Những tồn tại của công ty

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ ĐôngÁ (Trang 60 - 63)

Khi giá cả thị trường tăng công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tăng giá sản phẩm. Đối với khách hàng lâu dài thì Công ty có chính sách tăng giá rất ít nên lợi nhuận không được cao.

Cứ sau mỗi dịp tết số lượng lao động lại biến đổi rất nhiều. Rất nhiều nhân viên nghỉ làm nên ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất chung của công ty. Vì vậy Công ty phải tiến hành tuyển dụng một lượng công nhân mới nên gây tốn kém.

Nhà kho của Công ty hẹp nên các loại phế liệu, phế phẩm hay sản phẩm nhập kho thường không được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến tình trạng xuất nhầm hàng hoá gây tổn thất.

Công ty có nhiều nhân viên giỏi nhưng nhìn chung trình độ của toàn công ty còn thấp, năng suất chưa cao cũng như chưa gắn sự sống còn của mình với công ty.

Chính các hạn chế này đẩy công ty vào tình trạng khó giải quyết các điểm yếu của mình: vốn kinh doanh, nguyên vật liệu …. đồng thời công ty không khai thác được thế mạnh của mình cũng như nâng cao uy tín của công ty.

Qua thực tế nghiên cứu ở công ty em nhận thấy được những hạn chế trên, đây chính là những nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Báo cáo thực tập GV hướng dẫn: Trần Xuân Ngọc

Người thực hiện: Trần Văn Nam Page 60

Trường cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội – Khoa Kinh tế

3.Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Tất cả mọi việc từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu đến các công đoạn sản xuất lắp ráp cài đặt cần phải kiểm soát chặt chẽ, nhằm giảm tối thiểu đa thời gian hao phí không mong muốn.

Ảnh hưởng của nhiệt độ, kho bảo quản rất quan trọng, tạo nên sự ổn định về sản xuất và tạo nên chất lượng sản phẩm. Qua sản xuất chúng ta biết được nhiệt độ thích hợp cho từng loại linh kiện khác nhau.

Trong khuôn khổ bài báo cáo thực tập này chỉ đề cập đến một phần của linh kiện công nghệ thông tin. Vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết tại công ty để góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

3.1.Vấn đề thiết bị và nguyên vật liệu

Cần có kế hoạch kiểm kho thường xuyên định kỳ.

Xếp lệnh mặt hàng một cách phù hợp, tránh mất thời gian khi tìm linh kiện để lắp ráp.

Phải kiểm tra nguồn linh kiện đầu vào một cách chặt chẽ hơn.

Cần tìm những nguồn hàng có số lượng lớn, giảm lượng phế liệu phát sinh.

Cần có nguồn dự trữ nguyên vật liệu, tìm kiếm nhiều nhà cung ứng vật tư để không bị động trong sản xuất.

3.2. Vấn đề tồ chức quản lý3.2.1. Bộ phận kinh doanh 3.2.1. Bộ phận kinh doanh

Để khâu sản xuất được hiệu quả trước tiên phải kể đến bộ phận kinh doanh, nơi trực tiếp làm việc với khách hàng nắm bắt được những thông tin, yêu cầu từ khách hàng về sản phẩm để từ đó có được thông tin chính xác cần thiết khi đến bộ phận kho. Ngoài vấn đề trên bộ phận kinh doanh còn có những ảnh hưởng về thời gian hoạt động. *Đề nghị:

Cần tìm kiếm những nguồn hàng lớn, đồng thời làm tốt những đơn hàng nhỏ lẻ. Phải phát triển thêm nhiều nguồn hàng mới, mẫu mã kiểu dáng mới đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Đối với các đơn hàng mới cần phải lên kế hoạnh cụ thể. Tránh trường hợp phải để khách hàng đợi lâu gây cảm giác khó chịu cho khách hàng, làm mất uy tín trong giao dịch.

Tìm kiếm nhiều nhà cung ứng linh kiện có chất lượng tốt, giá thành thấp để tránh tình trạng bị động trong sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra cần phải trang bị kiến thức cơ bản về tính năng từng loại linh kiện, sản phẩm cho nhân viên kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giao tiếp với khách hàng.

Báo cáo thực tập GV hướng dẫn: Trần Xuân Ngọc

Người thực hiện: Trần Văn Nam Page 61

Trường cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội – Khoa Kinh tế

3.2.2. Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kỹ thuật công ty là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất. Nhiệm vụ của bộ phận này là ban hành, đưa ra các ưu nhược điểm công nghệ, chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật trong lắp ráp; kiểm tra nguồn linh kiện đầu vào như: Thiết bị tin học, linh kiện máy văn phòng, phụ kiện cắm ngoài… phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra bộ phận này còn nghiên cứu đưa ra thị trường các dòng sản phẩm mang tính chiến lược của công ty nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất bao bì khác.

*Đề nghị: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất, bộ phận kỹ thuật cần phải thể hiện hơn nữa vai trò của người kỹ thuật. Cần nắm bắt những thông số cũng như hiểu rõ tính năng thiết bị hoạt động như thế nào để tìm biện pháp cải tiến hoặc đế xuất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả.

Bộ phận nên nghiên cứu đưa ra thị trường các dòng sản phẩm mang tính chiến lược của công ty nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực khác.

3.2.3.Bộ phận tổ chức

Cán bộ phòng tổ chức phải nắm rõ năng lực của tổ chức phối hợp giữa các khâu trong quá trình xản xuất của bộ phận quản lý. Phong tổ chức phải phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác mở hệ thống sổ sách theo dõi hàng tồn, kế hoạch dự trữ theo dõi tiến độ thực hiện để có các biện pháp xử lý, điều chỉnh hợp lý để đưa ra kế hoạch nhanh chóng nhưng vẫn chính xác giữ vững uy tín của công ty.

Mỗi nhân viên phòng tổ chức cũng lên được chia tách trách nhiệm cụ thể tránh sai sót thì đổ lỗi cho nhau. Xây dựng kế hoạch nhân sự, tổng hợp các vấn đề về tài chính là công việc của phòng, xây dựng các kế hoạch, mục tiêu chiến lược kinh doanh trên cơ sở tổng hợp các nguồn thông tin.

Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh phòng lên tiến hành phân tích đánh giá lại chất lượng phần việc của từng cán bộ nhân viên trong công ty để có sự thưởng phạt thích đáng làm động lực thúc đẩy để mọi người ngày càng cố gắng.

Báo cáo thực tập GV hướng dẫn: Trần Xuân Ngọc

Người thực hiện: Trần Văn Nam Page 62

Trường cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội – Khoa Kinh tế

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ ĐôngÁ (Trang 60 - 63)