cá Chép tối đa là 26% ở 24 giờ thử nghiệm và tử vong hoàn toàn ở 96 giờ thử nghiệm thì mẫu nước có thể thuộc mức chất lượng B2- Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương. Nếu ở 96 giờ, tỷ lệ tử vong tối đa là 43% thì chất lượng mẫu nước có thể thuộc mức B1 - Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương, tỷ lệ tử vong tối đa là 36% thì chất lượng nước thuộc mức A2 - Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện
pháp xử lý phù hợp và nếu tỷ lệ chết tối đa là 24% thì chất lượng nước có thể thuộc mức A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Biểu hiện dễ nhận thấy thứ hai sau tử vong là biểu hiện ngộ độc. Với tỷ lệ cá Chép có biểu hiện ngộ độc, nếu sau khi cho cá Chép tiếp xúc với nước nhiễm bẩn, tỷ lệ ngộ độc tối đa là 53% ở 2 giờ thử nghiệm và đạt 100% ở 24 giờ có nghĩa là mẫu nước đang thuộc mức ô nhiễm cần có biện pháp xử lý. Nếu tỷ lệ ngộ độc tối đa trên cá Chép ở 2 giờ thử nghiệm là 43% và có 100% sinh vật có biểu hiện ngộ độc ở 96 giờ thì mẫu nước có thể thuộc mức B2. Nếu cá Chép có tỷ lệ ngộ độc tối đa là 17% ở 2 giờ thử nghiệm và 48% ở 96 giờ thử nghiệm thì mẫu nước có thể thuộc mức B1. Nếu ở 2 giờ thử nghiệm mà chưa xuất hiện cá thể có biểu hiện ngộ độc thì mức chất lương nước có thể là A2, hoặc A1. Nước ở mức chất lượng A2 có tối đa 32% sinh vật có biểu hiện ngộ độc ở 96 giờ thí nghiệm, và cũng thời điểm này nếu thí nghiệm có tỷ lệ ngộ độc tối đa là 25% thì mẫu nước thuộc mức A1.
Đối với biểu hiện về hành vi hô hấp, dựa vào 2 chỉ tiêu về tần suất hô hấp và chu kỳ ngoi lên mặt nước được mô tả trong bảng để đánh giá.
Biểu hiện hành vi bơi lội được đánh giá dựa vào ngưỡng độ sâu được mô tả trong bảng để đánh giá.
Mỗi chỉ tiêu đều cho ta một dự đoán về mức chất lượng nước, để đưa ra được nhận định có tính chắc chắn cao về mức chất lượng cho mẫu nước cần xác định, cần sử dụng tất cả các chỉ tiêu trên với trình tự so sánh dựa vào sơ đồ hình 3.10, từ đó tổng hợp và đưa ra một dự đoán chính xác nhất cho mức chất lượng nước cần xác đinh.
Do kết quả nghiên cứu lâm sàng trên cá chép được thực hiện với số lượng mẫu thử quá thấp nên chưa kết luận được các tiêu chuẩn để đánh giá một thử nghiệm độc tính tương tự trên cá chép.
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI