Nơi công tác

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 109 - 128)

chức Đảng nơi cư trú.

Bước 4: Tập thể, ban giám hiệu nhà trường nhận xét, đánh giá phân loại cán bộ báo cáo lên phòng Giáo dục và phòng Nội vụ huyện

Bước 5: Phân loại cán bộ theo các mức:

+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có khả năng đảm nhận nhiệm vụ cao hơn;

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ; + Hoàn thành nhệm vụ;

+ Không hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 6: Trao đổi với người được đánh giá một cách công khai, khách quan, dân chủ.

Bước 7: Lưu giữ hồ sơ cán bộ tại cơ sở và tại Phòng Nội vụ làm căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kế hoạch luân chuyển, bố trí sử dụng cán bộ của Huyện.

* Các điều kiện thực hiện

- Đội ngũ cán bộ kiểm tra phải am hiểu về lĩnh vực quản lý trường tiểu học, phải có phẩm chất và năng lực, được bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch, tiêu chí đánh giá cho CBQL trường tiểu học.

- CBQL trường tiểu học phải nhận thức một cách đúng đắn về công tác kiểm tra đánh giá.

Đánh giá cán bộ là một công việc quan trọng để xây dựng đội ngũ CBQL, vì vậy công tác đánh giá phải được tiến hành thường xuyên theo định kỳ, đồng thời phải biết kết hợp đánh giá một cách đột xuất theo các yêu cầu cụ thể. Sau khi đánh giá cán bộ cần thiết phải có kế hoạch, hướng sử dụng, hướng đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, đồng thời cũng phải có biện pháp tác động với cả người đạt hiệu quả cao và chưa đạt hiệu quả trong công tác.

3.3. Khảo nghiệm

Trên đây là các giải pháp cơ bản nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học trên địa bàn huyện Tân Kỳ. Những giải pháp ấy có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau. Kết quả của giải pháp này là yếu tố thành công của giải pháp kia. Vì thế cần thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Sơ đồ 3.1. Mô hình hoá mối quan hệ giữa các giải pháp

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường Tiểu học GP1 GP2 GP3 GP4 GP6 GP5

3.4. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

Để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nêu trên, trong điều kiện thời gian hạn chế, chúng tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học giáo dục, khảo sát chủ yếu bằng phương pháp chuyên gia. Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến bằng phiếu với 100 người, bao gồm: 30 giáo viên; 15 lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD & ĐT phòng Nội vụ; 55 cán bộ quản lý các trường tiểu học trong huyện. kết quả như sau:

Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ quản lý trường tiểu học ở huyện Tân Kỳ

TT Giải pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần | thiết Không cần thiết Khả thi cao Khả thi Không khả thi 1 Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học cho lãnh đạo các cấp

72 28 0 49 50 1

2 Đổi mới công tác quy

hoạch đội ngũ cán bộ 45 55 0 38 62 0

3

Đổi mới công tác tuyển chọn bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển cán bộ một cách hợp lý

65 35 0 35 64 1

4 Đổi mới công tác đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ quản lý 24 76 0 35 62 3 5 Hoàn thiện chế độ chính

sách đối với CBQL 37 63 0 40 58 2

6

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá CBQL trường tiểu học

Qua khảo sát thực tế chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

1. Việc đề xuất các giải pháp như trên là thực sự cần thiết (100% người được hỏi ý kiến cho rằng các giải pháp đều cần thiết và rất cần thiết).

2. Các giải pháp trên đều có tính khả thi (Gần 99% người được hỏi ý kiến cho rằng các giải pháp đều có tính khả thi và khả thi cao).

3. Trong khi tổ chức thực hiện cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, cần cụ thể hoá ở mỗi địa phương, từng đơn vị trường học nhằm phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế góp phần nâng cao hiệu lực của các giải pháp.

Kết luận chương 3

Từ việc căn cứ vào những nguyên tắc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học như: Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, nguyên tắc hiệu quả và nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. Chúng tôi đã đề xuất 6 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Những giải pháp như đã nêu trên đều dựa vào lý luận mang trình tự, lôgíc và khoa học. Mỗi giải pháp đều thể hiện rõ phương pháp, kế hoạch thực hiện cũng như trình tự thực hiện các giải pháp cụ thể, rõ ràng.

Các giải pháp trên có sự liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, chúng cần được thực hiện một cách đồng bộ.

Để có thêm cơ sở khoa học chúng tôi đã thăm dò tính khả thi của những giải pháp này (như đã trình bày ở bảng tổng hợp 3.2) và kết quả thu được là tất cả những người được hỏi đều cho rằng những giải pháp này là thực sự cần thiết trong điều kiện hiện nay và mang tính khả thi cao.

Như vậy, nếu chúng ta triển khai và thực hiện đồng bộ các giải pháp thì sẽ nâng cao được chất lượng đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong tình hình hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Tiểu học là một cấp học rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta. Chất lượng giáo dục tiểu học sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu chung của ngành GD & ĐT hiện nay. Để chất lượng giáo dục đạt kết quả cao, thì phải làm tốt công tác quản lý giáo dục ở các trường tiểu học. Đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Tân Kỳ có số lượng khá đông đảo, có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Họ chính là lực lượng nòng cốt, là điều kiện tiên quyết biến những mục tiêu giáo dục thành những kết quả cụ thể. Vì vậy, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học là một nhu cầu tất yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và Đào tạo. Đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Tân Kỳ phần lớn có đủ phẩm chất chính trị, gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có năng lực trình độ, tâm huyết với nghề, gắn bó với địa phương. Giáo dục tiểu học huyện Tân Kỳ trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã đạt được những thành tựu đáng kể. Song nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, đổi mới chương trình giáo dục hiện nay trong sự nghiệp đổi mới chung của đất nước. Do đó vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và đội ngũ CBQL trường tiểu học nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn và cấp bách.

Nghiên cứu của chúng tôi đã lần lượt làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Chúng tôi đã tìm hiểu và chỉ rõ thực trạng GD & ĐT, thực trạng đội ngũ CBQL, thực trạng các yếu tố quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trong những năm qua. Qua đó, chúng tôi thấy đội ngũ CBQL

trường tiểu học còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học. Đó là:

- Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học cho lãnh đạo các cấp;

- Xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý trường tiểu học;

- Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng, luân chuyển cán bộ; - Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý;

- Hoàn thiện chế độ chính sách đối với cán bộ;

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá CBQL trường tiểu học.

Mỗi giải pháp có một vị trí và chức năng khác nhau, song chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.

Các giải pháp nêu trên chắc chắn chưa phải là một hệ thống giải pháp đầy đủ nhưng là một số giải pháp cấp thiết trước mắt và là nền tảng cho việc thực hiện các giải pháp khác. Các giải pháp trên đã được chúng tôi kiểm chứng bằng các ý kiến của các chuyên gia và đã khẳng định các giải pháp đều có sự cần thiết và khả thi với mức độ cao.

Như vậy, mục đích nghiên cứu đã đạt được giả thuyết nghiên cứu đã được chứng minh. Các giải pháp này có thể vận dụng tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Kỳ và các huyện khác có hoàn cảnh kinh tế - xã hội và giáo dục tương tự như huyện Tân Kỳ.

2. Kiến nghị

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và đội ngũ CBQL các trường tiểu học ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An nói riêng là việc làm rất cần thiết và cấp bách, nó không chỉ là nhiệm vụ riêng của Phòng GD

& ĐT Tân Kỳ mà còn là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành. Do đó chúng tôi xin nêu một số kiến nghị sau:

2.1. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An

- Chỉ đạo, định hướng cụ thể cho các huyện làm tốt công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học gắn liền với kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo.

- Tạo điều kiện về ngân sách cho Giáo dục và Đào tạo, cần có chính sách cụ thể để ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện đề án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên.

- Có chính sách khuyến khích ưu đãi đối với CBQL trường tiểu học khi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, CBQL giỏi, CBQL ở những vùng khó khăn.

2.2. Kiến nghị với sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An

- Chỉ đạo thống nhất quan điểm Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chi tiêu, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học cho các Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã.

- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL trường tiểu học.

- Tổ chức thi CBQL giỏi cấp tiểu học.

2.3. Kiến nghị với UBND, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Kỳ

- Làm tốt công tác quy hoạch CBQL, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ và thực hiện tốt chính sách cán bộ.

- Đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị giáo dục cho các trường tiểu học.

- Tạo điều kiện cho phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng và thực hiện đề án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên của huyện.

2.4. Đối với CBQL trường tiểu học

- Gương mẫu rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức và phẩm chất chính trị, đề cao tinh thần trách nhiệm của người CBQL nhà trường.

- Có ý thức biến quá trình đào tạo, bồi dưỡng thành quá trình tự đào tạo, bồi dưỡng. Thường xuyên chủ động đề xuất các nội dung cần bồi dưỡng mà thực tế tại cơ sở gặp khó khăn, vướng mắc để các cấp kịp thời điều chỉnh công tác bồi dưỡng, đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của cán bộ quản lý trường tiểu học.

- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo, Bài giảng về quản lý giáo dục, Học viện quản lý GD. 2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2010), Điều lệ trường tiểu học số 41/2010/TT-

GD&ĐT.

3. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về Mầm non, Tiểu học THCS và trung cấp chuyên nghiệp, Nxb Đại học kinh tế Quốc dân, Hà nội.

4. Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (2004).

5. Nguyễn Phúc Châu (2008), Quản lý nhà trường (Đề cương bài giảng dành cho các lớp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục), Học viện quản lý Giáo dục Hà Nội.

6. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng giáo dục Đại học, NXB Giáo dục Quốc gia, Hà Nội.

7. KonĐaCop(1984),Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Hà Nội.

8. Ngô Hữu Dũng (1993), THCS trong hệ thống giáo dục phổ thông, Hà Nội.

9. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam(2006), Văn kiên Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Phạm Minh Hạc (1995), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Phạm Minh Hạc (1996), Mười năm đổi mới giáo dục và đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Ngô Ngọc Hải và Vũ Dũng (1997), Các phương pháp của tâm lý học xã hội, Nxb Khoa hoc xã hội, Hà Nội.

17. Học viện hành chính Quốc gia (2000), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Kết luận hội nghị BCH TW Đảng làn thứ VI (khóa IX).

19. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà nội.

20. Hồ Chí Minh (1992), Bàn về Giáo dục. NXB Giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Đức Minh, Cơ sở tâm lý học của quản lý trường học (1981), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Luật Giáo dục (2005), Nxb Giáo dục, Hà Nội

23. Lưu Xuân Mới, Kiểm tra, thanh tra giáo dục (2001), Trường cán bộ quản lý giáo dục trung ương.

24. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những Khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục,Trường CBQL GD&ĐT TW1, Hà Nội.

25. Nguyễn Gia Quý(1996), Quản lý giáo dục, thành tựu xu hướng, NXB Hà Nội. 26. Raja Royingh (1994), Nền giáo dục cho thế kỷ hai mươi mốt; những

triển vọng của Châu Á -Thái bình Dương, NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Tài liệu Hội nhập Quốc tế trong ngành Giáo dục & đào tạo (2007), Học viện Quản lý giáo dục, Hà Nội.

28. Từ điển Tiếng Việt (1994) Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), tập 1, Nxb Từ điển BK Việt Nam. 30. Thái Duy Tuyên, (1999), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại,

PHỤ LỤC Mẫu số 1:

( Dùng cho cán bộ, chuyên viên phòng GD&ĐT, phòng nội vụ, một số cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán của cấp TH)

Phiếu khảo sát đánh giá phẩm chất đạo đức và năng lực làm việc của đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học của huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.

Để có cơ sở đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay xin đồng chí vui lòng tự đánh giá qua các tiêu chí bằng cách đánh dấu X vào cột điểm trong các ô của các bảng dưới đây:

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp

TT Những tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 109 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w