Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích phi tuyến động lực của vỏ làm bằng vật liệu có cơ tính biến thiên (bản đầy đủ ) (Trang 33 - 36)

L ỜI CẢM ƠN

5. Cấu trúc của luận án

1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Từ tổng quan những vấn đề đã trình bày ở trên, tác giả luận án nhận thấy có

một số vấn đề cần được nghiên cứu bằng tiếp cận giải tích và bán giải tích, đó là:

- Phân tích dao động và ổn định động phi tuyến của panel trụ và vỏ thoải hai độ cong FGM có gân gia cường lệch tâm chịu tải nén dọc trục và áp lực ngoài.

- Phân tích dao động và ổn định động của vỏ trụ tròn và vỏ trống FGM có gân

lực ngoài.

- Phân tích dao động và ổn định động phi tuyến của vỏ cầu thoải FGM đối

xứng trục chịu áp lực ngoài với điều kiện biên ngàm cứng và ngàm trượt có và

không có nền đàn hồi. Trong đó phương pháp Galerkin được áp dụng một cách

chính xác trên toàn miền của vỏ.

- Về phương pháp tiếp cận, sử dụng lý thuyết vỏ Donnell và tính phi tuyến

hình học von Kármán, kỹ thuật san đều tác dụng gân của Lekhnitskii, phương pháp

Galerkin và phương pháp Runge-Kutta. Tải tới hạn động được xác định bằng tiêu chuẩn Budiansky-Roth. Trong đó, với các loại vỏ tròn kín như vỏ trụ và vỏ trống có

xem xét tới dạng nghiệm của độ võng ba số hạng và điều kiện chu vi kín của vỏ.

- Về vật liệu, khảo sát với các cách kết hợp FGM khác nhau trong kết cấu vỏ như FGM theo quy luật lũy thừa, FGM đối xứng, FGM phủ mặt.

Chương 2: PHÂN TÍCH PHI TUYẾN ĐỘNG LỰC CỦA VỎ THOẢI HAI ĐỘ

CONG FGM CÓ GÂN GIA CƯỜNG LỆCH TÂM

Chương này nghiên cứu bằng tiếp cận bán giải tích hai bài toán mới đó là:

+) Phân tích phi tuyến động lực của panel trụ cơ tính biến thiên có gân gia

cường lệch tâm.

+) Phân tích phi tuyến động lực của vỏ thoải hai độ cong cơ tính biến thiên có

gân gia cường lệch tâm.

Điểm khác biệt của luận án so với các kết quả đã có trước đây là các kết cấu được gia cường bởi các gân gia cường lệch tâm.

Bài toán được thiết lập dựa trên lý thuyết vỏ Donnell và tính phi tuyến hình

học von Kármán có xét tới sự không hoàn hảo ban đầu của vỏ và phương pháp san

đều tác dụng gân của Lekhnitskii [55]. Phương trình chuyển động và phương trình

tương thích của vỏ được biểu diễn qua hàm ứng suất và độ võng. Sử dụng phương

pháp Galerkin [1] đã dẫn về một phương trình vi phân cấp hai. Tần số dao động tự

do tuyến tính thu được dưới dạng hiển. Phương pháp cân bằng điều hòa được áp

dụng để thu được quan hệ hiển giữa tần số và biên độ của dao động tự do và dao

độngcưỡng bức phi tuyến. Để khảo sát đáp ứng động phi tuyến của kết cấu, phương

pháp Runge-Kutta bậc bốn [7] được áp dụng để giải phương trình vi phân cấp hai

chuyển động. Ảnh hưởng của gân, chỉ số đặc trưng tỷ phần thể tích, độ không hoàn hảo, tần số và biên độ lực cưỡng bức tới các đáp ứng động này được khảo sát chi

tiết. Với bài toán ổn định động phi tuyến, luận án xem xét trường hợp tải trọng tăng

tuyến tính theo thời gian có và không có lực tĩnh trước, áp dụng tiêu chuẩn ổn định động Budiansky-Roth [21] kết hợp với đề xuất của Huang và Han [48] để nhận được tải trọng tới hạn động của kết cấu. Ảnh hưởng của các thông số đầu vào cũng được khảo sát chi tiết.

Các kết quả chính được công bố trong các bài báo [1-2,4]* trong đó có hai bài

được đăng trên tạp chí quốc tế Composite Structures và một bài đăng trên tạp chí

Vietnam Journal of Mechanics với tổng cộng 67 trích dẫn theo Google Scholar, ở

Một phần của tài liệu Phân tích phi tuyến động lực của vỏ làm bằng vật liệu có cơ tính biến thiên (bản đầy đủ ) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)