- Khuyết điểm:
Chương 5: THIẾT LẬP MÔ HÌNH QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
5.1.2. Đặc điểm sản xuất của Xí nghiệp.
Tại Xí nghiệp, sản phẩm mua vào là gạo nguyên liệu và các loại gạo thành phẩm 5%, 10%, 15%, 20%... Loại sản phẩm mua vào này (gọi là gạo hàng hóa) sẽ được theo dõi tồn kho trên tài khoản 1561. Do đặc điểm gạo nguyên liệu không thể tồn kho lâu, sẽ dễ dẫn đến ẩm móc và hư hỏng. Nên khi mua vào gạo nguyên liệu sẽ được đổ hộc trực tiếp để lau bóng cho ra các loại gạo thành phẩm. Còn nếu mua vào là gạo thành phẩm sẽ được chất xếp vào kho và tùy theo nhu cầu sẽ xuất lau bóng thành từng loại gạo thích hợp. Các loại gạo hàng hóa đã qua lau bóng này sẽ được theo dõi tồn kho trên tài khoản 155. Lúc này tồn kho gạo hàng hóa 1561 sẽ chuyển sang trạng thái tồn kho gạo thành phẩm 155.
Như vậy sản phẩm mua vào và sản xuất ra không thay đổi hẳn về chất mà chỉ có sự thay đổi về lượng. Nhưng do nhu cầu quản lý, nên cùng một loại gạo vẫn được theo dõi tồn kho trên hai tài khoản, nên không thể tách biệt là tồn kho nguyên liệu mua vào hay tồn kho thành phẩm. Bởi vì nguyên liệu mua vào cũng vốn là thành phẩm. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu mô hình tồn kho ở đây không thể phân biệt là quản trị tồn kho nguyên liệu hay thành phẩm mà là nghiên cứu tồn kho cho cả hai loại mua vào và sản xuất ra được theo dõi trên tài khoản 155 và 1561.
Ngoài ra, tại Xí nghiệp cũng có tồn kho phụ phẩm như: cám, tấm 2, tấm 3 nhưng loại này là không đáng kể nên tồn kho loại này có thể bỏ qua để đơn giản hóa trong việc tính toán và thu thập số liệu.
Mặt khác, sản phẩm mua vào tại Xí nghiệp có nhiều loại với giá cả cũng không có sự chênh lệch lớn lắm. Nên nếu tính sản lượng đơn hàng tồn kho tối ưu cho từng loại thì rất khó khăn và cũng không cần thiết. Bởi kế hoạch thu mua trong năm của Xí nghiệp là bao nhiêu tấn gạo thành phẩm, chứ không có kế hoạc thu mua cụ thể từng loại gạo cho nên, việc tính toán sản lượng đơn hàng tối ưu chung cho các loại cũng phù hợp với tình hình của Xí nghiệp.