M ôi trường kinh doanh là nơi Công ty tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của m ình, trong đ ó bao gồm các nhân tố tác động tới mối quan hệ cũng như quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Công ty Cổ phần kim khí Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty thép Việt Nam. Trong cơ chế bao cấp , Nhà nứoc bao cấp toàn bộ vốn, đầu vào và đầu ra cho Công ty, bởi vậy công ty chỉ quan tâm hoàn thành kế hoạch Nhà nước mà không quan tâm tới hiệu quả thu được. Thiếu vốn thì Nhà nứoc cấp thêm, mất vốn (lỗ) thì được Nhà nước bù lỗ , không phải lo thị trưòng tiêu thụ. Do vậy, Công ty dường như không gặp phải khó khăn nào trong việc khai thác và tạo lập vốn kinh doanh , việc tạo lập vốn không hiệu quả là kết quả tất yếu của cơ chế bao cấp. Nhưng từ khi chuyển sang cơ chế nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là daonh nghiệp Nhà nước có sự thay đổi cơ bản.
Để có thể tồn tại và phát triển như ngày hôm nay toàn thể cán bộ và công nhân viên của Công ty Cổ phần kim khí Hà Nội đã cố gắng hết sức cùng xây dựng để đưa Công ty ngày một đi lên. Tuy nhiên trong quá trìng đó cũng có nhiều doanh nghiệp khác bên cạnh những thuận lợi nhất định thì công ty vẫn gặp phải một số khó khăn cần giải quyết.
1.1. Thuận lợi.
Trải qua chặng đường 30 năm hạot động, Công ty cổ phần kim khí Hà Nội đã phát triển không ngừng , ngày càng đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của khách hàng , tạo được các mối quan hệ làm ăn có uy tín với các đối tác đồng thời giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều người lao động.
Bộ maý quản lí của Công ty tương đối gọn nhẹ hợp lí đã tạo điều kiện cho các phòng ban phối hợp với nhau một cáh dễ dàng từ đó chủ động trong hoạt động sản xuất nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Với chế độ và chính sách đãi ngộ phù hợp Công ty đã khuyến khích đựoc tinh thần lao động hăng say từ đó xây dựng cho mình một đội ngũ cán
bộ công nhan viêncó trình độ chuyên môn chuyên nghiệp, có tâm huyết với sự phát triển của công ty
Ngoài ra công ty luôn thực hiện nghiêm chỉnh moij nghị quyết , nghị định của Chình phủ cũng như các quyết định của Tổng công ty Théo Việt Nam , đồng thời luôn có ý thức hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
1.2.Khó khăn.
Thị trường tiêu thụ của Công ty còn quá nhó, chủ yếu tập chung ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh vì thế khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường là rất hạn chế. Hệ thống kênh phân phối còn đơn giản, không tận dụng được sự tiềm năng của thị trường kim khí trong nước.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước, ngành công nghiệp nước ta cũng đang từng bước phát triển đi lên. Nhu cầu về các sản phẩm công nghiệp ngày càng tăng làm cho các nhà kinh doanh đầu tư nhiều vào việc kinh doanh các sản phẩm công nghiệp. Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thép, vật liệu xây dựng. Vì thế đối thủ cạnh tranh của công ty ngày càng nhiều. Để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế hiện nay thì công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình đồng thời cũng phải nâng cao năng lực quản lý của nhà quản lý, khẳ năng bán hàng của nhân viên bán hàng nhằm nâng cao uy tín của công ty.