Phân tích nguồn vốn huy động theo sản phẩm huy động

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 31 - 33)

5. Kết cấu đề tài

3.2.1.Phân tích nguồn vốn huy động theo sản phẩm huy động

Bảng 2. Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi thanh toán 199.560 399.125 340.125 199.565 100 (59.000) (14,78)

Tiền gửi tiết kiệm 423.645 574.621 837.675 150.976 35,64 263.054 45,78

Tiền gửi khác 1.015 6.861 1.256 5.846 575,96 (5.605) (81,69)

Phát hành GTCG 0 0 15.100 0 - 15.100 -

Tổng vốn huy động 865.235 1.354.451 994.269 489.216 56,54 (360.182) (26,59)

(Nguồn: Phòng kế toán hành chánh Sacombank chi nhánh Cần Thơ)

Hình 2. Biểu đồ tình hình vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng tăng giảm không đồng đều, năm 2010 huy động vốn tăng cao hơn năm 2009 và 2011. Cụ thể là năm 2010 tăng 489.216 triệu đồng, hay 56,54% so với năm 2009, nhƣng năm 2011 lại giảm 360.182 triệu đồng hay 26,59% so với năm 2010. Sự sụt giảm này có thể xem nhƣ là hệ quả của chính sách quy định trần lãi suất tiền gửi huy động của NHNN, các nhà đầu tƣ chuyển sang những kênh khác hấp dẫn hơn nhƣ vàng, chứng khoán mà không đầu tƣ vào ngân hàng.

 Tiền gửi thanh toán

Đây là loại tiền gửi nhằm mục đích thanh toán trong việc mua bán với nhau, chủ yếu là giữa các doanh nghiệp. Hiện tại thành phố Cần Thơ có số lƣợng các doanh nghiệp hoạt động rất lớn hàng năm có khoảng 500 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thêm (nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tƣ), do đó nhu cầu thanh toán giữa các doanh nghiệp này

GVHD: Phan Hiển Minh SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân khá lớn, thấy đƣợc tiềm năng trên, ngân hàng đẩy mạnh công tác huy động từ khách hàng này. Từ đó, vốn huy động tăng lên đáng kể, năm 2010 tăng trƣởng 100% so với năm 2009. Nhƣng đến năm 2011 thì chỉ tiêu tiền gửi thanh toán lại sụt giảm 59.000 triệu đồng hay 14,78% so với năm 2011. Điều này nói lên rằng tình hình kinh tế khó khăn, ảnh hƣởng khá nhiều đến các tổ chức kinh tế, gần 49.000 doanh nghiệp phá sản, nên việc huy động tiền gửi thanh toán từ các tổ chức này gặp nhiều khó khăn hơn và bị sụt giảm.

 Tiền gửi tiết kiệm

Nền kinh tế Việt Nam phát triển nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng với tốc độ phát triển rất cao, tốc độ phát triển kinh tế là 16,18%, thu nhập bình quân đầu ngƣời là 15,67 triệu đồng ( khoảng 980 USD) (nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tƣ TP.Cần Thơ). Do đó, nguồn vốn nhàn rỗi từ nhân dân là rất lớn và mục đích của khách hàng là lấy lãi nên ngân hàng đã thực hiện những chiến lƣợc quảng cáo, tiếp thị, quà tặng, khuyến mãi, hay quay số trúng thƣởng để huy động và đa dạng hình thức huy động. Từ đó, nguồn vốn huy động từ loại hình này tăng trƣởng tƣơng đối qua 3 năm. Cụ thể, năm 2009 là 423.645 triệu đồng, đến năm 2010 là 574.621 triệu đồng, và đến năm 2006 là 837.675 triệu đồng.

 Tiền gửi khác

Tiền gửi khác tăng giảm không đồng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2010 tăng mạnh là 5.846 triệu hay 565,96%, điều đó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng rất tốt, do kênh huy động từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế đủ để cho ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, đến năm 2011 thì tiền gửi khác lại giảm mạnh 5.605 triệu đồng hay 81,6%, tỉ lệ giảm này gần nhƣ hầu hết các ngân hàng đều gặp phải do ngân hàng thực hiện chỉ thị số 02/CT-NHNN do NHNN quy định về trần lãi suất huy động.

 Phát hành giấy tờ có giá

Năm 2011 là năm đầu tiên Sacombank phát hành giấy tờ có giá đƣợc 15.100 triệu đồng, tình hình tƣơng đối khả quan nên ngân hàng đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển hình thức huy động này bằng những hình thức có lãi suất ƣu đãi hơn để phát triển mạnh trong tƣơng lai.

GVHD: Phan Hiển Minh SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân

3.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 31 - 33)