Thứ nhất, chiến lược SO: Sử dụng các điểm mạnh bên trong để tận dụng các cơ
hội bên ngoài
- Thâm nhập vào thị trường hàng tiêu dùng bằng chiến lược giá.
- Bằng năng lực sẳn có và bằng kiến thức chuyên môn đẩy mạnh các hoạt động marketing thu hút khách hàng, hướng đến mục tiêu chiếm thị phần cao nhất.
- Tăng trưởng nhanh chống chiếm lĩnh thị trường hàng tiêu dùng trong khu vực.
- Tăng cường các hoạt động quảng cáo, chiêu thị nhằm giới thiệu về mình đến người tiêu dùng.
Thứ hai, chiến lược WO: Tận dụng các cơ hội bên ngoài để cải thiện điểm yếu
bên trong.
- Xây dựng chiến lược dài hạn để thâm nhập thị trường tiềm năng, tạo dựng thương hiệu.
- Không ngừng học tập nâng cao tay nghề chuyên môn, huấn luyện đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng.
- Sử dụng các mối quan hệ hiện tại đồng thời tạo dựng các mối quan hệ mới đối với các nhà cung ứng hàng hóa để có được nguồn hàng ổn định.
- Xây dựng chiến lược phù hợp thu hồi vốn nhanh, mở rộng vòng quay vốn khắc phục khó khăn về tài chính.
Thứ ba, chiến lược ST: Tận dụng điểm mạnh để làm giảm các mối đe dọa từ bên
ngoài.
- Xây dựng chiến lược marketing mạnh tạo được lòng tin, sự tín nhiệm của người tiêu dùng đi trước đối thủ cạnh tranh.
- Đa dạng hóa sản phẩm luôn có một khoảng cách an toàn so với đối thủ cạnh tranh gián tiếp.
Thứ tư, chiến lược WT: Chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm các điểm yếu
bên trong và tránh các mối đe dọa bên ngoài
Trang | 29
- Quản lí, đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp làm hài lòng khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh.
- Đa dạng hóa các mặt hàng tạo sự khác biệt.