Về kiến thức:

Một phần của tài liệu Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài hình tượng người lính trong thơ hiện đại (Trang 27 - 28)

- HS cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí, đồng đội của họ được thể hiện trong bài thơ Đồng chí. Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết và hình ảnh tự nhiên, bình dị mà cô đọng, giàu sức biểu cảm.

- HS cảm nhận được: Vẻ đẹp hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ và sự độc đáo của hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

* Môn Tin học lớp 6,7,8:

- HS trình bày bằng cách trình chiếu các slide những vấn đề về tác giả, liên quan đến tác giả Chính Hữu, Phạm Tiến Duật và những tư liệu xoay quanh tác phẩm “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” mà đã sưu tầm được.

* Môn Địa lí:

- Địa lí lớp 8, bài 31 “Đặc tính khí hậu Việt Nam”:

+ Hiểu được khí hậu nước ta nhiệt đới gió mùa, đa dạng và thất thường.

+ Mùa đông thời tiết miền Bắc lạnh, đặc biệt là ở chiến khu Việt Bắc vào buổi tối và buổi sáng sớm, sương muối giá rét tê buốt luồn vào da thịt nhưng những người lính ngày đêm vẫn canh gác, chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Địa lí lớp 8, bài 36 “ Đặc điểm chung của đất ”. + Hiểu đặc điểm chung của đất.

+ Hiểu con đường Trường Sơn vì sao rất bụi. Bởi vì, đất ở đây thuộc nhóm đất Feralit đất có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.

* Môn Sinh học:

- Sinh học lớp 7, bài 6 “ Trùng kiết lị và trùng sốt rét ”. + Hiểu trùng sốt rét là gì?

+ Trùng sốt rét thích nghi với kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen.Vì chu kì sinh sản các cá thể đồng loạt như nhau, nên sau khi sinh sản, chúng cùng lúc phá vỡ hàng tỉ hồng cầu gây cho bệnh nhân hội chứng “ lên cơn sốt rét”. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm cho người, đặc biệt là những người lính sống và chiến đấu trong rừng.

* Môn Lịch sử:

- Lịch sử lớp 9, bài 25 “Những năm đầu kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp (1946- 1950)

+ HS thấy được hành động tiến công Căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 của Thực dân Pháp.

+ Quân dân ta anh dũng, kiên cường, chiến đấu bảo vệ Căn cứ địa Việt Bắc như thế nào?

* Môn Mỹ thuật:

- Mỹ thuật lớp 7, bài 33-34 “Đề tài tự do” :

Học sinh chọn đề tài vẽ về vẻ đẹp của người lính trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và hình ảnh người lính ngày nay, ngày đêm canh giữ biên giới và biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

* Môn Giáo dục công dân:

- Giáo dục công dân lớp 9, bài 17 “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc”. + Hiểu bảo vệ Tổ quốc là gì?

+ Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh chúng ta phải làm gì?

2.Về kĩ năng:

- Đọc diễn cảm hai bài thơ hiện đại.

- Cảm nhận được giá trị ngôn ngữ, hình ảnh nghệ thuật trong hai bài thơ.

- Vận dụng được các phương pháp học tập tích cực để nâng cao kết quả học tập của bản thân.

- Vận dụng được những kiến thức của môn học khác với những kiến thức trong thực tế đời sống để có được kiến thức mới.

- Có kỹ năng thu thập thông tin qua sách, báo, ti vi, đài truyền thông, internet. - Hình thành kỹ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Rèn luyện kỹ năng lắng nghe và hoạt động nhóm. - Rèn luyện kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin.

- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để hiểu rõ hơn các vấn đề đưa ra trong chủ đề.

- Rèn luyện kỹ năng liên kết kiến thức giữa các phân môn.

3.Về thái độ:

- Học sinh nhận biết được những phẩm chất cao đẹp của người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Từ đó, các em có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. - Học sinh ý thức được khi còn ngồi trên ghế nhà phải ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự: tích cực tham gia các phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú; sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiên nghĩa vụ quân sự.

- Yêu thích môn Ngữ văn cũng như các môn khoa học khác như: Tin hoc, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Mỹ thuật.

Một phần của tài liệu Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài hình tượng người lính trong thơ hiện đại (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w