Giai đoạn thi công, xây dựng công trình

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng củ việc tích nước lòng hồ thủy điện sơn la đến sự thay đổi thời tiết của huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 36 - 39)

THỦY ĐIỆN MANG LẠ

3.2.2.Giai đoạn thi công, xây dựng công trình

Những hoạt động chính diễn ra trong thời gian này gồm: • Hoạt động ngăn sông, tạo hồ chứa

Hoạt động này diễn ra trong thời gian đầu thi công, thời gian tiến hành ngăn sông khoảng gần 2 năm. Hoạt động ngăn sông tạo hồ chứa có tác động đến tài nguyên và môi trường sản xuất đem lại các hậu quả:

+ Làm ngập lụt các cánh đồng màu mỡ ven sông nơi canh tác và cư trú của các cộng đồng đồng bào dân tộc dọc thung lũng sông Đà.

+ Ngập đất rừng: diện tích đất có rừng bị ngập được thống kê:

Việc ngập đất có rừng có thể dẫn đến hậu quả làm ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ, tuy nhiên sinh khối này có thể được tận thu dọn sạch trước khi chặn dòng lấp sông hoặc tận thu sau khi có hồ. Theo kế hoạch thì hồ Sơn La sẽ được dọn sạch trước khi lấp đầy sông, vì vậy sẽ tạo lợi ích cho việc khai thác tiềm năng thủy sản của hồ.

+ Tuy có kế hoạch tận thu sinh khối rừng, nhưng chắc chắn trong lòng hồ sẽ còn lại các cây bụi tái sinh, cây nhỏ, việc tồn đọng sinh khối này có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ, đến đặc tính thủy hóa của nước hồ và dán tiếp tác động lên việc vận hành và độ ăn mòn đập, các thiết bị khác và tuốc bin.

+ Trong lòng hồ chứa có một số khoáng sản có tiềm năng bị ngập như than ở Quỳnh Nhai, một số mỏ vàng, mỏ vật liệu xây dựng… Theo kế hoạch các mỏ này phải được tận thu đến mức tối đa.

+ Việc hình thành hồ nước sẽ là môi trường cho cỏ nước, phù du sinh vật, động vật trôi nổi…ảnh hưởng đến chất lượng nước và nghề cá.

+ Việc ngăn sông đã ngăn chặn đường di chuyển của các đàn cá đẻ, song làm tăng sản lượng cá nuôi tác động đến tiềm năng tài nguyên cá nước ngọt lưu vực.

+ Việc tính đọng phù sa, muối, khoáng chất trên hồ làm cho chất lượng nước hạ du thay đổi, tác động đến tiềm năng nước hạ du.

+ Hồ nước có giá trị thẩm mỹ lớn: có tiềm năng du lịch to lớn. + Hồ nước có giá trị tiềm năng giao thông cao.

+ Làm lắng đọng bùn, cát, ảnh hưởng đến khả năng sử dụng hồ nước. + Hình thành dải bán ngập, tạo tiềm năng sử dụng mới dải đất đặc biệt này. + Hồ nước là đường truyền dẫn nhiều loại vector mang truyền bệnh theo đường nước và ký sinh trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

• Hoạt động xây dựng các công trình: Đây là hoạt động chính, hoạt động này tác động đến tài nguyên môi trường trên các mặt:

+ Huy động một khối lượng lớn đất đá và vật liệu xây dựng, trang thiết bị kim loại.

+ Huy động một khối lượng lớn nhân công, lao động trên công trường. + Chuyển sử dụng đất từ các mục đích sử dụng nông lâm sang mục đích khác cơ sở hệ số sử dụng cao hơn.

+ Tác động đến khả năng cung cấp và sử dụng nước cho các mục đích kinh tế.

• Hoạt động xây dựng đô thị các khu công nghiệp

Sư hình thành các đô thị công nghiệp các khu công nghiệp là hoạt động kéo dài kế tiếp liên tục theo thời gian từ khi bắt đầu hình thành công trường xây dựng cho đến khi công trình đi vào vận hành ổn định, hoạt động này vẫn còn tiếp diễn tuy có thể mức độ mạnh và ồ ạt như giai đoạn thi công công trình cho đến khi ổn định theo quy hoạch. Các tác động của hoạt động này đến các dạng sử dụng tài nguyên và môi trường:

+ Hình thành môi trường mới, môi trường đô thị và khu công nghiệp, các quần cư mới.

+ Tác động đến các điều kiện cấp và thoát nước đô thị, cấp và thoát nước công nghiệp, cấp nước nông thôn cho sản xuất và sinh hoạt.

+ Sự hình thành các đô thị mới như Phiêng Tìn… sẽ làm thay đổi hoạt động nông nghiệp, cụ thể từ sản xuất lương thực truyền thống là trồng lúa sang canh tác lúa cạn, ngô, đậu tương và rau chuyên canh.

+ Tác động đến sử dụng tài nguyên nước và công tác thủy lợi.

+ Tác động đến các dạng sử dụng tài nguyên khác như năng lượng (điện, chất đốt…); vật liệu; đến các tài nguyên khoáng…. Cho hoạt động sản xuất trong các khu công nghiệp.

+ Đặc biệt sự hình thành công trình thủy điện và đô thị tạo nên một tiềm năng du lịch lớn, thu hút du khách bốn phương.

• Hoạt động di chuyển dân cư

Hoạt động chuyển cư theo hai hướng: chuyển cư có tổ chức và chuyển cư tự do.

- Quá trình di dân tái định cư là quá trình chuyển dân cư từ vùng lòng hồ Sơn La ra khỏi phạm vi ngập theo các phương thức khác nhau: di chuyển tại chỗ, di chuyển xen ghép và di chuyển tập trung. Quá trình này diễn ra trong vòng 2 năm từ khi bắt đầu công trình và hoàn tất trước thời điểm lấp sông chặn dòng. Quá trình này được nghiên cứu theo một chương trình riêng. Dòng lao động đến công trường là dòng dân cư đến khu vực có tổ chức.

- Quá trình chuyển cư tự do là sự chuyển cư của các dòng dân cư, lao động đến công trường và các vùng phụ cận. Dòng dân cư này chủ yếu là những tiểu thương, những lao động đi tìm việc làm từ những vùng khác hay các vùng xung quanh đến công trường; hoặc có thể là gia đình của các lao động, công nhân viên trên công trường. Cuối giai đoạn thi công công trình có các dòng chuyển cư tự do ngược lại từ công trình đến các vùng xung quanh và các vùng khác.

Quá trình chuyển cư tự do như vật có hai chiều: chiều đến công trình và đô thị theo sức hút của công trình thủy điện và đô thị thủy điện, quá trình này diễn ra theo một thời gian từ khi thi công đến sau khi kết thúc công trình, khi các đô thị, quần cư đã ổn định theo quy hoạch. Chiều đi khỏi khu vực là các gia đình công nhan viên cán bộ, các hộ buôn bán… rời công trình đi về chốn cũ hoặc đi đến công trình mới.

Hoạt động chuyển cư có tác động đến các dạng sử dụng tài nguyên và môi trường:

+ Biến động cung cấp nước khu vực cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, biến động này diễn ra suốt quá trình chuyển cư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sự chuyển cư và các dòng người trao đổi là động lực làm gia tăng hoạt động giao thông vận tải, cả giao thông đường bộ và đường thủy trong suốt thời gian chuyển cư.

+ Các luồng di cư có ảnh hưởng mạnh đến tài nguyên đất đang dụng trong nông nghiệp như việc phân chia lại quỹ đất cho việc xen ghép dân cư, việc sử dụng quỹ đất hoang hóa vào sản suất, việc khai khẩn các diện tích mới (Si Pa Phìn…) đặc biệt sự biến đổi phương thức sử dụng đất theo các dạng có hệ số cao hơn như thay đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ theo hướng thâm canh tăng vụ, đảm bảo sản xuất bền vững trên đất dốc…

+ Việc chuyển cư theo các khu công nghiệp mới là sự chuyển đổi lao động và thu hút lao động có tay nghề làm gia tăng các hoạt động công nghiệp, thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ… theo hướng sản xuất mới.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng củ việc tích nước lòng hồ thủy điện sơn la đến sự thay đổi thời tiết của huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 36 - 39)