Tổ chức định kì phun thuốc và sát trùng chuồng trại. Máng nước, phân, nước tiểu được vệ sinh và thay mới hàng ngày. Nước thải của năm dãy được cho qua hệ thống xử lý tập trung của trại.
Hình 3.1: Hệ thống xử lý nước thải tập trung toàn trại
Số lượng chất thải trong chăn nuôi phụ thuộc rất lớn vào quy mô chăn nuôi, giống, độ tuổi, chế độ nuôi dưỡng, phương thức vệ sinh chuồng trại…Theo Lochr (1984) lượng phân thải ra hàng ngày bằng 6-8% cơ thể lợn. Hill và Tollner (1982) cho biết, lượng phân thải ra trong một ngày đêm của lợn có khối lượng dưới 10 kg là 0,5 – 1 kg, từ 15 – 40 kg là 1 – 3 kg phân, từ 45 – 100 kg là 3 – 5 kg (Lê Thanh Hải, 1997). Vincent Porphyre và Nguyễn Quốc Côi (2006) cho rằng, lợn nái ngoại thải từ 0,94 đến 1,79 kg/ngày, lợn thịt từ 0,6 – 1,0 kg/ngày tùy theo các mùa khác nhau.
Lượng chất thải chăn nuôi thải ra hàng ngày tương đối lớn. Nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, trang trại tiến hành thu gom hàng ngày chất thải rắn và bao bán cho các hộ nuôi cá ở các khu vực xung quanh. Bên cạnh đó, trang trại cũng đổ một phần lượng phân này vào ao cá để tăng độ màu. Như vậy, chất thải rắn của trang trại giảm đi đáng kể.
Bên cạnh đó là chất thải lỏng, nước thải chủ yếu là khâu tắm lợn và dọn dẹp chuồng trại bao gồm phân, nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng tài nguyên nước ngày càng lớn, điều này dẫn đến vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng. Nếu không được xử lý thì không chỉ ảnh hưởng môi trường xung quanh mà còn sức khỏe con người.
Như vậy, với khả năng gây ô nhiễm môi trường cao bằng hàm lượng chất hữu cơ, cặn lơ lửng, N, P và sinh vật gây bệnh. Tôi lựa chọn Zeolit X.P bổ sung
Nhômlàm nguyên liệu để nghiên cứu khả năng hấp phụ chất hữu cơ trong nước thải chăn nuôi theo mô hình đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir.