...
Tự đánh giá: Đạt (hoặc không đạt)
(Đánh giá lần lượt cho đến hết các tiêu chí của Tiêu chuẩn 1 theo cấu trúc trên) ...
Kết luận về Tiêu chuẩn 1: Nêu tóm tắt điểm mạnh nổi bật, những điểm
yếu cơ bản của tiêu chuẩn; số lượng tiêu chí đạt yêu cầu, số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu (không đánh giá tiêu chuẩn đạt hay không đạt).
(Các tiêu chuẩn tiếp theo được đánh giá theo cấu trúc trên)
III. KẾT LUẬN CHUNG
... ... ………, ngày ...tháng ... năm 20...
HIỆU TRƯỞNG
28
2.6. Công bố báo cáo tự đánh giá
Trường mầm non công bố công khai báo cáo tự đánh giá sau khi đã hoàn thiện trong phạm vi nhà trường và trên website của trường (nếu có).
Sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá, nếu có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT, trường mầm non đăng ký đánh giá ngoài với cơ quan quản lý trực tiếp. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện đánh giá ngoài, trường mầm non phải có văn bản cam kết nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trong một thời hạn nhất định và được cơ quan quản lý trực tiếp chấp thuận. Hội đồng tự đánh giá có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá khi có ý kiến của cơ quan quản lý trực tiếp và của đoàn đánh giá ngoài.
Hoạt động 3. Phân tích tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục và thu thập, phân tích, sử dụng minh chứng
Thảo luận về các nội dung sau:
1. Cách phân tích tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục? 2. Thu thập phân tích và sử dụng minh chứng như thế nào?
Thông tin phản hồi:
1. Phân tích tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục
Phân tích tiêu chí là xác định đúng yêu cầu (nội hàm) của mỗi chỉ số trong từng tiêu chí để từ đó thu thập minh chứng, viết phiếu đánh giá tiêu chí và báo cáo tự đánh giá. Khi phân tích tiêu chí cần chú ý một số vấn đề sau:
- Mỗi chỉ số thường có một hoặc nhiều yêu cầu. Do vậy, phải xác định đầy đủ yêu cầu của các chỉ số.
- Không mở rộng thêm các vấn đề khác ngoài yêu cầu mà chỉ số đã thể hiện. - Trong mỗi chỉ số thường có những từ, cụm từ quan trọng có ý nghĩa như là “từ khóa”. Vì vậy cần chú ý những từ này để xác định đúng yêu cầu.
Để giúp các trường mầm non xác định các yêu cầu trong từng chỉ số của tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mần non, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GDĐT đã ban hành văn bản hướng dẫn xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non (Công văn số 1998/KTKĐCLGD ngày 02/12/2014).
29
Tuy nhiên, văn bản này chỉ xác định những yêu cầu của chỉ số trong từng tiêu chí chứ chưa phân tích cụ thể các yêu cầu đó. Vì vậy, chúng ta cần phân tích cụ thể các yêu cầu trong mỗi chỉ số.
Để phân tích cụ thể các yêu cầu trong chỉ số và mô tả đánh giá những yêu cầu đó trong báo cáo tự đánh giá, nhà trường có thể tự đặt ra và trả lời những câu hỏi sau:
- Nhà trường đã có (đã thực hiện, đã hoàn thành, đã đạt được) những yêu cầu của các chỉ số trong tiêu chí chưa?
- Mức độ mà nhà trường đã có (đã thực hiện, đã hoàn thành, đã đạt được) những yêu cầu đó như thế nào?
- Có bằng chứng để khẳng định nhà trường đã có (đã thực hiện, đã hoàn thành, đã đạt được) những yêu cầu đó không?
Ví dụ: Phân tích tiêu chí 7 của Tiêu chuẩn 1: Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
a) Có phương án cụ thể bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường; b) Có phương án cụ thể phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường;
c) Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong phạm vi nhà trường.
Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:
- Tại thời điểm đánh giá, nhà trường có phương án bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường hay không?
- Tại thời điểm đánh giá, nhà trường có phương án phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường hay không?
- Các phương án đó cụ thể như thế nào?
- Các phương án đó có hợp lý, hiệu quả không? (Đánh giá khái quát, tránh mở rộng nội dung này).
- Trong 5 năm gần đây, có xảy ra vụ việc gì làm mất an toàn cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong phạm vi nhà trường hay không?
30
- Các minh chứng cần thu thập là những gì và ở đâu?
Trả lời những câu hỏi trên, nhà trường đã phân tích được tiêu chí, định hướng được việc thu thập minh chứng và các bước tiếp theo của quá trình tự đánh giá.
2. Thu thập, phân tích và sử dụng minh chứng
Trên cơ sở dự kiến các minh chứng cần thu thập trong kế hoạch tự đánh giá, nhóm công tác hoặc cá nhân tiến hành thu thập minh chứng. Minh chứng là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, hiện vật đã và đang có của nhà trường gắn với các chỉ số để xác định từng chỉ số đạt hay không đạt yêu cầu. Minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác. Minh chứng được thu thập dựa trên các yêu cầu của từng chỉ số trong các tiêu chí. Nó phải tương ứng, phù hợp với yêu cầu để xác định nhà trường đạt hay không đạt yêu cầu của chỉ số.
Minh chứng đã thu thập được sắp xếp và phân nhóm theo thứ tự từng yêu cầu trong mỗi chỉ số (lần lượt từ chỉ số a, chỉ số b, chỉ số c của tiêu chí).
Khi tiến hành thu thập và xử lý minh chứng cần lưu ý:
- Liệt kê các văn bản cần tìm; đơn vị, bộ phận nào lưu trữ, người nào biết rõ và có thể cung cấp các loại văn bản này; cấp nào ban hành,…
- Đối chiếu, so sánh nội dung của văn bản với các yêu cầu cụ thể của tiêu chí đánh giá, tìm nội dung cần thiết đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, xác định mức độ phù hợp để sử dụng làm minh chứng cho một tiêu chí nào đó.
- Đặt câu hỏi tự chất vấn mình và chất vấn người cung cấp thông tin: Thông tin có phù hợp, có thể là minh chứng hay không?
Các minh chứng có đảm bảo tính hiện hành (còn hiệu lực) không? Các minh chứng đó đã đầy đủ để công nhận chỉ số và tiêu chí đạt hay chưa? Nếu người khác thu thập (không phải là mình, hoặc người đã thu thập) thì có được kết quả tương tự thế không?
- Sắp xếp và phân nhóm các minh chứng theo thứ tự trong từng chỉ số và lần lượt từ chỉ số a đến b và cuối cùng là chỉ số c của tiêu chí 1. Lưu ý là sắp xếp
31
từng minh chứng hoặc phân nhóm các minh chứng theo thứ tự yêu cầu của từng chỉ số.
- Tổ chức thảo luận, trao đổi, phản biện với đồng nghiệp, với nhóm công tác và trong các phiên họp của hội đồng tự đánh giá về tính tương thích, chính xác, phù hợp và đầy đủ của minh chứng. Khi gặp khó khăn trong việc thu thập minh chứng thì những trao đổi, thảo luận đó có ý nghĩa rất quan trọng, giúp nhà trường tìm ra được cách xử lý tốt nhất.
Ví dụ1: Các minh chứng cần thu thập và phân tích khi đánh giá Tiêu chí 7 của Tiêu chuẩn 1: Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
a) Có phương án cụ thể bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường; b) Có phương án cụ thể phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường;
c) Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong phạm vi nhà trường.
Chỉ số a:
- Phương án bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường.
- Các báo cáo của nhà trường có nội dung nói về phương án trên. Hoặc:
- Văn bản phối hợp với cơ quan công an về thực hiện phương án bảo đảm an ninh cho trường;
- Hợp đồng với tổ chức, cá nhân thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự trong trường.
Chỉ số b:
- Phương án phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
- Các báo cáo của nhà trường có nội dung nói về phương án trên. Hoặc:
- Văn bản phối hợp với cơ quan công an và cơ quan y tế về phương án phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch
32 bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
- Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
- Tài liệu tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về sức khoẻ, phòng chống tai nạn thương tích, dịch bệnh.
- Danh sách giáo viên được tập huấn về phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, an toàn thực phẩm và dịch bệnh.
Chỉ số c:
- Phương án bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong nhà trường;
- Các báo cáo của nhà trường có nội dung đánh giá về vấn đề trên. Hoặc:
- Các văn bản, xác nhận việc nhà trường bảo đảm an toàn cho trẻ và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong 5 năm liên tục.
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ví dụ 2: Thu thập minh chứng cho Tiêu chí 1 của Tiêu chuẩn 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
a) Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục, hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác);
b) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng;
c) Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác.
Chỉ số a
- Quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng nhà trường; - Quyết định bổ nhiệm phó hiệu trưởng nhà trường; - Quyết định thành lập hội đồng thi đua, khen thưởng; - Quyết định thành lập các hội đồng tư vấn.
Hoặc:
33
- Các văn bản của nhà trường có danh sách các thành viên của hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng tư vấn.
Chỉ số b:
Quyết định thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng. Hoặc:
- Kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng; - Biên bản họp tổ chuyên môn, tổ văn phòng.
Chỉ số c:
Quyết định thành lập thành lập chi bộ, tổ đảng, công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác.
Hoặc:
- Quyết định chuẩn y kết quả bầu cử chi ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ; - Quyết định về việc công nhận kết quả bầu ban chấp hành, bầu chức danh công đoàn cơ sở;
- Sổ ghi nghị quyết ban chấp hành công đoàn cơ sở,...
Hoạt động 4. Cách viết phiếu đánh giá tiêu chí
Thảo luận về các nội dung sau:
1. Mục đích, yêu cầu của phiếu đánh giá tiêu chí? 2. Quy trình viết và hoàn thiện phiếu đánh giá tiêu chí? 3. Kỹ thuật viết phiếu đánh giá tiêu chí?
4. Các lỗi thường gặp khi viết phiếu đánh giá tiêu chí?
Thông tin phản hồi:
1. Mục đích, yêu cầu của phiếu đánh giá tiêu chí
Phiếu đánh giá tiêu chí được áp dụng cho từng tiêu chí, làm cơ sở để tổng hợp thành báo cáo tự đánh giá. Nội dung đánh giá từng tiêu chí, của mỗi tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục sẽ được lần lượt trình bày trong báo cáo tự đánh giá của nhà trường.
Đánh giá tiêu chí là việc nhà trường tự đánh giá từng lĩnh vực hoạt động của mình theo yêu cầu của mỗi tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
34
giáo dục. Đánh giá từng tiêu chí là mô tả chi tiết kết quả tự đánh giá của nhà trường trên từng mặt hoạt động. Phiếu đánh giá tiêu chí phải mô tả được một cách ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và đầy đủ từng hoạt động của nhà trường, trong đó phải chỉ ra những điểm mạnh, những điểm yếu và xác định các biện pháp, cần thực hiện; các nguồn lực cần đầu tư; thời hạn hoàn thành…để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Quy trình viết và hoàn thiện phiếu đánh giá tiêu chí
2.1. Cá nhân viết đầy đủ các nội dung theo quy định trong phiếu đánh giá tiêu chí
2.2. Nhóm công tác thảo luận, nhận xét, phản biện góp ý nội dung của phiếu đánh giá tiêu chí để bổ sung theo các yêu cầu sau:
- Phần mô tả hiện trạng có mô tả, phân tích, đánh giá đúng hiện trạngcủa nhà trường theo yêu cầu của từng chỉ số trong tiêu chíkhông?
- Phần điểm mạnh, điểm yếu của tiêu chí có thực sự là điểm mạnh, điểm yếu nổi bật của nhà trường không? Có mâu thuẫn với phần mô tả hiện trạng không? Giữa phần điểm mạnh và điểm yếu có mâu thuẫn nhau không?
- Kế hoạch đưa ra có cụ thể không (thời gian thực hiện, người thực hiện, kinh phí lấy từ nguồn nào, thời gian hoàn thành)? Có khả thi không? Có thực sự khắc phục được tồn tại không? Có phát huy được điểm mạnh không?...
2.3. Hội đồng tự đánh giá xem xét, thảo luận các nội dung của từng phiếu đánh giá tiêu chí. Cần đặc biệt chú ý đến kế hoạch cải tiến chất lượng của từng tiêu chí để xác định chính xác các biện pháp, giải pháp, điều kiện (nhân lực, tài chính), thời gian hoàn thành và tính khả thi
2.4. Cá nhân hoàn thiện phiếu đánh giá tiêu chí trên cơ sở ý kiến của hội đồng tự đánh giá và gửi thư ký hội đồng tự đánh giá
Khi trình bày phiếu đánh giá tiêu chí cần chú ý những điểm sau:
- Tuân thủ đúng định dạng và nội dung yêu cầu của phiếu đánh giá tiêu chí. - Sử dụng kiểu chữ, cỡ chữ, mật độ chữ, khoảng cách giữa các chữ, giãn dòng, lề trên, lề dưới, lề phải, lề trái theo quy định tại Thông tư 01/2011/TT- BNV ngày 19/01/2011 về việc hướng dẫn thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản
35 hành chính và bản sao văn bản.
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.
3. Kỹ thuật viết phiếu đánh giá tiêu chí
Khi viết phiếu đánh giá tiêu chí cần bám sát yêu cầu của mỗi chỉ số trong tiêu chí để phân tích, đánh giá.
3.1. Mục mô tả hiện trạng
Cần mô tả, giải thích, phân tích, rõ ràng, đầy đủ, chi tiết những điểm nổi bật của nhà trường, để người đọc có thể hình dung được tổng thể về chất lượng hoạt động của nhà trường ở khía cạnh được xem xét đánh giá. Các phân tích, nhận định phải kèm theo minh chứng cụ thể và được mã hóa theo quy định (cần chọn lọc những minh chứng tiêu biểu), không đưa ra những lời hướng dẫn dựa trên kinh nghiệm cá nhân hoặc nhận xét mang tính chủ quan.
3.2. Điểm mạnh
Tập trung phân tích, đánh giá những mặt mạnh nổi bật nhất của nhà trường (dựa trên mục tiêu đã đề ra so với các hoạt động đã thực hiện được). Nội dung nhận xét, đánh giá phải được mô tả trong mục mô tả hiện trạng.
3.3. Điểm yếu
Tập trung phân tích, đánh giá những điểm yếu nổi bật nhất của nhà trường (dựa trên mục tiêu đã đề ra so với các hoạt động đã thực hiện được). Nội dung nhận xét, đánh giá phải được mô tả trong mục mô tả hiện trạng và không mâu thuẫn với điểm mạnh.
3.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Cần bám sát vào điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng. Kế hoạch phải thể hiện rõ việc phát huy những điểm