Tài nguyên sinh vật cạn

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng củ việc tích nước lòng hồ thủy điện sơn la đến sự thay đổi thời tiết của huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 25 - 27)

THỦY ĐIỆN MANG LẠ

3.1.2. Tài nguyên sinh vật cạn

3.1.2.1. Thực vật

Khi xây dựng xong thủy điện Sơn La sẽ có một diện tích lớn rừng và đất rừng bị ngập (khoảng 21.451 ha)

Trong gian đoạn chuẩn bị thực thi dự án có nhiều tác động gây ảnh hưởng đến tài nguyên thực vật. Trước hết phải kể là nhiệm vụ mở đường để đưa trang thiết bị đến khu vực công trường. Công việc này ít nhiều gây tác động đến lớp phủ thực vật.

Những tác động mạnh hơn là việc tạo mặt bằng công trường xây dựng và việc đội ngũ những người xây dựng thủy điện chặt cây lấy gỗ, củi, vật liệu xây dựng phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Nếu mặt bằng công trường đòi hỏi phải chuyển dân sở tại đến nơi ở mới thì ngay ở giai đoạn chuẩn bị thi công, tài nguyên thực vật đã bị tác động không chỉ ở nơi có công trường mà ngay cả ở nơi sẽ do dân đến. Tuy giá trị kinh tế của những tài nguyên không lớn, nhưng các tác động này ít nhất là làm giảm tính đa dạng sinh học.

Trong giai đoạn thực thi dự án sự tác động mạnh hơn sẽ là khối lượng lớn cư dân vùng lòng hồ phải chuyển đến nơi ở mới. Từ kinh nghiệm Hòa

Bình cho thấy cần thực hiện phương châm “một quán đôi quê” để tận thu tất cả những gì đã có ở nơi ở cũ và cơ sở hạ tầng đi trước một bước.

Trong gia đoạn khai thác những mất mát về tài nguyên thực vật chủ yếu diễn ra trong gian đoạn hồ tích nước. Thêm vào đó là việc phải di chuyển toàn bộ dân ra khỏi khu vực lòng hồ, đến nơi ở mới, có thể tiếp tục xâm hại tài nguyên thực vật nếu như các khu tái định cư không được chuẩn bị tốt về mọi mặt như: cơ sở hạ tầng, cơ cấu cây trồng, vật nuôi; vốn đầu tư sản xuất để giúp người dân tái đinh cư nhanh chóng ổn định cuộc sống, yên tâm xây dựng cuộc sống mới.

3.1.2.2. Động vật

Trong gia đoạn khai thác những mất mát về tài nguyên thực vật chủ yếu diễn ra trong gian đoạn hồ tích nước. Thêm vào đó là việc phải di chuyển toàn bộ dân ra khỏi khu vực lòng hồ, đến nơi ở mới, có thể tiếp tục xâm hại tài nguyên thực vật nếu như các khu tái định cư không được chuẩn bị tốt về mọi mặt như: cơ sở hạ tầng, cơ cấu cây trồng, vật nuôi; vốn đầu tư sản xuất để giúp người dân tái đinh cư nhanh chóng ổn định cuộc sống, yên tâm xây dựng cuộc sống mới.

Ở giai đoạn thực thi dự án phạm vi không gian bị tác động lớn và manh hơn. Số lượng người tham gia xây dựng công trình tăng gấp nhiều lần. Các hoạt động trên công trường cũng diễn ra với quy mô gấp nhiều lần so với thời gian chuẩn bị. Việc nổ mìn khai thác đất đá trên công trường, mật độ xe cơ giới tăng cao và nhiều hoạt động khác đã buộc nhiều loài động vật nhất là các loài thú, các loài chim thường sống trong các khu rừng ít có hoạt động của con người, phải di chuyển đến nơi ở mới.

Những tác động lớn nhất trong giai đoạn này là sự tích nước hồ chứa làm chìm ngập một số diện tích rừng, trảng cỏ, đồng ruộng, suối vốn là nơi sống quen thuộc của nhiều loài động vật, buộc chúng phải di chuyển. Nhiều

loài chim phải thay đổi chỗ ở, nhất là các loài chim nước có đời sống gắn liền với các thủy vực như các loài thuộc họ diệc, họ bói cá…Hồ nước sâu làm cho các nguồn thức ăn của chim di cư mùa đông không đến cư trú ở đây mà phải tìm nơi để dễ kiếm thức ăn hơn.

Những loài quen sống ở thủy vực nước sâu sau khi hồ tích nước sẽ phát triển tốt. Ngược lại, một số quen sống ở thủy vực nước cạn khư rùa đầu to, ba ba sẽ phải chuyển đến nơi ở mới. Trong quá trình di chuyển rất có thể trở thành đối tượng săn bắt của con người.

Trong giai đoạn khai thác, những tác động tiêu cực đối với hệ động vật sẽ giảm dần nếu công tác tái định cư không gây ra các hiệu quả xấu. Những tác nhân có hại trước đây như tiếng ồn, nổ mìn, hoạt động của xe cơ giới giảm đến mức thấp nhất. Số lượng người tham gia xây dựng công trình cũng được giảm đi rất nhiều, chủ yếu còn lại chỉ là lực lượng vận hành nhà máy và quản lý hành chính.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng củ việc tích nước lòng hồ thủy điện sơn la đến sự thay đổi thời tiết của huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w