- Hai xu hướng phát triển của dân tộc:
+ Xu hướng tách ra thành lập quốc gia dân tộc độc lập+ Xu hướng liên hiệp lại + Xu hướng liên hiệp lại
Xu hướng thứ nhất: Do sự chín muồi ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư muốn tách ra thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. của mình, các cộng đồng dân cư muốn tách ra thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản như những phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc để đi đến thành lập các quốc gia dân tộc độc lập.
Xu hướng thứ hai: Xu hướng liên hiệp lại. Đó là xu hướng các dân tộc trong một quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Xu hướng này quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Xu hướng này do nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học, công nghệ, giao lưu kinh tế và văn hoá. Xu hướng này tác động mạnh mẽ khi chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Vấn đề dân tộc trong xây dựng CNXH:
Sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, là quá trình hình thành và phát nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, là quá trình hình thành và phát triển của dân tộc xã hội chủ nghĩa. Dân tộc trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội có sự vận động mới theo hướng ngày càng văn minh, tiến bộ. Trong đó hai xu hướng của sự phát triển dân tộc sẽ phát huy tác dụng cùng chiều, bổ sung, hỗ trợ cho nhau và diễn ra trong từng dân tộc, trong cả cộng đồng quốc gia và đến tất cả các quan hệ dân tộc. Sự xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa các dân tộc sẽ tạo điều kiện cho từng dân tộc đi nhanh tới sự tự chủ, phồn vinh. Đồng thời sự tự chủ, phồn vinh của từng dân tộc lại là điều kiện để các dân tộc xích lại gần nhau hơn, hoà hợp với nhau ở mức độ cao hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
d. Những nguyên tắc cơ bản của CN Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc