- Nhạy bén với tình hình chính trị xã hội của đất nướcvà địa
2. Các mối quan hệ của tổng phụ trách Đội trong trường phổ thông: 1 Quan hệ với ban giám hiệu:thể hiện qua hai chức năng cơ bản là
2.1 Quan hệ với ban giám hiệu:thể hiện qua hai chức năng cơ bản là
tham mưu và phối hợp
+ Chức năng tham mưu:
- Tham mưu cho ban giám hiệu về công tác đội, các hình thức phối hợp công tác đội và chương trình hoạt động GDNGLL
- Xây dựng kế hoạch công tác đội trở thành một bộ phận của kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Tham mưu lựa chọn, bố trí GVCN – PTCĐ
- Đề xuất, yêu cầu nhà trường hỗ trợ kinh phí, CSVC cho công tác đội.
- Tham mưu về việc khen thưởng cho giáo viên có thành tích trong công tác đội.
Chủ động phối hợp với ban giám hiệu trong việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của Liên đội, HĐGDNGLL.
2.2 Quan hệ với tổ chức Đảng và công đoàn nhà trường:
+ Với chi bộ Đảng: tham mưu về công tác đội trong nhà trường đưa nội dung công tác đội thành một bộ phận nghị quyết của chi bộ,tạo nên sự thống nhất, đồng bộ trong việc chỉ đạo và phối hợp.
+ Với BCH Công đoàn:chủ động phối hợp để vận động, thuyết phục đoàn viên công đoàn tham gia tích cực vào công tác đội.
2.3 Quan hệ với hội đồng sư phạm:
+ Là thành viên hội động SP, có trách nhiệm hình thành và phát triển mối quan hệ hợp tác cao.
+ Cùng HĐSP xây dựng các hình thức phối hợp, tổ chức các hoạt động GD thiếu nhi.
+ Xây dựng trách nhiệm của mỗi thành viên HĐSP trong công tác đội. + Hàng tháng dự họp vào báo cáo kết quả hoạt động và công tác phối hợp trong công tác đội.
2.4 Quan hệ với tổ chức Đoàn TNCS.HCM:
+ Là cán bộ Đoàn, đại diện cho Đoàn phụ trách Đội.
+ Tham mưu cho Đoàn trường về chủ trương công tác Đội.
+ Cùng BCH Đoàn trường lựa chọn, phân công, giao nhiệm vụ cho đoàn viên làm công tác Đội.
+ Báo cáo định kỳ về công tác Đội.
+ Xây dựng và phát triển mối quan hệ với tổ chức Đoàn ở địa phương để làm công tác giáo dục thiếu nhi.
+ Thường xuyên quan tâm đến việc chung của Đoàn trường và địa phương.
2.5 Quan hệ với Liên đội TNTP.HCM:
+ Là người đứng đầu về công tác đội trong nhà trường cho nên mối
quan hệ mang tính lãnh đạo.
+ Xây dựng mối quan hệ mang tính hợp tác, cộng đồng trách nhiệm với BCH.LĐ và các chi đội.
+ Hiểu rõ năng lực, phẩm chất, sở trường và hạn chế của từng thành viên BCH.LĐ.
+ Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội và tạo dựng uy tín cho BCH.LĐ.
+ Phát huy vai trò tự quản của BCH.LĐ, chi đội. 2.6 Quan hệ với phụ trách chi đội ( PTCĐ ):
+ Quan hệ vừa mang tính lãnh đạo, vừa mang tính phối hợp.
+ Chăm lo xây dựng đội ngũ PTCĐ đoàn kết, hỗ trợ nhau trong việc chung.
+ Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp công tác đội cho PTCĐ
+ Phối hợp với PTCĐ trong việc tổ chức hoạt động cho các em. 2.7 Quan hệ với các LLGD trong và ngoài nhà trường:
Tổ chức, tập hợp, phối kết hợp các LLGD để làm tốt công tác đội.