Trên cơ sở phân tích các kết quả đã thu được trước và sau thực nghiệm, chúng tôi rút ra được những kết luận sau:
Một số biện pháp được vận dụng trong nhóm thực nghiệm mang tính khả thi, hoàn toàn có thể sử dụng rộng rãi trong việc rèn luyện, phát triển TDPP cho HS.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy rằng việc áp dụng các biện pháp nhằm rèn luyện TDPP cho HS đã góp phần kích thích hứng thú học tập của các em, HS rất hào hứng, cởi mở khi tham gia nhận xét, đánh giá, đi đến lựa chọn giải pháp tốt nhất. Đồng thời, giờ học trôi qua nhẹ nhàng, mối quan hệ giữa GV- HS, giữa HS – HS gần gũi, cởi mở hơn.
Tuy nhiên, để khẳng định được tính hiệu quả của luận văn thì cần phải có một thời gian thực hiện, áp dụng các biện pháp sư phạm đã đề xuất một cách thường xuyên trong suốt quá trình học tập. Ngoài ra, cần cả sự kết hợp đồng bộ giữa việc đổi mới nội dung, phương pháp, đào tạo và bồi dưỡng GV. Và đặc biệt, để phát huy hiệu quả của các giải pháp đã đề xuất, rất cần sự đầu tư thích đáng vào bài dạy của GV.
KẾT LUẬN
1. Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, chúng tôi nhận thấy: - Việc rèn luyện các thao tác tư duy, các loại hình tư duy toán học cho HS trong quá trình học toán là một vấn đề rất quan trọng đòi hỏi phải được thực hiện trong một thời gian lâu dài, thường xuyên.
- Việc bồi dưỡng, rèn luyện các thái độ và kỹ năng TDPP cho HS sẽ có hiệu quả hơn nếu chú ý kết hợp rèn luyện các thao tác tư duy toán học cơ bản, các loại hình tư duy toán học.
2. Đề tài đã thu được một số kết quả sau:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề về tư duy và TDPP.
- Đã xác định được các căn cứ để rèn luyện TDPP cho HS thông qua dạy học Hình học 7.
- Đã đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện TDPP cho HS khi dạy học Hình học 7.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm với HS của trường THCS Phú Long, Châu Thành, Đồng Tháp. Kết quả thực nghiệm bước đầu minh họa tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
Giả thuyết khoa học của luận văn là chấp nhận được và các nhiệm vụ luận văn đề ra đã được hoàn thành.
Để sử dụng tốt kết quả nghiên cứu của luận văn, GV cần căn cứ vào trình độ của từng đối tượng HS mà áp dụng cho phù hợp. Ngoài ra, để đảm bảo việc rèn luyện TDPP cho HS, các giải pháp này cần được áp dụng thường xuyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT
[1] An Bessot, Claude Comitiet Francoise Richard (1993), Nhập môn
Didactic Toán, Tài liệu lưu hành nội bộ dùng trong các trường đại học.
[2] J.B. Baron, R. J. Sternberg (2000), Dạy kĩ năng tư duy. Lí luận và thực
tiễn, Dự án Việt – Bỉ.
[3] Blekman I. I., Mưxkix A. D. (1985), Toán học ứng dụng, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo – NXB Giáo dục (2007), Tài liệu bồi dưỡng
thường xuyên cho giáo viên chu kì III (2004 – 2007), NXB giáo dục, Hà Nội.
[5] Bộ giáo dục và Đào tạo (2007). Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục
ở trường THCS môn Toán, NXB giáo dục, Hà Nội.
[6] Nguyễn Vĩnh Cận, Lê Thống Nhất, Phan Thanh Quang (1997), Sai lầm
phổ biến khi giải toán, NXB giáo dục, Hà Nội.
[7] Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá
trình dạy học, NXB giáo dục, Hà Nội.
[8] Nguyễn Hữu Châu (2008), “Chương trình dựa trên triết lí “Giáo dục vì
sự phát triển toàn diện của mỗi con người””, Tạp chí khoa học giáo dục (số
28), tr 1- 9
[9] Phan Đức Chính (Tổng chủ biên), Tôn Thân (Chủ biên), Vũ Hữu Bình – Phạm Gia Đức – Trần Luận (2003), sách giáo khoa toán 7 tập I, NXB Giáo dục.
[10] Phan Đức Chính (Tổng chủ biên), Tôn Thân (Chủ biên), Trần Đình Châu – Trần Phương Dung – Trần Kiều (2003), sách giáo khoa toán 7 tập II, NXB Giáo dục.
[11] Phan Đức Chính (Tổng chủ biên), Tôn Thân (Chủ biên), Vũ Hữu Bình – Phạm Gia Đức – Trần Luận (2003), sách giáo viên toán 7 tập I, NXB Giáo dục.
[12] Phan Đức Chính (Tổng chủ biên), Tôn Thân (Chủ biên), Trần Đình Châu – Trần Phương Dung – Trần Kiều (2003), sách giáo viên toán 7 tập II, NXB Giáo dục.
[13] Hoàng Chúng (1978), Phương pháp dạy học toán học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[14] Hoàng Chúng (1995), Phương pháp dạy học Toán học ở trường Trung
học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[15] Hoàng Chúng (1997), Những vấn đề lôgic trong môn Toán ở trường phổ
thông, Trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[16] Cruchetxki V. A. (1980), Những cơ sở của Tâm Lý học sư phạm, Tập 1,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
[17] Cruchetxki V. A. (1981), Những cơ sở của Tâm Lý học sư phạm, Tập 2,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
[18] Phạm Gia Đức, Tôn Thân, Vũ Hữu Bình, Hoàng Ngọc Hưng, Nguyễn Hữu Thảo (2002), Một số vấn đề đổi mới Phương pháp dạy học ở trường THCS, môn Toán, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[19] Phan Văn Đức – Nguyễn Anh Dũng (2003), Ôn luyện Toán THCS 7,
NXB Đại học sư phạm.
[20] Edward de Bono (2005), Tư duy là tồn tại – 6 sắc thái tư duy, 6 chiếc mũ
tư duy, biên dịch: Tuấn Anh, NXB Văn hóa thông tin.
[21] Edward de Bono (2005), Dạy trẻ em phương pháp tư duy, NXB Văn hóa thông tin.
[22] George P. Bloulden (2004), Tư duy sáng tạo, biên dịch: Ngô Đức Hiếu, Đỗ Mạnh Cương, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
[23] Phạm Minh Hạc (1997), Tâm lí học Vư-gốt-xki, NXB Giáo dục, Hà Nội. [24] Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1992), Tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[25] Dương Bích Hằng (2005), Tư duy phê phán và sáng tạo: HS thiếu hay
không được học?, Báo giáo dục và thời đại chủ nhật, (số 40).
[26] Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001),
Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
[27] Phạm Văn Hoàn, Trần Thúc Trình, Nguyễn Gia Cốc (1981), Giáo dục
học môn Toán, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[28] Trần Bá Hoành, Nguyễn Đình Khuê, Đào Như Trang (2003), Áp dụng
dạy và học tích cực trong môn Toán học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà
Nội.
[29] Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan (1996), Phương pháp trắc nghiệm
trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[30] Nguyễn Thái Hòe (2003), Rèn luyện tư duy qua việc giải bài tập toán, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[31] Trần Khánh Hưng (2005), Giáo trình Phương pháp dạy học toán, NXB giáo dục.
[32] Trần Kiều (Chủ biên) (1977), Đổi mới Phương pháp dạy học ở trường THCS, Viện Khoa học Giáo dục.
[33] Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[34] Nguyễn Bá Kim- Vương Dương Minh- Tôn Thân (1998), Khuyến khích
một số hoạt động trí tuệ của HS qua môn Toán của trường THCS, NXB Giáo
dục.
[36] Phan Thị Luyến (2005), “Một số vấn đề về việc phát triển tư duy phê
phán của người học”, Tạp chí giáo dục (số 128), tr 12 – 14.
[37] Phan Thị Luyến (2007), “Mối quan hệ giữa việc rèn luyện tư duy phê phán và tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học
toán”, Tạp chí Khoa học giáo dục (số 26), tr 25 – 28.
[38] Phan Thị Luyến (2007), “Một số biểu hiện đặc trưng của năng lực tư
duy phê phán trong học tập môn Toán”, Tạp chí Giáo dục (số 179), tr 32 –
34.
[39] Phan Thị Luyến (2008), Rèn luyện tư duy phê phán của học sinh trung
học phổ thông qua dạy học chủ đề phương trình và bất phương trình, Luận án
tiến sĩ Giáo dục, Viện Khoa học giáo dục.
[40]. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
[41] J. Piaget (2001), Tâm lí học và giáo dục học, NXB giáo dục, Hà Nội. [42] G. Polya (1995), Toán học và những suy luận có lí, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[43] G. Polya (1997), Sáng tạo toán học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[44] G. Polya (1997), Giải một bài toán như thế nào, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[45] Tôn Thân (1995), Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm bồi dưỡng một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho HS khá và giỏi toán ở trường THCS
Việt Nam, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Sư phạm – Tâm lí, Viện khoa học
giáo dục.
[46] Tôn Thân (Chủ biên) (2011), Bài tập Toán 7 tập I, NXB Giáo dục. [47] Tôn Thân (Chủ biên) (2011), Bài tập Toán 7 tập II, NXB Giáo dục.
[48] Nguyễn Văn Thuận (2004), Góp phần phát triển TDLG và sử dụng chính xác ngôn ngữ toán học cho HS đầu cấp trung học phổ thông trong dạy học
[49] Trần Thúc Trình (2003), Rèn luyện tư duy trong dạy học toán (Đề cương môn học dành cho học viên Cao học, chuyên ngành phương pháp giảng dạy
Toán), Viện Khoa học giáo dục.
[50] Trần Thúc Trình (2005), “Tư duy phê phán”, Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục số (114)
[51]. Từ điển tiếng Việt (1997), NXB Đà Nẵng - Trung tâm Từ đỉển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
[52]. Từ điển triết học (1986), NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
[53]. Nguyễn Quang Uẩn (2002), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
[54]. Nguyễn Hữu Vui, Phạm Ngọc Thanh, Nguyễn Văn Tân, Vũ Ngọc Pha (1997), Triết học (Dùng cho nghiên cứu và học viên cao học không thuộc
chuyên ngành Triết học)tập II, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
II. TIẾNG ANH
[55]. Brief History of the idea of critical thinking. www. Criticalthinking.org. [56]. Robert Fisher – Teaching Children to think, Simon & Schuster education, 1992. [57]. Trần Vui − Usingmathematics investigations to enchance student's
critical and creative thinking, Seameo, Recsam, Penang, Malaysia.
III. TÀI LIỆU TỪ INTERNET
[58]. Barbara Fowler, “Critical Thinking Across the Curriculum Project”, www.kcmetro.cc.mo.us/longview/ctac/definitions.html.
[59]. Huitt, W. (1998). “Critical thinking: An overview”, http://chiron.valdosta.edu/whuitt/col/cogsys/critthnk.html
PHỤ LỤC 1. PHIẾU HỎI GV PHIẾU XIN Ý KIẾN GIÁO VIÊN
(Dành cho GV dạy Toán ở THCS)
Để góp phần thu thập những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở trường THCS, xin Thầy/ Cô vui lòng cho biết ý kiến về các vấn đề dưới đây.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Thầy/ Cô
Xin Thầy/ Cô hãy trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách khoanh tròn vào chữ đặt trước câu phù hợp với ý kiến của Thầy/ Cô
Câu 1. Thầy/ Cô hiểu tư duy phê phán là gì trong các quan niệm sau:
a. Là suy nghĩ một cách có lý tập trung vào việc giải quyết vấn đề nhằm tạo được niềm tin và hành động.
b. Là quá trình tự chất vấn và tự trả lời, trao đổi với bạn bè trong môi trường đối thoại để giải quyết vấn đề (thắc mắc)
c. Là tư duy tích cực và tư duy độc lập.
d. Là tư duy có suy xét, cân nhắc để đưa ra quyết định hợp lí khi hiểu hoặc thực hiện một vấn đề.
e. Là quá trình tranh cãi, chê bai và không chấp nhận ý kiến của người khác.
Câu 2. Theo Thầy/ Cô, tư duy phê phán có những đặc trưng nào trong các đặc
trưng sau:
a. Kỹ năng thuần thục
b. Kỹ năng làm sáng tỏ (ý tưởng)
c. Kỹ năng phát hiện hoặc thiết lập những sự tương ứng. d. Kỹ năng lập luận và suy luận.
e. Kỹ năng chi tiết hóa (cụ thể từng chi tiết)
Câu 3. Theo Thầy/ Cô, việc rèn luyện tư duy phê phán góp phần phát triển tư
duy sáng tạo cho học sinh
Câu 4. Theo Thầy/ Cô, việc rèn luyện tư duy phê phán có gắn liền với yêu
cầu đổi mới phương pháp dạy học ở bậc THCS không? a. Có b. Không
Câu 5. Theo Thầy/ Cô, việc rèn luyện tư duy phê phán cho học sinh THCS
góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở bậc THCS a. Đúng b. Sai
Câu 6. Quan điểm của Thầy/ Cô về vị trí và vai trò của việc rèn luyện tư duy
phê phán của học sinh THCS trong quá trình dạy học Toán như thế nào?
a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Không cần thiết
Câu 7. Theo Thầy/ Cô, việc rèn luyện tư duy phê phán cho học sinh trong dạy
học Toán đạt được những mục đích nào sau đây
a. Rèn khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo cho học sinh b. Tạo hứng thú học tập cho học sinh
c. Rèn khả năng diễn đạt, lập luận có căn cứ lôgic cho học sinh d. Rèn các thao tác tư duy
e. Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh
Câu 8. Theo Thầy/ Cô, việc rèn luyện tư duy phê phán được thực hiện như
thế nào trong quá trình dạy học Toán ở bậc THCS
a. Đã làm tốt b. Đã làm c. Chưa làm
Câu 9. Thầy/ Cô thường dùng những biện pháp nào trong các biện pháp sau
để rèn luyện tư duy phê phán của học sinh
a. Động viên, khuyến khích các em lập luận, diễn giải suy nghĩ của mình. b. Gợi lên những thắc mắc cho các em tranh luận
c. Tổ chức cho các em nhận xét, đánh giá giải pháp của người khác
d. Tìm những ý hay trong giải pháp của người khác và làm rõ giá trị của cái hay đó
e. Tìm những ý chưa hay, sai lầm trong giải pháp của người khác và làm sáng tỏ nguyên nhân của điều đó.
Câu 10. Trong thực tế, khi đánh giá tư duy phê phán của học sinh, Thầy/ Cô
thường căn cứ vào đâu?
a. Khả năng tự lựa chọn lấy giải pháp, không phụ thuộc khuôn mẫu có sẵn b. Khả năng bình luận, đánh giá kiến thức và các ý tưởng của người khác c. Thái độ sẵn sàng lập luận của học sinh
d. Thái độ sẵn sàng đưa ra ý tưởng đối trọng với ý tưởng của người khác e. Sẵn sáng bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình
f. Tất cả các ý trên
Xin chân thành cảm ơn Thầy/ Cô
PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ XỬ LÍ PHIẾU HỎI GV
(Thống kê kết quả điều tra dành cho GV THCS) Bảng 1: Nội dung điều tra 1 (Câu 1, Câu 2, Câu 7) Trường
hợp
Số lượng Câu 1 Câu 2 Câu 7
SL % SL % SL %
a 150 75 50 60 40 12
0
80
8 5 c 150 10 3 68,7 58 38,7 95 63,3 d 150 112 74,7 98 65,3 112 74,7 e 150 97 64,7 60 40 89 59,3
Bảng 2: Nội dung điều tra 2 (Câu 3, Câu 4, Câu 5) Trường
hợp
Số lượng Câu 3 Câu 4 Câu 5
SL % SL % SL % a 150 113 75,3 15 0 10 0 15 0 100 b 150 37 24,7 0 0 0 0
Bảng 3: Nội dung điều tra 3 (Câu 6, Câu 8) Trường
hợp
Số lượng Câu 6 Câu 8
SL % SL %
a 150 95 63,3 42 28
b 150 55 36,7 78 52
c 150 0 0 30 20
Bảng 4: Nội dung điều tra 4 (Câu 9, Câu 10) Trường
hợp
Số lượng Câu 9 Câu 10
SL % SL %
a 150 110 73,3 67 44,7
b 150 95 63,3 104 69,3
d 150 83 55,3 85 56,7
e 150 106 70,7 76 50,7
f 150 54 36 63 42
PHỤ LỤC 3. MA TRẬN ĐỀ, ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN TRƯỚC THỰC NGHIỆM
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
1.Góc tạo bởi hai đường thẳng cắt nhau. Hai góc đối đỉnh. Hai đường thẳng vuông góc. 2 1 1 1 1 0,5 4 2,5 2. Góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng. Hai đường thẳng song song. Tiên đề Ơclit về đường thẳng song song. 3 1,5 2 1 1 1, 5 2 2 8 6 3. Khái niệm định lí. Chứng minh một định lí. 2 1,5 2 1,5 Tổng 8 5 4 3 2 2 14 10
O x' y' y x ĐỀ KIỂM TRA
I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (4 điểm)
Khoanh tròn chữ đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: (3 điểm)
Câu 1. Cho hình vẽ :
A. x’Ôy và xÔy đối đỉnh B. x’Ôy và x’Ôy’ đối đỉnh.
C. x’Ôy và xÔy’ đối đỉnh. D. Cả ba câu trên đều sai. Câu 2. Cho hình vẽ. Kí hiệu nào đúng cho hình vẽ sau:
A. a⊥b B. b⊥a
C. A và B đúng D. a//b
Câu 3: Cho hình vẽ. Hai cặp góc so le trong và
hai cặp góc đồng vị là:
A. Â 2 và Bˆ4; Â1 và Bˆ3; Â1 và Bˆ1; Â2 và Bˆ2
B. Â1và Bˆ2; Â3 vàBˆ2; Â4 và Bˆ4; Â3 và Bˆ3
C. Â2 và Bˆ4; Â1 và Bˆ3; Â3 và Bˆ3; Â4 và Bˆ4
D. A và C đúng
Câu 4. Qua một điểm năm ngoài một đường thẳng ta có thể vẽ bao nhiêu đường thẳng song song với đường thẳng đó ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. vô số
Câu 5. Cho hình vẽ. Kết luận nào sau đây đúng
nhất
A. Â2 = Bˆ4 B. Â1 = Bˆ1 C. Â1 + Bˆ4= 1800 D. A, B, C đều đúng
Câu 6. Cho hình vẽ. Biết xÔy + x’Ôy’ = 1300. Số đo của hai góc xÔy’ và x’Ô y là: