Sự phát triển của ngành ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của một số ngành phụ trợ như khoa học kỹ thuật, tin học viễn thông, giáo dục đào tạo, giao thông vận tải,.sự phát triển của những ngành này sẽ góp phần củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực ngân hàng, trong đó đặc biệt quan trọng là công nghệ tin học.
Công nghệ tin học ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng đang dần trở thành công
cụ cạnh tranh hữu hiệu giữa các ngân hàng song so với các nước trong cùng khu vực và trên thế giới, công nghệ ngân hàng của Việt Nam còn kém phát triển. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng tin học trong lĩnh vực ngân hàng đã dần được quan tâm hơn. Nếu như năm 2004 mới chỉ có 03 ngân hàng tham gia Internet Banking với lượng giao dịch trực tuyến mỗi ngày chỉ khoảng 2 triệu giao dịch, thì đến đầu năm 2007, đã có 17 ngân hàng tham gia hoạt động này với 4,5 triệu giao
dịch/ngàylổ
Ngoài ra, sự phát triển của những ngành này và các ngành kinh tế khác đòi hỏi một nguồn vốn lớn và các dịch vụ ngân hàng, đây là yếu tố tạo cầu cho hoạt động ngân hàng.
2.2. Các hoạt động chính của các NHTM Việt Nam
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Một hoạt động khác biệt của các NHTM so với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế là các NHTM tiến hành hoạt động nghiệp vụ của mình
không những chỉ bằng vốn riêng của minh mà chủ yếu bằng vốn huy động. NHTM huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi thanh toán của dân cư và các tổ chức kinh tế, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng trong đó tiền gửi tiết kiệm là nguồn huy động vốn chủ lực của NHTM. Ngoài ra, các NHTM còn phát hành các công cụ nợ khác để huy động vốn như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu...
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và tổ chức tín dụng trong cả nước tính đến hết 31/12/2007 ước tính tăng tới 50% so với năm 2006, gấp hơn 5,5 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đây là tốc độ tăng trưởng lớn nhất từ gần 20 năm đổi mới hoạt động ngân hàng cho đến
nay.
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Giai đoạn năm 2003 có một sự nhảy vọt về tốc độ tăng trưởng huy động vốn và đạt mức cao nhất vào năm 2004. Trong năm 2005, các ngân hàng đang tìm kiếm kênh huy động khác ngoài kênh huy động từ tiền Các ngân hàng ngày càng tăng cường các hình thức huy động vốn, đa dạng hoá sản phẩm và tạo tiện ích thu hút
khách hàng. Tốc độ huy động ngoại tệ năm 2004 có bước nhảy vọt, chủ yếu do lãi
suất ngoại tệ có xu hướng tăng và nguồn thu ngoại tệ hoạt động
kinh tế đối ngoại của các tổ chức kinh tế được cải thiện đáng kể trong năm này .
2.2.2. Hoạt động tín dụng
Trên cơ sở ngồn vốn huy động được từ dân cư và các tổ chức, các NHTM sử dụng để cho vay dưới các hình thức khác nhau như:
• Cho vay thương mại: là hình thức cho vay trực tiếp đối với người bán, giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.
• Cho vay tiêu dùng dưới hình thức trả góp, thấu chi: Đây là hình thức tín dụng đang rất phổ biến nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân như cho vay trả góp mua nhà, mua xe hoặc sửa chữa nhà cửa...
• Cho vay tài trợ dự án: bên cạnh hoạt động tín dụng truyền thống, các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho các dự án.
• Cho thuê tài chính: rất nhiều ngân hàng đứng ra kinh doanh quyền lựa chọn thuê các thiết bị và máy móc cần thiết thông qua họp đồng thuê mua trong đó ngân hàng mua các thiết bị và cho khác hàng thuê.Hợp đồng cho thuê thường phải đảm bảo yêu cầu khách hàng phả tre tới hơn 2/3 giá trị của tài sản cho thuê.
Tổng dư nợ tín dụng toàn ngành đạt tốc độ tăng trưởng cao, trung bình 31,78%/năm. Năm 2004 ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục, tăng 41,65% so với năm 2003. Từ năm 2005, dư nợ cho vay của toàn ngành có xu hướng tăng trưởng chậm lại, năm 2005 tăng 31,10% và năm 2006 tăng 25,44%. Nguyên nhân do các ngân hàng tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng hơn là mở rộng khối lượng cho vay. Mặt khác, các kênh huy động vốn khác ngày càng mở rộng như thị trường chứng