Ứng dụng kĩ thuật phóng xạ trong khử trùng, bảo quản và biến tính vật

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số ứng dụng của hiện tượng phóng xạ trong hóa học và sinh học (Trang 44 - 45)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.2.1.1. Ứng dụng kĩ thuật phóng xạ trong khử trùng, bảo quản và biến tính vật

vật liệu

Lĩnh vực khoa học về công nghệ bức xạ nhằm các mục đích khử trùng, biến tính vật liệu, bảo quản thực phẩm và nông sản, cải tạo sinh khối, chế tạo một số chế phẩm bằng bức xạ như chất mang vacxin, màng chữa bỏng, chất kích thích tăng trưởng thực vật, chế phẩm phòng chống nấm thực vật…được nghiên cứu và triển khai khá thành công trong gần hai mươi năm qua. Ứng dụng kĩ thuật hạt nhân cho các mục đích đưa lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn môi trường. Thiết bị chính phục vụ cho lĩnh vực nghiên cứu này là các nguồn gama Co-60 cường độ cao. Nguồn Co-60 với hoạt độ ban đầu 16,5 kCi được lắp đặt tại Đà

Trương Thị Thủy – K33A – Sp Hóa học39

Lạt vào năm 1981 đã mở ra hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ bức xạ ở Việt Nam trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thu được, một nguồn quy mô bán công nghiệp với hoạt độ 110 kCi dùng cho mục đích bảo quản nông sản thực phẩm được lắp đặt tại Hà Nội vào năm 1989, nguồn quy mô công nghiệp đầu tiên với hoạt độ kCi dùng cho khử trùng các dụng cụ và sản phẩm của nghành y tế và các nghành khác được lắp đặt và đưa vào hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 2 năm 1999.

Kĩ thuật chiếu xạ bởi liều cao để cắt mạch polime tự nhiên và các oligo để tạo ra các chế phẩm mới là một hướng ứng dụng tiên tiến của công nghiệp bức xạ. Chế phẩm kích thích tăng trưởng thực vật từ olginat rong biển được chế tạo và đang triển khai thử nghiệm diện rộng trên phạm vi cả nước với diện tích hang trăm hecta các loại cây rau quả, lương thực và cho năng suất từ 15-30% so với đối chứng. Màng bỏng từ pvp chitosan vỏ tôm cua được sản xuất và đang thử nghiệm lâm sàng tại một số bệnh viện cho kết quả tốt. Các chế phẩm phòng chống nấm cũng được nghiên cứu và sản xuất. Ngoài ra các chế phẩm ống nhựa chịu nhiệt chất lượng cao, kính thủy tinh màu,…được sản xuất nhờ kĩ thuật hạt nhân được người sử dụng ưa chuộng.

Kĩ thuật sơn phủ bề mặt giấy và gỗ bằng bức xạ tia cực tím (UV) được nghiên cứu và triển khai thành công. Mỗi năm, hàng chục ngàn m2 các loại bao bì giấy được phủ láng bằng thiết bị UV. Hướng ứng dụng này đang được nhiều khách hàng quan tâm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số ứng dụng của hiện tượng phóng xạ trong hóa học và sinh học (Trang 44 - 45)