hoa màu Vật kiến trúc
1 Lúa đồng/m2 5.500
2 Mạ đồng/m2 4.000
3 Ngô đồng/m2 5.000
4 Lan chỉ đồng/m2 4.500
5 Cau vua đồng/cây 250.000
6 Chuối có buồng đồng/cây 50.000
7 Chuối chưa có buồng đồng/cây 25.000
8 Rau muống chuyên canh đồng/cây 18.000
9 Nhà B4, B5 đồng/m2 4.306.642 10 Nhà B3, B2 đồng/m2 4.184.053 11 Nhà B1 đồng/m2 2.663.503 12 Nhà G1 đồng/m2 1.426.120 13 Nhà tạm đồng/m2 1.472.033 13 Nhà bán mái đồng/m2 767.900 14 Sơn bờ tường đồng/m2 149.000 15 Sơn gạch đồng/m2 206.000 16 Bể nước đồng/m2 400.000 17 Bể phốt đồng/m2 520.000
18 Giếng khoan Cái 2.057.000
19 Mộ đất Ngôi 3.000.000
20 Mộ xây Ngôi 5.300.000
(Nguồn tài liệu thu thập)
- Qua phân tích dự án nêu trên Hội đồng bồi thường GPMB đã tính toán áp dụng các đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất và các tài sản trên đất một cách chính xác
73
theo đúng quy định được ban hành theo các Quyết định phê duyệt đơn giá của UBND Thành phố, ngoài ra còn vận dụng đơn giá cho từng khu vực của từng dự án cho phù hợp với thực tế. Giá bồi thường về tài sản gắn liền với đất (cây cối, hoa màu) đó được quy định tương đối sát với giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất.
- Giá bồi thường nhà cửa, công trình trên đất được xác định trên cơ sở phân cấp nhà và tính toán theo giá trị xây dựng nhà mới, công trình cùng cấp, cùng hạng. Giá xây dựng mới chủ yếu được xác định theo giá thị trường tại thời điểm đó, vì vậy giá bồi thường về nhà cửa, công trình kiến trúc tương đối sát với thực tế, được người dân chấp thuận.
- Việc quản lý diện tích đất trong khu vực chuẩn bị thu hồi của chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ, còn xảy ra hiện tượng người dân trồng cây chuối, Lan chỉ, cau vua (tại phường Giang Biên, phường Ngọc Thụy) ngay trước khi kiểm kê đất đai để được bồi thường trái quy định của pháp luật.
- Việc kiểm kê tài sản của Tổ công tác GPMB còn để xảy ra một số sai sót phải kiểm kê bổ sung làm chậm tiến độ bồi thường, GPMB so với kế hoạch đề ra.
2.2.2.2.3. Hỗ trợ di chuyển.
- Hỗ trợ di chuyển chỗ ở: Chủ sử dụng nhà ở, đất ở thực tế đang ăn ở tại nơi thu hồi đất, bị thu hồi thuộc tiêu chuẩn được bố trí TĐC thì được hỗ trợ như sau:
+ Di chuyển chỗ ở trong phạm vi thành phố được hỗ trợ 3.000.000 đồng/chủ sử dụng nhà ở, đất ở.
+ Di chuyển chỗ ở về tỉnh, thành phố khác được hỗ trợ 5.000.000 đồng/chủ sử dụng nhà ở, đất ở.
- Trường hợp đủ điều kiện được bố trí tái định cư mà tự nguyện bàn giao mặt bằng và tự lo nơi ở tạm cư thì còn được bổ sung hỗ trợ di chuyển chỗ ở tạm 3.000.000 đồng/chủ sử dụng nhà ở, đất ở.
2.2.2.2.4. Hỗ trợ thuê nhà tạm cƣ:
+ Chủ sử dụng nhà ở, đất ở bị thu hồi được tiêu chuẩn TĐC nhưng không kịp bố trí vào khu TĐC, nếu tự nguyện bàn giao mặt bằng đúng tiến độ và tự lo tạm cư thì
74
được hỗ trợ tiền thuê nhà tạm cư 300.000 đồng /nhân khẩu hoặc 600.000 đồng/hộ độc thân/tháng nhưng mức hỗ trợ không quá 1.800.000 đồng/hộ gia đình/tháng.
+ Thời gian tính hỗ trợ tính từ khi bàn giao mặt bằng đến khu có thông báo nhận nhà TĐC.
+ Trường hợp bị thu hồi một phần đất ở mà chủ sử dụng nhà ở, đất ở không được tiêu chuẩn TĐC nhưng thực tế bị phá dỡ toàn bộ hoặc một phần nhà ở, nếu bàn giao mặt bằng đúng tiến độ thì cũng được hỗ trợ tiền thuê nhà tạm cư trong 6 tháng đối với trường hợp bị phá dỡ toàn bộ nhà ở; trong 3 tháng đối với trường hợp bị phá dỡ một phần nhà ở.
2.2.2.2.5. Thƣởng tiến độ.
- Chủ sử dụng đất nông nghiệp có đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định nếu bàn giao mặt bằng đúng tiến độ do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp quận (huyện) quy định thì được thưởng tiến độ 3.000đ/ m2
đất nhưng tối đa không quá 3.000.000đ/chủ sử dụng đất.
- Chủ sử dụng nhà ở, đất ở hoặc đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp:
+ Trường hợp bị thu hồi toàn bộ hoặc thu hồi một phần đất nhưng phải phá dỡ toàn bộ nhà ở hoặc toàn bộ nhà xưởng, công trình phục vụ sản xuất kinh doanh thì được thưởng 3.000.000 đồng đối với trường hợp di chuyển, bàn giao mặt bằng đúng ngày quy định.
+ Trường hợp chủ sử dụng nhà đất bị thu hồi một phần đất thì được thưởng 1.000.000 đồng đối với trường hợp di chuyển, bàn giao mặt bằng đúng ngày quy định.
2.2.3. Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Long Biên những năm qua.
Qua phân tích cụ thể ở các dự án nghiên cứu trên cho thấy Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận Long Biên đã phối hợp cùng các ngành, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường, đối tượng xét hỗ trợ cùng với việc kê khai, kiểm kê chi tiết đã góp phần thuận lợi trong quá trình lập phương án bồi thường GPMB.
75
Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận cùng chính quyền địa phương đã phân loại các đối tượng bồi thường, hỗ trợ theo từng loại sử dụng đất. Đây là giai đoạn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác lập hồ sơ bồi thường GPMB. Nguyên nhân chủ yếu do hồ sơ quản lý đất đai của các phường đều yếu kém, nên công tác xác nhận nguồn gốc đất gặp rất nhiều khó khăn.
Các cấp chính quyền đã cố găng tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật tới người dân, tuy nhiên vẫn có nhiều hộ dân không hiểu và đưa ra những yêu sách hết sức vô lý như: yêu cầu nhà nước tăng giá đất bồi thường, yêu cầu xây dựng thêm công trình cho phường,...Do vậy, các cấp chính quyền vẫn cần cố gắng hơn nữa trong việc tuyên truyền chính sách pháp luật và tổ chức nhiều buổi đối thoại với nhân dân hơn nữa để người dân hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật của nhà nước.
Vấn đề giá đất là một trong những vướng mắc phổ biến, tình trạng các hộ dân khiếu kiện liên quan đến giá đất (chủ yếu là giá chưa sát với giá thị trường, xác định vị trí đất chưa chính xác...) còn nhiều. Đây là một trong những khó khăn khó giải quyết.
Vấn đề tái định cư còn nhiều bất cập, việc tiến hành xây dựng các địa điểm tái định cư còn chậm, chưa có sự chuẩn bị trước. UBND quận Long Biên xây dựng khu tái định cư tập trung, tuy nhiên có rất nhiều hộ dân phản đối, nguyên nhân do các hộ dân yêu cầu tái định cư phải gần địa phương nơi ở cũ...
Vấn đề hỗ trợ đào tạo việc làm chưa đem lại hiệu quả. Theo quy định thì mỗi người trong hộ gia đình bị mất ruộng sẽ được nhận 01 thẻ học nghề và không được quy đổi ra thành tiền, tuy nhiên thực tế thì chưa có một trường lớp nào của nhà nước mở ra để dạy nghề cho những người bị mất đất có nhu cầu, do vậy công tác này còn gặp nhiều bất cập.
Công tác quản lý hồ sơ địa chính và lưu trữ số liệu qua các thời kỳ còn nhiều hạn chế, do đó công tác xác định tỷ lệ phần trăm mất đất nông nghiệp để làm cơ sở hỗ trợ cho các hộ dân còn gặp rất nhiều khó khăn.
Công tác di chuyển mộ còn gặp rất nhiều khó khăn, do tập quán đây là vấn đề liên quan đến tâm linh, nên chỉ có thể dùng biện pháp tuyên truyền, phổ biến chính
76
sách tới các hộ gia đình họ hiểu và chấp hành hành đúng các quy định. Hầu hết các dự án đều gặp phải những khó khăn vướng mắc đặc thù cho từng địa bàn, từng khu vực. Tuy nhiên, dưới sự nỗ lực của các cấp, các ngành, dự án cũng đi vào thực hiện và ngày càng đạt được thành quả trong tiến trình thực hiện dự án. Đó là một trong những việc thúc đẩy nhanh quy trình hiện đại hóa thủ đô Hà Nội, quận Long Biên nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung.
Công tác đối thoại với dân vẫn còn nhiều hạn chế, đa phần các phường rất ít tổ chức các buổi đối thoại với nhân dân, do đó chưa nắm bắt được hết các tâm tư nguyện vọng của nhân dân, đây chính là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ GPMB.
2.2.3.1. Một số thành công
Công tác GPMB được Thành uỷ, UBND Thành phố chỉ đạo chặt chẽ từ thành phố đến quận, các cấp đã nhận thức rõ vai trò trách nhiệm trong nhiệm vụ GPMB, thực hiện tốt công tác tuyên truyền giải thích các chế độ chính sách, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước để mọi người thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội chung. Vì vậy đại đa số nhân dân thông hiểu chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước và ủng hộ chủ trương GPMB khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế. Các chính sách của Nhà nước đã được các cơ quan chuyên môn tham mưu kịp thời như: giá đất trên địa bàn toàn thành phố, giá bồi thường và các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chính sách về ưu đãi đầu tư, chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm mới cho người dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp... Do vậy các phương án bồi thường khi tính toán luôn đảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và các quy định của pháp luật. Công khai, dân chủ, minh bạch đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB nên phần lớn diện tích bàn giao cho các nhà đầu tư được kịp thời theo đúng tiến độ.
Qua quá trình đánh giá việc thu hồi đất của 5 dự án điểm trên địa bàn quận Long Biên, chúng tôi nhận thấy:
77
đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. Việc thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ GPMB khi Nhà nước thu hồi đất về cơ bản đã thực hiện đúng theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007, Nghị định 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ và hệ thống văn bản pháp luật do Thành phố ban hành. Bên cạnh đó thể chế các chủ trương chính sách, ý kiến chỉ đạo của HĐND, UBND quận Long Biên đã có nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo mang tính quyết định trong quá trinh xây dựng và phát triển các dự án trên địa bàn quận Long Biên. Các văn bản được ban hành trong thời gian này thể hiện sự đồng bộ, tập trung trong chỉ đạo và sát với thực tế nên đã tạo một bước phát triển mới trong công tác quản lý Nhà nước về thu hồi và GPMB của quận.
Qua quá trình thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB của Hội đồng bồi thường cho thấy: quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất bị thu hồi được đảm bảo, quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB công khai minh bạch, công bằng, dân chủ, thống nhất ý chí trong chỉ đạo của Thành phố cũng như của quận, đã làm hạn chế việc khiếu nại, tố cáo của nhân dân đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Sự đồng bộ, thống nhất về nhận thức và tổ chức thực hiện về nhiệm vụ giải phóng mặt bằng của cả hệ thống chính trị, cùng với sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương đã tạo ra nhận thức đúng đắn và đồng thuận của cả xã hội, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong quận.
Chỉ đạo tập trung, quyết liệt, trọng tâm, trọng điểm. Sự chỉ đạo quyết liệt, dứt điểm, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp và phân công rõ trách nhiệm của các Sở ngành, quận, huyện, phường, xã, của tổ chức, cá nhân. Ban hành các văn bản về chế độ chính sách của Thành phố kịp thời, phù hợp quy định của Pháp luật và thực tiễn của Thủ đô.
Phối hợp có hiệu quả giữa các cấp các ngành, quận, huyện, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn với tổ chức chính trị - xã hội và sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân Thủ đô. Tuân thủ nguyên tắc trong quá trình giải phóng mặt bằng là: công khai - dân chủ - công bằng - đúng pháp luật. Thực hiện tuyên truyền, vận động, thuyết phục là chính, kết hợp với các biện pháp kinh tế, hành chính, pháp luật.
78
Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác GPMB, là đầu mối tham mưu cho lãnh đạo Thành phố trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ giải phóng mặt bằng.
2.2.3.2. Một số hạn chế
Trong những năm qua công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Long Biên đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trong 5 dự án có dự án cơ bản hoàn thành là dự án khu tái định cư phường Giang Biên, nhưng vẫn còn một số dự án như dự án đường Ngô Gia Tự, nút vòng xuyến cầu đuống, xây dựng trường pháp Alexandre yersin, đường nối từ Ngô Gia Tự đến đê sông đuống kéo dài trậm trễ, có thể kể ra một số khó khăn vướng mắc chính sau:
- Khối lượng thực hiện dự án giải phóng mặt bằng của Dự án lớn, thời gian giải phóng mặt bằng gấp. Là dự án lớn nên phải triển khai trong nhiều năm chịu chi phối của các chính sách khác nhau mà xu hướng ngày càng có lợi cho người dân: Chênh lệch giá cả bồi thường, lợi ích kinh tế đã gây nên bức xúc, mâu thuẫn giữa người chấp hành giải phóng mặt bằng trước với người chấp hành sau. Chính sách và pháp luật của Nhà nước đang hoàn thiện theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, nhiều Nghị định và văn bản hướng dẫn về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mới ra đời đã phải sửa đổi, hoàn chỉnh như Luật đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, Nghị định 69/2009/NĐ-CP… Nhìn chung cơ chế chính sách của Nhà nước ban hành vừa chậm, vừa thiếu đồng bộ, vì vậy quá trình thực hiện công tác GPMB gặp không ít khó khăn, trong đó đặc biệt là quy định việc bồi thường thiệt hại đất theo giá thị trường trong điều kiện bình thường, trong khi không có tiêu chí cụ thể xác định thế nào là thị trường trong điều kiện bình thường.
- Nhận thức, tư tưởng và ý thức chấp hành chính sách pháp luật của người dân nói chung và người bị thu hồi đất nói riêng vẫn chưa cao. Nhiều đối tượng khi đã được áp dụng đầy đủ các chính sách, đã được vận động thuyết phục nhưng vẫn cố tình chống đối, không chấp hành việc thu hồi đất cũng như phương án bồi thường thiệt hại. Mặt khác họ lại lôi kéo kích động nhân dân không chấp hành chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng tới tiến độ bồi thường GPMB và thi công triển khai dự án.
79
- Sự đồng bộ, thống nhất trong nhận thức chính sách và tổ chức thực hiện về công tác GPMB. Trình độ nhận thức của một số cán bộ trong các cơ quan Nhà nước ở các cấp thực hiện công tác bồi thường GPMB còn nhiều điểm không thống nhất, khi tham mưu các văn bản còn có nhiều điểm gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện bồi thường