- Hình thành phát triển năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Để học sinh hiểu rõ hơn khí hậu Miền Bắc nước ta về mùa đông, đặc biệt là chiến khu Việt Bắc nhiệt độ thường xuống thấp trời giá lạnh và tại sao con đường Trường Sơn rất bụi bởi con đường Trường Sơn thuộc nhóm đất Feralit đất có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm. GV tích hợp với môn Địa lí 8 bài 31 “Đặc tính khí hậu Việt Nam”, bài 36 “ Đặc điểm chung của đất ”.
Bước 1: GV chiếu hình ảnh các chiến sĩ hành quân trong rừng thời kháng chiến chống Pháp và hình ảnh bom đạn chút xuống con đường Trường Sơn mà đoàn xe của các chiến sĩ vẫn băng qua. HS khai thác nội dung bài học trong hai bài thơ và mở rộng kiến thức qua các bức tranh trên màn hình.
Yêu cầu HS suy nghĩ câu hỏi.
+ Tìm những câu thơ nói về hoàn cảnh cuộc chiến của những người lính trong bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính?
+ Nhận xét về giọng điệu và cách sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ?
+ ‘Rừng hoang”, “sương muối” em có nhận xét gì về hoàn cảnh lúc này? + Các hình ảnh: gió, mưa, bụi, còn tượng trưng cho điều gì?
+ Phân tích phép so sánh?
+ Những động từ: giật, rung, phun, xối cho thấy mức độ bom đạn ở đây như thế nào?
+ Qua những hình ảnh trên màn hình và cách sử dụng từ ngữ qua các câu thơ này, em có cảm nhận gì về hoàn cảnh chiến trường, chiến đấu của người lính? Bước 2: HS suy nghĩ và trả lời.
Bước 3: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác kiến thức và bình giảng mở rộng khắc sâu kiến thức
TIỂU KẾT
*Hoàn cảnh chiến đấu:
- Đêm nay rừng hoang sương muối. - Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước.
- Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.
- Bụi phun tóc trắng như người già. - Mưa tuôn mưa sối như ngoài trời.
-> Giọng thơ thản nhiên như lời nói thường ngày, ngang tàng. -> Tả thực, động từ, điệp từ, so sánh.
-> Hoàn cảnh khắc nghiệt, chiến trường ác liệt, tàn khốc, hiểm nguy.
Hoạt động 4: Tìm hiểu những phẩm chất cao đẹp của người lính.
- Phương pháp: Phát vấn, đàm thoại, gợi mở, phân tích, thuyết trình, thảo luận, kỹ thuật khăn phủ bàn, bình giảng.
-Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, học theo cá nhân, học theo nhóm.
- Hình thành phát triển năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác.
Để HS hiểu rõ hơn về căn bệnh sốt rét GV hướng dẫn học sinh tích hợp với môn Sinh học lớp 7 bài 6 “ Trùng kiết lị và trùng sốt rét ”. Và để HS hiểu rõ hơn về Căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 GV hướng dẫn học sinh tích hợp với môn Lịch sử lớp 9 bài 25 “Những năm đầu kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp (1946- 1950).
Bước 1: - GV trình chiếu hình ảnh các chiến sĩ hành quân trong rừng và cảnh thồ lương thực thực phẩm thời kháng chiến chống Pháp và hình ảnh những chiếc xe không kính của các chiến sĩ ngày đêm vẫn bằng qua con đường Trường Sơn
để vào chiến trường. HS có thêm kiến thức để khai thác nội dung bài học.
GV cho học sinh thảo luận theo cặp bàn vào phiếu học tập.
+ Hình tượng người lính được tác giả khắc họa qua những phương diện nào? (Tình yêu quê hương, tư thế, tinh thần, tình cảm đồng đội, ý chí).
+ Tìm những hình ảnh thơ nói về tình cảm của người lính với quê hương? + Em có nhận xét gì về những hình ảnh thơ này?
+ Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở những câu thơ này? + Họ có chung một sự cảm thông ra sao?
+ Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tư thế của người chiến sĩ ngoài chiến trường?
+ Nhận xét về từ ngữ, nhịp thơ, giọng điệu, nghệ thuật?
+ Qua sự phân tích trên em có nhận xét gì về tư thế của các chiến sĩ?
+ Vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ lái xe được thể hiện ở những hình ảnh, lời thơ nào?
+ Sốt run người là cái rét như thế nào? Đó là căn bệnh gì mà người lính của chúng ta trong thời kì đầu chống Pháp hay gặp phải?
+ Phân tích từ ngữ, giọng điệu và nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ này?
+ Em có nhận xét gì về tinh thần của người chiến sĩ?
+ Tình cảm đồng đội còn được thể hiện qua những chi tiết nào? + Nhận xét giọng thơ và giá trị nghệ thuật?
+ Từ đấy em hiểu gì về tình cảm đồng đội, đồng chí của họ?
+ Để hoàn thiện vẻ đẹp tuyệt vời của người lính họ có ye chí như thế nào? + Phân tích vẻ đẹp của câu thỏ: “ Chỉ cần trong xe có một trái tim”?
+ Hình ảnh: “ Đầu súng trăng treo” có ý nghĩa tả thực hay biểu tượng? + Tìm và phân tích biện pháp nghệ thuật?
+ Cội nguồn và ý chí của người lính ở đây là gì?
TIỂU KẾT
* Tình cảm với quê hương của người lính. - Ruộng nương anh gửi bạn thân cày. Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. -> Ẩn dụ, nhân hóa.
=> Sự cảm thông sâu sắc trước những tâm tư nỗi lòng của nhau về nỗi nhớ quê. * Tư thế:
- Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy saotrời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái.
- Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.
-> nhịp thơ dồn dập, giọng khỏe khoắn tràn đầy niềm vui. -> Ẩn dụ, nhân hóa, đảo ngữ, điệp ngữ.
=> Tư thế ung dung, hiên ngang, đường hoàng, bất khuất. * Tinh thần:
- Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày
- Không có kính, ừ thì có bụi
- Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
- Không có kính, ừ thì ướt áo
- Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa.
-> Từ ngữ giàu chất gợi tả, hóm hỉnh, tếu táo, đậm chất lính. NT so sánh, điệp ngữ.
=> Dũng cảm, lạc quan, ngang tàng, thách thức, bất chấp mọi gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ.
* Tình cảm đồng đội:
- Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy. - Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
-> Giọng thơ sôi nổi, trẻ trung. Nghệ thuật hoán dụ.
=> Tình đồng đội sôi nổi, thắm thiết, cởi mở, chân thành. * Ý chí:
- Lại đi, lại đi trời xanh thêm
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. - Đầu súng trăng treo.
-> Hoán dụ, ẩn dụ.
=> Quyết tâm giải phóng đất nước bảo vệ hòa bình.
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của chủ đề bài học.
- Phương pháp: phát vấn đàm thoại.
- Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, HS làm việc cá nhân.
- Hình thành phát triển năng lực: năng lực tự học, năng lực giao tiếp. Bước 1: GV nêu câu hỏi.
+ Nêu giá trị nghệ thuật của chủ đề bài học? + Nêu giá trị nội dung của chủ đề bài học?
Bước 2: HS suy nghĩ và trả lời.
Bước 3: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác kiến thức.
TIỂU KẾT
* Gía trị nghệ thuật:
- Lời kể của người lính có vẻ đẹp giản dị, ngôn ngữ mộc mạc, tâm tình, rủ rỉ ấm áp, cảm xúc dồn nén. Bên cạnh đó có những câu thơ đậm chất văn xuôi, tạo nên lời thơ giàu hiện thực, trẻ trung mà vẫn đậm chất lãng mạn để khắc họa vẻ đẹp tâm hồn, ý chí người lính trong chiến trường.
* Gía trị nội dung:
- Khắc họa hình ảnh người lính buổi đầu chống Thực dân Pháp và những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ ác liệt. Họ là những con người có phẩm chất cao đẹp của tình đồng độ,i đồng chí. Sống lạc quan, yêu đời, vượt qua những gian khổ thiếu thốn với ý chí quyết tâm đánh đuổi kẻ thù.
Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh thực hành.
- Phương pháp: đóng vai, thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống. - Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, làm việc theo nhóm.
- Hình thành phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lưc cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tạo lập văn bản.
Bước 1: GV phát phiếu học tập câu hỏi thực hành.
Câu 1: Cảm nhận của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ qua hình ảnh người lính?
Câu 2: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe Trường Sơn trong văn bản : “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Câu 3: Bình tranh ( HS bình những bức tranh mà đã sưu tầm ở nhà về hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ)?
Bước 2: HS thảo luận, trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác kiến thức và cho điểm động viên những nhóm làm tốt.
TIỂU KẾT
Câu 1: * Gợi ý:
- Điểm chung của người lính.
+ Cùng phải chịu hoàn cảnh gian khổ khó khăn, hiểm nguy của chiến trường. + Cùng có ý chí, nghị lực, niềm tin, lí tưởng và tinh thần yêu nước.
+ Tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn. - Nét khác nhau của người lính.
Đồng chí Bài thơ về tiểu đội xe không kính. + Xuất thân từ nông dân nghèo. + Xuất thân từ nhiều tầng lớp. + Trang bị còn thô sơ. + Trang bị hiện đại hơn.
+ Tình cảm thầm lặng + Tình cảm sôi nổi trẻ trung hơn.
Hoạt đông 7: Ứng dụng.
- Phương pháp: gợi mở, phân tích, thảo luận nhóm.
- Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm.
- Hình thành phát triển năng lực: tự quản bản thân, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực giao tiếp.
Từ nội dung của chủ đề bài học, HS phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta. Thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. GV hướng dẫn HS tích hợp với môn Giáo dục công dân lớp 9 bài 17 “ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc”.
Bước 1: GV nêu câu hỏi.
+ Suy nghĩ của em về ý thức trách nhiêm và tinh thần yêu nước của tầng lớp thanh niên hiện nay, trước hành động Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh của Việt Nam?
+ Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là học sinh em phải làm gì? Bước 2: HS thảo luận, trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác kiến thức.
TIỂU KẾT
* Gợi ý: Câu 1:
- Phải có tri thức về chủ quyền biển đảo và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng liêng chủ quyền biển đảo và giá tri to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng.
- Tìm hiểu chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển Đông.
đi qua nhiều cuộc chiến, hiểu rõ những mất mát đau thương trong chiến tranh, nên với hành động ngang ngược của Trung Quốc ta vẫn đang tìm cách giải quyết bằng biện pháp hòa bình và ngoại giao, để giữ gìn từng vùng biển ngoài xa.
- Không chỉ dừng lại ở việc học tập để sau này trở thành người có ích cho đất nước, phải biết suy nghĩ trước mọi vấn đề của đất nước, biết phẫn nộ khi đất nước bị xâm phạm chủ Quyền…
Câu 2:
- Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh chúng ta phải ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rén luyện sức khỏe, luyện tập quân sự; tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú; sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Hoạt động 8: Hoạt động bổ sung.
- Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp.
- Hình thành phát triển năng lực: năng lực tự quản bản thân, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lưc cảm thụ thẩm mĩ.
+ Bước 1: Cho HS xem băng hình đoạn Video Clip về Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 và những hình ảnh con đường Trương Sơn máu lửa thời chống Mĩ, đặc biệt là ngày nay, hình ảnh các chiến sĩ ngày đêm canh giữ biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
+ Bước 2: HS xem và nghe lời bình. + Bước 3: GV đặt câu hỏi:
- Em có cảm nhận gì về hình ảnh những người chiến sĩ qua ba đoạn Video Clíp vừa xem?
Bước 4: HS thảo luận, trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 5: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác kiến thức.
4. Củng cố: